Nguyên nhân từ ngân hàng ngoại thương

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam (Trang 56)

 Dịch vụ thẻ của ngân hàng còn chứa đựng nguy cơ rủi ro cao

Thực tế hiện nay, không chỉ dịch vụ thẻ TDQT của NHNT mới chưa đựng nhiều nguy cơ rủi ro, mà tất cả các loại thẻ hiện nay đều bị đe doạ bởi nguy cơ này. Mỗi ngân hàng đều cần có những biện pháp phòng tránh rủi ro. Tuy là ngân hàng hàng đầu về dịch vụ thẻ TDQT nhưng NHNT vẫn chưa thực sự có những biện pháp phòng tránh tốt nhất. Rất may là ở thị trường thẻ Việt Nam hiện nay chưa có nhiều gian lận. Nhưng nếu không có những biện pháp phòng tránh phù hợp kịp thời, kẻ xấu sẽ có thời cơ trục lợi.

 Chưa triển khai tốt các hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá, khuếch trương sản phẩm

Tuy có triển khai các hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường nhưng NHNT vẫn chưa đưa ra những chiến lược mang tầm tổng thể cho cả hệ thống. Việc phân đoạn thị trường và xác định thị trường và phát triển sản phẩm mục tiêu cho từng đoạn thị trường còn hạn chế. Ngoài ra, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm cũng chưa được phổ biến rộng rãi đến từng người dân - những khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

 Han mức tín dụng còn cao

Đối với thẻ TDQT mà NHNT phát hành, hạn mức tín dụng tối thiểu là 10 triệu đồng. Trong khi đó, mức chi tiêu trung bình của một người dân Việt Nam hiện nay thấp hơn rất nhiều so với con số này. Vô hình chung, hạn mức tín dụng này chỉ giới hạn những người sử dụng thẻ là những người giàu có. Những người thu nhập trung bình trở xuống hầu như không quan tâm tới việc dùng thẻ TDQT.

 Phí thường niên cao

Master và Visa Card American Express

-Thẻ vàng: Thẻ chính: 200.000VND Thẻ phụ: 100.000VND -Thẻ chuẩn: Thẻ chính: 100.000VND Thẻ phụ: 50.000VND -Thẻ vàng: Thẻ chính: 600.000VND Thẻ phụ: 500.000VND -Thẻ chuẩn: Thẻ chính: 400.000VND Thẻ phụ: 300.000VND

Người dân với thu nhập như hiện nay thì việc chi trả cho những khoản phí này quả là khó khăn. Ngoài ra, chủ thẻ còn phải trả một số loại phí khác, chưa kể phí phát hành. Điều này làm cho người dân càng ưa chuộng chi tiêu bàng tiền mặt hơn.

 Mức ký quỹ/bảo đảm cao

Để sở hữu một tấm thẻ TDQT, nếu không được bảo lãnh, khách hàng phải thế chấp tại ngân hàng một khoản tiền khá lớn. Khoản tiền này được giữ tại ngân hàng trong suốt quá trình khách hàng sử dụng thẻ mà không dùng để chi trả cho các khoản chi tiêu. Giá trị thế chấp phải bằng 125% so với hạn mức tín dụng của khách hàng. Như vậy, để được chi tiêu 1 khoản tiền, khách hàng phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn hơn tới 25%. Dù khoản tiền ký quỹ đó được ngân hàng trả lãi nhưng khách hàng vẫn cảm thấy ái ngại.

 Công nghệ thanh toán bằng thẻ chưa được đầu tư thích đáng.

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do vốn đầu tư hạn hẹp. Hầu như ngân hàng phải tự bỏ ra mọi chi phí lắp đặt thiết bị, mua công nghệ, vì nguồn hỗ trợ từ các tổ chức thẻ quốc tế là rất ít. Do vậy, dù cố gắng nhưng hệ thống thanh toán và các cơ sở vật chất khác vẫn chưa như mong muốn. Hệ thống thanh toán không đáp ứng được khối lượng giao dịch lớn, gây nhiều sự cố, mất mát và ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

 Chưa mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ

Trước thực tế số lượng đơn vị chấp nhận thẻ còn hạn chế, lại tập trung ở một số khu vực nhất định, một số thành phố lớn, khiến cho dịch vụ thẻ TDQT chưa được mở rộng đồng đều. Hầu như chỉ có các nhà hàng, khách sạn, sân bay, ...và các khu buôn bán có nhiều người nước ngoài qua lại mới có máy thanh toán thẻ.

 Trình độ đội ngũ cán bộ của ngân hàng so với các ngân hàng thương mại

khác là cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thục tiễn. Các cán bộ được đào tạo bài bản nhưng chưa thường xuyên được cập nhật thông tin về công nghệ mới, rủi ro và phòng ngừa rủi ro,...

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam (Trang 56)