Khái quát chung về thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hải Phòng (Trang 31)

5. Khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

1.4.1 Khái quát chung về thành phố Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ thuộc vùng Châu thổ sông Hồng, phía Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp Hải Dƣơng và phía Tây Nam giáp Thái Bình, và cách Hà Nội khoảng 100 km. Thành phố đƣợc hình thành từ cửa sông có độ sâu nhất của đồng bằng, Hải Phòng trở thành một thành phố cảng, một trung tâm giao thông quan trọng của miền Bắc nƣớc ta.

Do kết quả quá trình cải tạo của con ngƣời nhƣ: bao đê lấn biển, ngăn sông nội đồng với các sông chính bằng các cống điều tiết, đào sông nhân tạo, lấp sông tự nhiên, xây dựng hệ thống tƣới tiêu nông nghiệp, nên địa hình tự nhiên đã thay đổi đáng kể, quy luật bồi lắng cửa sông và mức độ nhiễm mặn của một số sông, đồng ruộng cũng biến đổi theo.

Địa hình Hải Phòng mang đặc điểm chung của địa hình đồng bằng thấp và phẳng, dốc nghiêng về phía biển rất nhỏ (1/10.000). Cao độ thay đổi từ +3.8m đến +4.7m trên mực nƣớc biển. Địa hình Hải Phòng có đặc điểm riêng rất quan trọng là mật độ sông ngòi tự nhiên lớn nhất đồng bằng sông Hồng (4km/1km2). Vùng nội

thành đƣợc bao bọc bởi 3 con sông chịu ảnh hƣởng của thuỷ triều là sông Cấm, sông Lạch Tray và sông Tam Bạc. Do địa hình thấp nên nội thành đƣợc các đê bao quanh, ngăn thuỷ triều và lũ lụt với cao độ bình quân của đê từ 4.5  5.0m. Việc thoát nƣớc từ trung tâm thành phố ra các sông chính do hệ thống hồ điều hoà, kênh dẫn và các cống ngăn triều điều tiết.

Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba ở Việt Nam gồm có hai khu vực: khu vực đô thị nội thành và vùng đất nông nghiệp. Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng khoảng 1519 km2

trong đó khu vực nội thành chỉ có khoảng 165.4 km2 và có 5 quận nội thành là Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân ở trung tâm đô thị, quận Kiến An cách trung tâm nội thành khoảng 8 km về phía Tây - Nam (khu vực Kiến An đƣợc chính thức nâng lên thành quận nội thành từ cuối năm 1994), và quận Hải An đƣợc thành lập năm 2003, bao gồm 6 phƣờng: Đông Hải, Đằng Hải, Đằng Lâm, Nam Hải, Tràng Cát và Cát Bi (từ quận Ngô Quyền chuyển sang).

Đồ Sơn là một thị xã du lịch, cách nội thành khoảng 15 km về phía Đông - Nam. Ngoài ra, Hải Phòng còn có 8 huyện Thuỷ Nguyên, An Dƣơng, An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vỹ.

Tổng số dân của Hải Phòng là 1.793.000 tại thời điểm 31/12/2005, theo số liệu của Cục thống kê Hải Phòng. Năm 2005, dân số thành thị chiếm khoảng 40,4% dân số của toàn thành phố. Dân số ở Đồ Sơn và Kiến An bao gồm cƣ dân nông thôn và dân thành thị, còn dân số của các huyện ngoại thành cũng có một bộ phận nhỏ đƣợc coi là dân thành thị.

