Chăn nuôi

Một phần của tài liệu Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hải Phòng (Trang 51)

5. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

2.2.2 Chăn nuôi

Hầu hết hoạt động chăn nuôi thƣờng gắn liền với địa bàn các phƣờng vẫn còn duy trì sản xuất nông nghiệp theo mô hình vƣờn ao chuồng. Kết quả điều tra phiếu cho thấy số lƣợng hộ gia đình tiếp tục duy trì hoạt động chăn nuôi tập trung chủ yếu tại phƣờng Vĩnh Niệm. Chăn nuôi chỉ mang hình thức nhỏ lẻ, hộ gia đình chứ không có mô hình trang trại lớn. Bên cạnh đó, trong 2 năm vừa qua, hoạt động chăn nuôi đã phải đối mặt với rất nhiều đợt dịch bệnh, mà điển hình nhất là các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm (đối với gà, vịt) cũng nhƣ dịch lở mồm long móng (đối với lợn). Nhiều hộ dân trƣớc kia vẫn duy trì hoạt động chăn nuôi, sau các đợt dịch đã bị thiệt hại nặng nề và đã chuyển hẳn sang hoạt động sản xuất khác. Thêm nữa, do hệ thống kênh rạch đều bị ô nhiễm, hệ thống thoát nƣớc thải hoặc chƣa có hoặc hoạt động kém hiệu quả, nguồn nƣớc bị ô nhiễm nặng nề bởi nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp cũng đã ảnh hƣởng nhiều đến năng suất chăn nuôi.

2.2.3 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ

Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phƣơng. Nhiều xƣởng sản xuất với quy mô vừa và nhỏ ra đời và hoạt động sản xuất có hiệu quả, tập trung chủ yếu là các xƣởng mộc, sắt, nguội, hàn, nhôm, kính, thu nhập của ngƣời lao động ổn định ở mức khá. Thƣơng mại, dịch vụ tiêu thụ các loại sản phẩm hàng hoá là xu thế chung của những khu đô thị và đƣợc nhân dân quan tâm mở rộng sản xuất kinh doanh với nhiều mặt hàng đa dạng về cả chủng loại và mẫu mã. Bên cạnh các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, nhiều cửa hàng tạp hoá, quần áo, văn hoá phẩm cũng nhanh chóng phát triển trên các trục đƣờng. Theo kết quả điều tra trực tiếp, số lƣợng hộ gia đình sử dụng nhà ở hiện tại cho cả mục đích kinh doanh và sản xuất là

khá cao, đặc biệt là khu vực phƣờng Đằng Giang (45,5%) và Lạch Tray (45%) do vị trí nằm tiếp giáp với trục đƣờng chính Nguyễn Bỉnh Khiêm có mật độ giao thông đi lại khá cao.

Thị trƣờng buôn bán hoa tƣơi, các loại hoa cao cấp, các loại giống hoa, rau tại các chợ đầu mối Hạ Lũng và các cơ sở sản xuất tiếp tục đƣợc duy trì phát huy thế mạnh đem lại nguồn thu lớn cho ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ góp phần gìn giữ nét truyền thống của làng hoa.

2.3 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẨT

2.3.1 Tác động thu hồi đất bởi dự án

Nghiên cứu này đƣợc tiến hành khảo sát và xây dựng trong thời điểm dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị, chính vì vậy toàn bộ các tác động thu hồi đất của dự án đang trong giai đoạn khảo sát, đo đạc và xác minh nguồn gốc đất cũng nhƣ xác định các tài sản, vật kiến trúc bị ảnh hƣởng bởi dự án. Theo kết quả các tác động dự kiến tại phần trên, các hộ dân trong khu vực nghiên cứu đã đƣợc tiến hành khảo sát và theo đó các tác động bởi dự án đƣợc chia làm hai loại hình chính: (i) ảnh hƣởng về đất và nhà cửa; (ii) ảnh hƣởng về đất nông nghiệp (đất trồng lúa và hoa màu).

Đối với trƣờng hợp ảnh hƣởng về đất ở và nhà, có tổng số 782 hộ bị ảnh hƣởng và trong đó có 408 hộ gia đình sẽ phải di dời và 374 hộ ảnh hƣởng một phần, cụ thể các ảnh hƣởng đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 5: Bảng tổng hợp hộ dân di dời theo phƣờng

STT Địa bàn dự án Hộ gia đình Đất ở Một phần Toàn bộ 1 Lạch Tray 54 0 54 2 Đằng Lâm 9 0 9 3 Vĩnh Niệm 0 0 0 4 Dƣ Hàng Kênh 86 82 4 5 Đằng Hải 97 58 39 6 Trại Chuối 47 24 23 7 Thƣợng Lý 82 80 2 8 Đổng Quốc Bình 77 44 33

