chính là ví tiền của họ khi chi tiêu ở trong và ngoài nước. Vì vậy, NHNT cần hợp tác với các công ty cung ứng phần mềm và các tổ chức thẻ quốc tế để xây dựng chương trình quản lý và bảo mật thông tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ của NHNT.
Hệ thống pháp lý của nuớc ta còn chưa chặt chẽ, nhiều khe hở nên chưa
thực sự là cơ sở vững chắc bảo vệ cho các đối tượng tham gia vào các hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Về vấn đề này, cá nhân NHNT không thể đưa ra quy định hay luật lệ, nhưng NHNT có thể nêu kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để góp phần hoàn thiện bộ máy pháp lý của nước ta.
3.2.2 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho các loại thẻ TDQT TDQT
Phân đoạn thị trường là bước rất quan trọng trong hoạt động của tất cả các ngành kinh doanh chứ không chỉ riêng dịch vụ thẻ TDQT. Ngân hàng cần xác định rõ đối tượng phục vụ của mình, để có những sản phẩm và cách thức phục vụ phù hợp. Ngân hàng không thể chờ đợi khách hàng tới mà phải có biện pháp để thu hút khách hàng mục tiêu của mình. Vấn đề quan trọng đầu tiên là xác định đúng khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, phần đông dân số sống ở nông thôn thu nhập thấp và không ổn định, mọi chi tiêu chỉ gói gọn trong túi tiền khiêm tốn nên hầu như không có nhu cầu sử dụng thẻ, và nhất là thẻ TDQT lại càng không. Do vậy, đây không phải là thị trường mục tiêu của NHNT. Phần dân số còn lại sống ở thành thị, nhưng không phải ai cũng có thu nhập như nhau. Đứng về góc độ của người làm dịch vụ thẻ, chúng ta có thể chia dân thành thị làm 2 nhóm như sau:
Nhóm có mức thu nhập bình quân dưới 2 triệu đồng/tháng: bao gồm chủ yếu là giáo viên, công nhân, viên chức nhà nước, một số người buôn bán nhỏ…. Việc chi tiêu của họ hầu như nhỏ lẻ, tại các khu chợ, các cửa hàng vừa và nhỏ. Chủ yếu họ mua sắm nhu yếu phẩm hàng ngày, rất ít khi mua những đồ đắt tiền, xa xỉ. Việc ra nước ngoài, đi du lịch, ăn nghỉ tại khách sạn, nhà hàng sang trọng hoặc mua sắm tại các khu trung tâm thương mại đắt tiền là hầu như không có. Vì vậy, họ không phải là khách hàng mục tiêu cho ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ TDQT.
Nhóm có mức thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/tháng: bao gồm các quan chức chính phủ, những người làm việc tại các cơ quan nước ngoài, các doanh nhân, nhân viên trong các ngành dầu khí, ngân hàng, hàng không, bưu chính…. Đối tượng này có khả năng chi trả cho những giao dịch có giá trị lớn, thậm chí thường xuyên đi nước ngoài. Đây chính là đối tượng khách hàng mà NHNT cần chú ý.
Ngoài đối tượng dân thành thị có thu nhập khá, NHNT cần chú ý đến đối tượng là người nước ngoài đến Việt Nam dưới các hình thức: công tác, du lịch hoặc Việt kiều về thăm Tổ quốc. Đây là đối tượng khá đông đảo, có nhu cầu dùng thẻ TDQT cao. NHNT cần đẩy mạnh hoạt động thanh toán và khuyến khích phát hành.
Sau khi xác định đối tượng phục vụ, NHNT cần tổ chức nghiên cứu thị trường, thăm dò nhu cầu của họ, để phát triển những sản phẩm phù hợp và có chính sách quảng cáo, khuếch trương hợp lý.
Như vậy, việc xác định thị trường mục tiêu là rất quan trọng để ngân hàng có chính sách phù hợp biến những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thân thiết của ngân hàng.