Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Phúc Tiến (Trang 64)

- Từ tôn cuộn dùng máy cắt, chia nhỏ theo yêu cầu của khách hàng có thẻ tạo ra tôn tấm, tôn tấm đưa vào gia công tiếp tạo ra các sản phẩm tôn với kích cỡ, hình dạng

3.2.3Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY

3.2.3Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp

Vấn đề đặt ra trong xây dựng phương án kinh doanh phù hợp là phương án phải khả thi, phù hợp với tình hình thị trường, khai thác hết mọi tiềm năng, thế mạnh của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thu về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Để đạt được các yêu cầu trên khi xây dựng phương án kinh doanh ta phải tiến hành theo một trình tự sau :

- Trước hết, doanh nghiệp phải xác định vị trí của mình hiện nay trên thương trường. Doanh nghiệp phải xác định được các điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thuận lợi, khó khăn của mình.

Doanh nghiệp phải xác định quan hệ của mình với người cung cấp, với khách hàng, xác định vị trí của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.

- Doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường, xem xét tìm hiểu xác định những nhu cầu chưa được thoả mãn, nghiên cứu sự biến động của mức cầu và độ dãn của cầu với giá và ký kết được các hợp đồng kinh doanh có lợi.

- Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xác định mặt hàng sản xuất kinh doanh bao gồm cơ cấu mặt hàng, số lượng, chất lượng của mỗi loại hàng hoá và khả năng sinh lời của chúng. Doanh nghiệp phải xác định đối tượng phục vụ của từng mặt hàng, xác định khả năng cạnh tranh của hàng hoá và xem xét khả năng đổi mới cải tiến sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.

- Sau khi xác định mặt hàng kinh doanh, doanh nghiệp phải lựa chọn một số công nghệ để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Hai tiêu chí để lựa chọn công nghệ :

+) Khả năng về vốn, khả năng cạnh tranh +) Khả năng nâng cấp phát triển công nghệ đó

- Tiếp theo, doanh nghiệp phải lựa chọn mô hình tổ chức quản lý, xác định các rủi ro có thể xảy ra và biện pháp phòng ngừa, lập các kế hoạch chi tiết như: kế hoạch

NVL, sản xuất, tài chính, nhân sự, tiêu thụ . . . Để đưa phương án kinh doanh đi sâu vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Phúc Tiến (Trang 64)