9 Đằng Giang 225 0 225

10 Đông Hải 105 86 19

Tổng 1.080 374 408

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình)

Do tính đặc thù của dự án là cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng và các công trình của dự án là nâng cấp, cải tạo các kênh, mƣơng và hồ, ao…nên các hộ dân ảnh hƣởng ở đây chính là các hộ dân sống dọc các kênh, mƣơng và/hoặc các hộ dân sinh sống xung quanh các hồ, ao. Theo kết quả điều tra kinh tế xã hội các hộ gia đình ở phần trên, nhiều trƣờng hợp các hộ này đều là hộ lấn chiếm từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc và đã xây dựng nhà ở kiên cố, sinh kế của họ chủ yếu tập trung vào việc buôn bán, dịch vụ. Chính vì vậy việc di dời các hộ này cũng là vấn đê khó khăn đặt ra cho dự án nói riêng và đối với UBND thành phố Hải Phòng nói chung.

Ngoài các trƣờng hợp ảnh hƣởng về đất ở và nhà cửa, các hộ dân trong khu vực điều tra cũng có nhiều ảnh hƣởng đến đất nông nghiệp, thậm chí nhiều hộ gia đình mất toàn bộ đất sản xuất và sau khi bị thu hồi đất không còn đất để làm nông nghiệp, cần phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp. Kết quả khảo sát các trƣờng hợp ảnh hƣởng đất nông nghiệp đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 6: Bảng tổng hợp hộ dân bị ảnh hƣởng đất nông nghiệp theo phƣờng STT Địa bàn dự án Hộ gia đình Đất nông nghiệp

Một phần Toàn bộ 1 Lạch Tray 0 2 Đằng Lâm 0 3 Vĩnh Niệm 273 273 4 Dƣ Hàng Kênh 0 5 Đằng Hải 28 18 10 6 Trại Chuối 0 7 Thƣợng Lý 0 8 Đổng Quốc Bình 0 9 Đằng Giang 0 10 Đông Hải 4 2 2 Tổng 305 20 285

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình)

Cũng theo kết quả điều tra, trong số 305 hộ gia đình ảnh hƣởng đất nông nghiệp, các hộ ảnh hƣởng toàn bộ chủ yếu nằm ở khu vực phƣờng Vĩnh Niệm và phƣờng

Đằng Hải, đây là hai khu vực vùng ven độ thị và cuộc sống ngƣời dân vẫn chủ yếu nhờ nông nghiệp. Chính vì vậy việc ảnh hƣởng thu hồi đất sẽ gây biến đổi lớn đến đời sống của ngƣời dân.

2.3.2 Một số tác động tiêu cực khác tại khu vực nghiên cứu

Từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc, thành phố Hải Phòng đã có sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội, du lịch và kéo theo là sự bùng nổ về dân số cũng nhƣ các vấn đề về quy hoạch đô thị, cảnh quan đô thi và vệ sinh môi trƣờng. Để giải quyết vấn đề trên, chính quyền thành phố Hải Phòng đã rất nỗ lực trong việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bao gồm cả vốn FDI và vốn ODA nhằm đẩy mạnh sự tăng trƣởng kinh tế. Đối với nguồn vốn ODA, thành phố Hải Phòng đã tham gia các dự án nhƣ Dự án cấp nƣớc 1A, Dự án thoát nƣớc 1B do Ngân hàng thế giới tài trợ, Chƣơng trình cấp nƣớc và vệ sinh do Chính phủ Phần Lan tài trợ, Dự án Quản lý chất thải rắn (bãi thải Tràng Cát) do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, dự án Nâng cấp đô thị do Ngân hàng thế giới tài trợ…và đặc biệt trong nghiên cứu này đang đề cập đến một số ảnh hƣởng về mặt thu hồi đất của Dự án Thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng do JBIC (Nhật Bản) tài trợ. Các dự án nói trên mặc dù đã mang lại rất nhiều thành tựu về mặt kinh tế cũng nhƣ cải thiện vệ sinh môi trƣờng cho thành phố Hải Phòng nói chung nhƣng các tác động tiêu cực về mặt thu hồi đất để lại cũng không nhỏ. Trong các dự án kể trên, nhiều trƣờng hợp hộ gia đình đã cần di dời để thực hiện dự án và theo đó đã có nhiều khó khăn, vƣớng mắc từ vấn đề này nhƣ các khiếu nại, khiếu kiện của các hộ dân, sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng dân cƣ (trƣờng hợp bãi thải Tràng Cát).. gây chậm tiến độ của các dự án, gây lãng phí tiền của và công sức, ảnh hƣởng đến chiến lƣợc chung của phát triển thành phố. Một số nguyên nhân chủ yếu là (i) giá bồi thƣờng áp dụng tại thành phố Hải Phòng thấp, không sát với giá thị trƣờng; (ii) chính sách hỗ trợ chƣa đảm bảo.