Lao động khu vực nhà nƣớc trên địa bàn thành phố năm 2005 là 135.164 ngƣời. Trong đó, Trung ƣơng: 57,135 ngƣời, địa phƣơng: 78.029 ngƣời. Chia ra:

Nông, lâm thuỷ sản: 2.203 chiếm 1.62% lao động

Công nghiệp: 41.918 chiếm 31,06% lao động

Xây dựng: 19.749 chiếm 14,61%

Bảng 2 Dân số tại thành phố Hải Phòng và các khu đô thị chính

Khu vực Đơn vị h.chính Diện tích Mật độ dân số (ng/km2) Dân số 2000 Dân số 2003 Dân số 2004 Dân số 2005 (km2) Nội thành Hồng Bàng 11 15,2 7.235 99,2 106,5 108,6 110,0 Ngô Quyền 13 19,6 8.178 173,1 159 160,4 160,3 Lê Chân 14 12,7 15.284 147,1 187.6 188,6 194,1 Hải An 6 88,4 897 - 74.7 77.5 79,3 Kiến An 9 29,5 2.977 32,1 83.2 85,4 87,8 Các khu đô thị khác Đồ Sơn 5 32.9 1102 32.1 34.7 34.8 36.3 H. Thuỷ nguyên 37 242.8 1238 289.6 294.8 297.7 300.7 H. An Dƣơng 16 101.8 1408 219.7 139.7 141.2 143.4 H.An Lão 17 114.9 1104 123.4 124.6 125.5 126.9 H. Kiến Thuỵ 25 164.3 1116 175 180.4 180.7 183.3 H. Tiên Lãng 23 189 817 151.1 152.2 153.4 154.4 H. Vĩnh Bảo 30 180.5 1042 188.4 188.7 188.2 188.2 H. Cát Hải 12 323.1 87 28 28.1 28.4 28.2 H.đảo B.long Vĩ - 4,5 74 0.24 0.26 0.35 0.33 Tổng dân số

(Nguồn: Niên giám thống kê - Cục Thống kê Hải Phòng năm 2005)

Công nghiệp

Công nghiệp của Hải Phòng rất đa dạng, từ công nghiệp chủ đạo có quy mô lớn do Trung ƣơng quản lý đến công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ do các ngành của địa phƣơng quản lý và của các xí nghiệp tƣ nhân. Hiện nay trên địa bàn thành phố có các khu vực kinh tế sau:

Khu vực kinh tế Nhà nƣớc: 53 đơn vị cơ sở sản xuất, trong đó có 32 xí nghiệp công nghiệp trực thuộc trung ƣơng, 21 xí nghiệp quốc doanh của địa phƣơng.

Khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc: 12.034 đơn vị, cơ sở sản xuất. Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: 115 xí nghiệp

(theo Niên giám thống kê - Cục thống kê Hải Phòng 2005)

Các ngành công nghiệp quan trọng nhất là chế tạo máy, da giầy, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất phân bón, hoá chất và cao su.

Theo quy hoạch tổng thể thành phố Hải Phòng thì các khu công nghiệp mới sẽ dần dần đƣợc phát triển ngoài khu vực nội thành. Sản xuất công nghiệp trong nội thành sẽ chuyển đến các khu công nghiệp này. Các khu công nghiệp đang đƣợc hình thành nhƣ:

Khu công nghiệp Vật Cách, đƣợc bắt đầu bằng khu liên doanh công nghiệp Nomura.

Phía đông nội thành Hải Phòng là Khu Kinh tế mở Đình Vũ. Giai đoạn đầu tƣ của dự án đƣợc thực hiện theo mô hình một công viên công nghiệp tổng diện tích 164 ha.

Đƣờng Hải Phòng - Đồ Sơn (Đƣờng 353) cũng là một khu vực có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp và hiện đã có nhiều xí nghiệp đƣợc xây dựng tại khu vực này.

Việc xây dựng khu công nghiệp Vĩnh Niệm cho các xí nghiệp vừa và nhỏ cũng đã đƣợc triển khai dọc đƣờng bao mới.

Thƣơng mại

Năm 2005 giá trị hàng hoá và dịch vụ của khu vực kinh tế nội địa tại Hải Phòng đều tăng lên rõ rệt. Số lƣợng các cửa hàng và các hoạt động thƣơng mại khác tăng nhanh. Số ngƣời/hộ tham gia lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ năm 2005 lên tới con số 48.977 hộ với tổng số ngƣời tham gia kinh doanh là 65.944 ngƣời. Nhƣ vậy, chỉ trong vòng 5 năm, số lƣợng hộ kinh doanh năm 2005 đã tăng lên gấp 2,11 lần so với năm 2000 với tổng số ngƣời tham gia tăng lên gấp 2,23 lần. Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2005 lên tới 11.362,4 tỷ đồng, tăng gấp 2,89 lần so với năm 2000.

