Thuận lợi của NHNT trong việc mở rộng dịch vụ thẻ TDQT

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam (Trang 61)

Tuy là một ngành dịch vụ mới mẻ ở Việt Nam nhưng dịch vụ thẻ, đặc biệt là thẻ TDQT hiện có khá nhiều thuận lợi.

Thứ nhất, nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây tăng trưởng với tốc độ khá cao, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, năm 2005 GDP bình quân đạt 640USD/người/năm. So với các nước phát triển, đây là con số khiêm tốn nhưng với nước ta đây là một con số đáng mừng. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn và không còn bó hẹp trong phạm vi hàng hoá thiết yếu nữa. Vì vậy, nhu cầu thanh toán bằng thẻ đang gia tăng.

Thứ hai, ngành công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta

ngày càng phát triển mạnh, tạo nền tảng cho việc phát triển những ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại, trong đó có dịch vụ thẻ.

Thứ ba, chúng ta đang trong tiến trình hội nhập nên yêu cầu thanh toán bằng thẻ TDQT được đặt ra, không chỉ để phục vụ cho những người nước ngoài ở Việt Nam mà còn phục vụ cho những người Việt Nam học tập và công tác ở nước ngoài.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước đã và đang tạo nhiều điều kiện cho các ngân

hàng đầu tư phát triển dịch vụ mới thông qua chiến lược đưa công nghệ vào ngành ngân hàng. Thẻ TDQT từ đó cũng nhận được những động lực đáng kể.

Thứ năm, Việt Nam là một thị trường khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

nước ngoài, điều này góp phần khuyến khích các tổ chức thẻ quốc tế đầu tư quảng bá thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam (Trang 61)