Ngoài ra, một minh chứng điển hình là trƣờng hợp của Dự án xây dựng Khu đô thị mới Ngã năm Sân Bay Cát Bi. Việc giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các hạng

mục tiếp theo của Khu đô thị mới Ngã Năm- Sân bay Cát Bi luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, vƣớng mắc cả từ phía các hộ dân, các đơn vị liên quan và cả từ phía các ngành, các địa phƣơng. Tại nhiều khu vực, việc GPMB không dứt điểm đƣợc cho dù chỉ còn vƣớng một hoặc vài hộ. Những phần việc liên quan tới các ngành thẩm định trình thành phố phê duyệt cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về thời gian. Việc chậm trễ trong phê duyệt giá đất tái định cƣ làm nhiều hộ dân chần chừ di chuyển…

Tóm lại, trong thời gian khoảng hơn thập kỷ nay, thành phố Hải Phòng đã triển khai nhiều dự án, nhiều thành tựu đã đã đạt đƣợc nhƣng bên cạnh đó cũng còn nhiều vƣớng mắc, cụ thể trong lĩnh vực thu hồi đất và tái định cƣ. Nguyên nhân chính của vấn đề này vẫn là giá đất chƣa sát với giá thị trƣờng và chính sách hỗ trợ chƣa đảm bảo. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các chính sách hỗ trợ phù hợp sẽ giúp cho tiến độ thực hiện và hiệu quả của các dự án tiếp theo tại thành phố Hải Phòng đƣợc cải thiện.

2.3.3 Tác động của việc thực thi chính sách

Vấn đề giải tỏa, di dời, tái định cƣ là một vấn đề khá “nhạy cảm” nhƣng lại là một quy luật không thể tránh khỏi ở các khu vực đô thị trong quá trình chỉnh trang phát triển. Thành phố Hải Phòng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ những năm 1990, khi các dự án phát triển bắt đầu đƣợc triển khai tại thành phố, các văn bản chính sách đền bù giải tỏa và các phƣơng án tái định cƣ cũng bắt đầu ra đời, bố trí nơi ở mới cho hàng ngàn hộ lên các chung cƣ hoặc di dời đến nơi ở mới. Sau đó là hàng loạt các dự án (có di dời) lại tiếp tục thực hiện và khung pháp lý về chính sách giải tỏa, đền bù, tái định cƣ ngày càng đƣợc cải thiện rất nhiều, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam với phƣơng châm “chăm lo tối đa cho đời sống của những ngƣời dân bị ảnh hƣởng phải giải tỏa di dời”. Liên quan đến chính sách đền bù tái định cƣ của Chính phủ, từ các Nghị định 87, 90 ban hành vào tháng 8 năm 1994, cho đến Nghị định 22, đƣợc ban hành tháng 4/1998 và hiện nay là một loạt các Nghị định mới nhƣ Nghị định 197 ban hành tháng 12/2004, Nghị định 84 ban

hành tháng 5/2007 đã có nhiều chứng minh rằng đã có một bƣớc cải tiến đáng kể trong khung pháp lý đền bù tái định cƣ tại Việt Nam.

Phải nói rằng trƣớc đây các cơ quan thực hiện công tác thu hồi đất và tái định cƣ cho các công trình, dự án nói chung và cho các dự án phát triển nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai do có nhiều điểm chƣa hợp lý về chính sách nhƣ đơn giá bồi thƣờng, chính sách bồi thƣờng (đối với các trƣờng hợp không đủ pháp lý..), chính sách hỗ trợ và tái định cƣ. Tuy nhiên đến nay, khi Nghị định 197 và đặc biệt khi Nghị định 84 ra đời đã gần nhƣ xoá bỏ hoàn toàn các vƣớng mắc và hạn chế trên. Theo tinh thần của Nghị định 84 (phát triển thêm các ƣu điểm của Nghị định 197), mức giá bồi thƣờng cần phù hợp (tƣơng đƣơng) với mức giá thị trƣờng và đặc biệt đã nêu rõ quy trình thực hiện của hoạt động này.

Tóm lại, qua quá trình hoàn thiện các chính sách của Chính phủ về vấn đề bồi thƣờng và tái định cƣ, hi vọng sẽ giúp cho việc triển khai thực hiệc công tác thu hồi đất, bồi thƣờng tái định cƣ của cả nƣớc nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng có những tiến bộ đáng kể.