Du lịch

Đây là một mũi nhọn kinh tế quan trọng của thành phố Hải Phòng, các điểm thu hút khách du lịch chủ yếu là khu bãi biển Đồ Sơn và đảo Cát Bà. Dịch vụ du lịch Hải Phòng có 155 khách sạn với tổng số buồng 4.442 và số giƣờng là 8.631. Song lƣợng khách du lịch dao động rất lớn theo mùa vụ, mùa du lịch nhộn nhịp nhất

là từ tháng 5 đến tháng 9. Trong năm 2005 có tới 2.350.577 lƣợt khách du lịch trong đó có 478.077 lƣợt khách quốc tế, 1.872.500 lƣợt khách du lịch trong nƣớc. Doanh thu của toàn ngành (Khách sạn, nhà hàng và du lịch lữ hành) đạt 1.656,8 tỉ đồng. Nhƣ vậy, trong 5 năm gần đây, dịch vụ du lịch vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao. Tuy nhiên, do tác động của các vấn đề quốc tế nhƣ bệnh dịch, bất ổn chính trị thế giới, sóng thần v.v. đã làm ảnh hƣởng tới số lƣợng khách quốc tế. Ngƣợc lại, số lƣợng khách du lịch trong nƣớc lại gia tăng mạnh và mang lại một nguồn thu đáng kể. Điều đó cho thấy, nhu cầu và thị trƣờng trong nƣớc vẫn còn rất nhiều tiềm năng chƣa khai thác hết. Bên cạnh đó, cùng với sự ổn định trở lại của nền kinh tế chính trị thế giới, du lịch khách lữ hành quốc tế sẽ hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao.

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Cũng nhƣ ngành công nghiệp, cảng và thƣơng mại, ngành nông nghiệp ở Hải Phòng cũng vẫn là một trong những ngành chủ đạo của kinh tế Hải Phòng. Giá trị sản xuất nông nghiệp của Hải Phòng năm 2005 đạt tới 2.267,7 tỷ đồng. Theo thống kê năm 2005 đã có tới 398.977 ngƣời dân Hải Phòng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp trong các thành phần kinh tế (Nhà nƣớc, tập thể và cá nhân). Tuy nhiên, đánh giá chung cho thấy số lƣợng lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp đang có xu hƣớng giảm dần. Bên cạnh đó, cũng có xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi.

Giá trị sản xuất, sản phẩm chủ yếu của ngành lâm nghiệp vẫn duy trì mức tƣơng đối ổn định với xu hƣớng giảm dần. Tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trong năm 2005 đạt 25,9 tỷ đồng, giảm 19.8% so với năm 2000.

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2002 đạt 699,4 tỷ đồng và vẫn duy trì mức tăng tƣơng đối ổn định. Diện tích nuôi trồng thủy sản đang có xu hƣớng giảm, từ 14.623ha (năm 2003) xuống 13.486 (năm 2005) nhƣng năng suất vẫn duy trì ở mức cao. Trong khi đó, sản lƣợng đánh bắt thủy sản vẫn tăng tƣơng đối nhanh, giá trị sản xuất từ 231 tỷ (năm 2003) tăng lên 252,3 tỷ (năm 2004) và 312,3 tỷ (năm 2005).

Đầu tƣ nƣớc ngoài

Năm 2005, số dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn thành phố là 34 với tổng số vốn đăng ký 251,111 triệu USD, tập trung chủ yếu vào các đối tác nƣớc ngoài của Đài Loan (19), Hồng Kông (25), Hàn Quốc (27), Trung Quốc (29) và đặc biệt cao nhất là đối tác Nhật Bản (55). Nhƣ vậy, sau 5 năm, số lƣợng dự án đầu tƣ đã tăng khoảng 11 lần (so với năm 2000) với tổng số vốn đăng ký tăng gấp 77,8 lần.

