Tình trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hải Phòng (Trang 47)

5. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

2.1.5 Tình trạng sử dụng đất

Theo quy hoạch của dự án, các hạng mục của dự án đƣợc thiết kế và xây dựng ở các nơi khác nhau trong nội thành thành phố Hải Phòng, theo đó tình trạng sử dụng đất của các hộ dân cũng rất khác nhau, tuy nhiên có một số điểm chung về tình trạng sử dụng đất, đó là phần lớn đất bị ảnh hƣởng bởi dự án chủ yếu là đất nông nghiệp và đất lấn chiếm.

Tại khu vực Kênh An Kim Hải, tuyến kênh này nằm dọc từ Cầu vƣợt Lạch Tray đến cống Nam Đông và ảnh hƣởng đến các hộ dân của một số phƣờng hiện đang sinh sống dọc theo hai bên bờ kênh. Tình trạng sử dụng đất ở khu vực này chủ yếu đƣợc chia làm hai loại chính: (i) đất nông nghiệp: do trƣớc đây mục tiêu chính của kênh An Kim Hải là nhằm đảm bảo hệ thống tƣới thuỷ lợi cho vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tuy nhiên do tốc độ đô thị hoá nhanh nên hệ thống tƣới này không vận hành phù hợp và chuyển sang thành hệ thống tiêu nƣớc cho ngƣời dân sống xung quanh kênh. Một số khu vực xa trung tâm thành phố nhƣ phƣờng Đông Hải, phƣờng Đằng Hải vẫn sử dụng đất nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp, trồng hoa màu và/hoặc trồng hoa (hoa hồng) nhằm tạo thu nhập cho

gia đình. Một số ngƣời sau khi lấy vợ, lấy chồng không có đất làm nhà ở trên đất ruộng; (ii) đất lấn chiếm: ngoài loại hình sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp, các hộ dân sống dọc theo kênh An Kim Hải và dọc đƣờng Nguyễn Bỉnh Khiêm đều thuộc loại hình đất lấn chiếm, việc sử dụng đất này chủ yếu nhằm mục đích kinh doanh và nhà ở.

“Trước đây là dãy nhà tập thể xây tạm cho công nhân của cơ quan xí nghiệp, mỗi nhà chiều dài 6m, chiều ngang 3m. Người ta thấy đất thừa thì người ta lấn ra” (TVCĐ, nam, khu 4 Đồng Quốc Bình)

“Đất này gần 2/3 là dân lấn chiếm” (PVS, nam, cán bộ phường Đằng Giang)

Khu vực Trại Chuối: dự án có kế hoạch cải tạo lại hai hồ điều hoà Trại Chuối 1 và 2 và sẽ ảnh hƣởng tới một số hộ dân xung quanh, trong đó các hộ dân tại Hồ Trại Chuối 1 chủ yếu là cán bộ công nhân viên đã sinh sống ổn định, còn lại các hộ dân sinh sống quanh hồ Trại Chuối 2 chủ yếu là các hộ dân lấn chiếm và sử dụng đất cho mục đích nhà ở.

“Trước kia xung quanh hồ là bãi sắt của một công ty, sau khi công ty giải thế và do quá trình đô thị hóa cao, con cái người ta sinh sôi nảy nở không có chỗ người ta ra ở tạm đấy. Sau khi có thông báo về an toàn vành đai đê, hộ nào được bồi thường thì đã chuyển đi nơi khác rồi còn hộ nào chưa được bồi thường thì vẫn ở đó.” (PVS, nam, cán bộ phường Trại Chuối)

Khu vực Thƣợng Lý: trong khu vực này dự án có kế hoạch xây dựng hai tuyến cống hộp nối từ đƣờng Hùng Vƣơng đến hồ Thƣợng Lý và cống nối từ hồ Thƣợng Lý đến cống ngăn triều Vạn Kiếp. Khu vực nằm trong vùng dự án chủ yếu là đất ở, chỉ có một số ít hộ nằm ở đƣờng Hùng Vƣơng và đƣờng Hùng Duệ Vƣơng vừa kinh doanh vừa buôn bán.

Khu vực hồ điều hoà Đôn Nghĩa: khu vực hồ nằm trong phạm vi phƣờng Vĩnh Niệm, quận Lê Chân và trực tiếp ảnh hƣởng đến hai khu vực nông nghiệp chính là bãi Đồng Sậy và bãi Đồng Vụng Tôn. Do phƣờng Vĩnh Niệm vừa chuyển từ xã lên phƣờng nên có tốc độ đô thị hoá cao, cơ cấu ngành nghề có nhiều thay đổi và ảnh

hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, nhiều khu vực đất nông nghiệp đã chuyển đổi sang đầm cá hoặc bỏ hoang.

Khu vực kênh Ba Tổng: khu vực này ảnh hƣởng trực tiếp tại các hộ dân chủ yếu ở đoạn Cống Ba Tổng đến đƣờng quy hoạch khu đô thị cầu Rào - Hồ Sen. Các hộ dân sống dọc theo hai bên bờ kênh chủ yếu là các cán bộ công nhân viên chức (bờ Nam), riêng về phía bờ Bắc (dọc theo đƣờng Thiên Lôi) đều là đất lấn chiếm. Chính bản thân phƣờng Dƣ Hàng Kênh đã có kế hoạch mở rộng đƣờng Thiên Lôi, mở vỉa hè rộng 5m (từ mép đƣờng trở vào). Điều này cũng phù hợp với quy hoạch chung của dự án.

Một phần của tài liệu Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hải Phòng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)