2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHU CẦU CỦA NGƢỜI DÂN

Các phần trên của nghiên cứu đã đề cập chi tiết về điều kiện kinh tế xã hội khu dân cƣ, sinh kế cộng đồng, các tác động dự kiến của dự án và các ảnh hƣởng của chính sách…Phần tập trung nhất trong nghiên cứu sẽ tập trung vào vấn đề nhu cầu của ngƣời dân về hỗ trợ sau tái định cƣ mà cụ thể bam gồm việc nghiên cứu quan điểm của họ (sự sẵn sàng) về thu hồi đất tái định cƣ, nguyện vọng về việc bồi thƣờng thoả đáng, các nguyện vọng về phƣơng án tái định cƣ và các nhu cầu về việc hỗ trợ khác sau tái định cƣ. Theo kết quả khảo sát, các hộ dân trong khu vực dự án hầu hết đã có cuộc sống ổn định từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc. Trong quá trình chuẩn bị dự án, một số tác động về thu hồi đất đối với các hộ dân đã đƣợc khảo sát và xác định, trong đó có 408 hộ sẽ phải di dời để dự án có thể đƣợc thực hiện thành công. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều dự án đã triển khai trên địa bàn thành phố

về lĩnh vực thu hồi đất cũng nhƣ xem xét về mức độ tác động của dự án, việc khảo sát nhu cầu hỗ trợ sau tái định cƣ của các hộ dân trong khu vực dự án đã đƣợc tiến hành nhằm thu thập các nhu cầu nguyện vọng của đông đảo các hộ dân cƣ và từ đó đề xuất các phƣơng án hỗ trợ phù hợp. Nội dung cụ thê của các nguyện vọng cũng nhƣ các phƣơng án hỗ trợ sau tái định cƣ đƣợc thể hiện nhƣ phần dƣới đây.

2.4.1 Quan điểm của các hộ dân về việc thu hồi đất

Nguyện vọng về ổn định cuộc sống là một trong những nguyện vọng đầu tiên và có tần suất cao nhất đƣợc ngƣời dân quan tâm. Đây là vấn đề lớn do hầu hết các hộ gia đình có nguồn sinh kế liên quan trực tiếp đến vị trí nơi ở hiện tại (các phƣờng nhƣ Đằng Giang, Lạch Tray…) hoặc đất canh tác nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề hỗ trợ nhằm duy trì sinh kế cho các hộ dân đang đặt ra khó khăn. Tuy nhiên, qua điều tra đã phát hiện hai quan điểm, hay nói một cách khác là xu hƣớng nhu cầu cơ bản trong nhóm dân cƣ; (i) xu hƣớng thứ nhất là các hộ trong khu vực dân cƣ đô thị không mong muốn thay đổi; và (ii) các hộ bị ảnh hƣởng đất nông nghiệp tại các phƣờng ven đô có xu hƣớng đồng tình hơn đối với việc thu hồi đất và tái định cƣ. Dƣới đây là bảng tổng hợp mức độ ủng hộ của các hộ dân đối với dự án tại các phƣờng điều tra.

Bảng 7: Mức dộ ủng hộ dự án của các hộ dân theo địa bàn

Khu vực STT Phƣờng Ủng hộ dự án

Không Tổng

Nông thôn 1 Đằng Hải 88 30 105

74.6% 25.4% 100% 2 Vĩnh Niệm 244 27 227 90% 10% 100% 3 Đông Hải 82 27 95 75.2% 24.8% 100% Đô thị 4 Đằng Lâm 5 4 9 55.6% 44.4% 100% 5 Dƣ Hàng Kênh 31 54 84 36.5% 63.5% 100% 6 Thƣợng Lý 11 69 74 13.8% 86.3% 100% 7 Trại Chuối 19 30 49 38.8% 61.2% 100%

8 Đổng Quốc Bình 4 73 77 5.2% 94.8% 100% 9 Đằng Giang 52 172 225 23.2% 76.8% 100% 10 Lạch Tray 22 31 53 41.5% 58.3% 100% CHUNG ???? ????

Sự không mong muốn thay đổi trong nhóm dân cƣ

Trong khu vực vực đô thị, mặc dù về mặt nguyên tắc tính đoàn kết xã hội không cao bằng khu vực nông thôn và khu vực ven đô thị nhƣng trong dự án này, các hộ dân đô thị lại có nhu cầu duy trì trật tự xã hội là do họ có những ảnh hƣởng lớn bởi việc thu hồi đất và gây ra nhiều biến đổi đối với cuộc sống của chính họ.

Theo kết quả điều tra, chỉ có 25% số hộ phỏng vấn tại khu vực đô thị và ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hải Phòng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)