Giáo dục - Văn hoá -Y tế - Thể thao

Năm 2005 Hải Phòng có tất cả 1637 lớp học Mẫu giáo với 2584 giáo viên và 50.742 học sinh, nhƣ vậy bình quân có 31 trẻ/1lớp và 19,6 trẻ/1 giáo viên. Nhƣ vậy, có thể thấy tỉ lệ trẻ/giáo viên đã có xu hƣớng giảm đi nhiều so năm 2000 (23 trẻ/1giáo viên), phản ánh chất lƣợng giáo dục cấp mẫu giáo đang có những chuyển biến tích cực.

Tổng số trƣờng học phổ thông năm học 2005 – 2006 là 475 trƣờng, trong đó 420 trƣờng phổ thông cơ sở và 55 trƣờng phổ thông trung học với tổng số lớp học là 8867 lớp. Nhìn chung trong vòng 3 năm trở lại đây (từ năm 2002), số lƣợng trƣờng học và giáo viên duy trì ở mức tƣơng đối ổn định.

Ngoài ra, còn có 5 trƣờng đại học và cao đẳng, một số trƣờng trung cấp và dạy nghề.

Hải Phòng có 16 thƣ viện, 184 trung tâm văn hóa thể thao, 3 rạp chiếu bóng, 7 đoàn nghệ thuật với số buổi biểu diễn 1350 buổi. [6,182]

Năm 2005, số bệnh viện ở Hải Phòng là 22 bệnh viện với khoảng 3.690 giƣờng bệnh. Ngoài ra, còn có khoảng 1.500 giƣờng bệnh tại các cơ sở y tế khác [6,184] Hoạt động thể thao đang có những bƣớc phát triển rất mạnh mẽ. Trong vòng 5 năm, số lƣợng sân vận động, nhà thể thao, bể bơi cũng nhƣ các cán bộ thể dục thể thao đƣợc đào tạo chuyên sâu đều tăng lên. Kết quả là, Hải Phòng đã đạt đƣợc rất nhiều thành tích trong lĩnh vực thể thao với số lƣợng vận động viên đẳng cấp cao, huy chƣơng thể thao quốc tế tăng lên đáng kể.

1.4.2 Quá trình Thu hồi đất và tái định cư

Thành phố Hải phòng là thành phố lớn thứ hai trên miền Bắc - Việt Nam và là một cực trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong những năm qua song song với sự phát triển kinh tế – xã hội là quá trình cải tạo, nâng cấp các đô thị hiện có, mở rộng các đô thị mới, quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp tập trung và di dời các khu công nghiệp gây nhiều ô nhiễm môi trƣờng trong nội thành Hải Phòng ra khu vực ngoại ô thành phố. Tuy nhiên cùng với sự phát triển chung đó của thành phố là sự tăng nhanh về dân số kèm theo lƣợng nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc thải công nghiệp cũng nhƣ rác thải sinh hoạt tăng đột biến. Lƣợng nƣớc thải đƣợc xả trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận là sông hồ kênh mƣơng không qua quá trình xử lý, làm chất lƣợng nƣớc mặt cũng nhƣ nƣớc ngầm giảm đi rất nhiều, gây nên ô nhiễm môi trƣờng nƣớc thật trầm trọng. Đây là một trong những bức xúc của thành phố.

Để cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng thành phố, theo thoả thuận giữa hai chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cử đoàn nghiên cứu (uỷ nhiệm cho Công ty Nippon Koei - NK) phối hợp với các cơ quan hữu trách của TP Hải Phòng tiến hành nghiên cứu lập “Quy hoạch Cải thiện điều kiện Vệ sinh thành phố Hải Phòng” đến năm 2020 và đề xuất lựa chọn dự án ƣu tiên. Tháng 3/2000, Đoàn Nghiên cứu JICA bắt đầu triển khai Chƣơng trình Hợp tác kỹ thuật theo thoả thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản trong các lĩnh vực:

(i) Quy hoạch tổng thể Cải thiện điều kiện Vệ sinh thành phố Hải phòng cho bốn quận nội thành, khu vực Đồ Sơn và các khu liên quan với các mục tiêu dài hạn đến năm 2020 và mục tiêu ngắn hạn đến năm 2010, bao gồm các lĩnh vực sau: Cấp nƣớc, thoát nƣớc mƣa, thoát nƣớc thải và quản lý chất thải rắn.

(ii) Lựa chọn Dự án ƣu tiên sớm đƣa vào kế hoạch thực thi dự án trong lĩnh vực thoát nƣớc mƣa, thoát nƣớc thải và quản lý chất thải rắn và thực hiện lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi cho Dự án .

Quy hoạch tổng thể Cải thiện điều kiện Vệ sinh thành phố Hải Phòng đã đƣợc Đoàn nghiên cứu JICA hoàn thành tháng 7/2001 và đề xuất dự án ƣu tiên đến năm 2010 và lấy tên dự án là: “Dự án thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải và quản lý chất thải rắn thành phố Hải Phòng giai đoạn I: 2004-2010 .”

Ngày 11/03/2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã có Văn bản số 248/ TTg-CN cho phép đầu tƣ Hợp phần thoát nƣớc mƣa và Hợp phần thoát nƣớc thải thuộc Dự án “Thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng” với tổng mức đầu tƣ cho hai hợp phần là 13.436 triệu yên Nhật tƣơng đƣơng 1.919,43 tỷ đồng Việt Nam, trong đó hợp phần thoát nƣớc mƣa là 5.843 triệu Yên, tƣơng đƣơng 834,72 tỷ đồng, hợp phần thoát nƣớc thải là 7.593 triệu Yên Nhật, tƣơng đƣơng 1.084,71 tỷ đồng.

Theo quy hoạch, diện tích sử dụng đất cho dự án là 828.000 m2 trong đó: (i) diện tích 277.000 m2 là đất hiện có bao gồm ao, hồ kênh, mƣơng và dƣới các công trình nhƣ hè đƣờng, đƣờng hiện trạng; (ii) diện tích 551.000 m2 là đất giao mới. Dự án sẽ nối 3 kênh thoát nƣớc riêng biệt trong khu vực dự án là Kênh Tây Nam, Đông Bắc và An Kim Hải vào một hệ thống chung để nâng cao khả năng thoát nƣớc, hoàn thiện hệ thống hồ điều hòa và các biện pháp thoát nƣớc mƣa chính. Theo quy mô và khối lƣơng nhƣ vậy, dự án sẽ có ảnh hƣởng tới một số khu vực sau:

+ Hợp phần An Kim Hải: Kênh An Kim Hải sẽ đƣợc xây dựng và cải tạo từ Cầu vƣợt Lạch Tray (nối tiếp phần nâng cấp của Dự án Nâng cấp đô thị do Ngân hàng thế giới tài trợ) đến khu vực Cống Nam Đông với tổng chiều dài là 5.432m, theo đó dự án sẽ có ảnh hƣởng đến các phƣờng với khối lƣợng ảnh hƣởng nhƣ sau: Phƣờng Đổng Quốc Bình (77 hộ); phƣờng Lạch Tray (54 hộ); phƣờng Đằng Giang (225 hộ); phƣờng Đằng Lâm (9 hộ); phƣờng Đằng Hải (118 hộ) và phƣờng Đông Hải (109 hộ).

+ Khu vực Trại Chuối: cải tạo hai hồ điều hoà Trại Chuối 1 và 2, xây dựng trạm bơm và cống ngăn triều, theo đó ảnh hƣởng đến 47 hộ tại khu vực phƣờng Trại Chuối, chủ yếu ảnh hƣởng các hộ dân sống xung quanh hai bên hồ.

+ Kênh Ba Tổng: kênh Ba Tổng đƣợc cải tạo mƣơng hở từ đoạn Cống Ba Tổng đến đƣờng quy hoạch cầu Rào - Hồ Sen, tiếp theo xây dựng tuyến cống hộp bằng bê

Một phần của tài liệu Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư (Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hải Phòng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)