6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Nội suy dữ liệu không gian bằng thông tin viễn thám và
THÁM VÀ GIS PHỤC VỤ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SƢƠNG MUỐI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ viễn thám (RS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc xây dựng bản đồ chuyên đề, trong đó có các bản đồ về lĩnh vực khí tƣợng thủy văn, khí tƣợng nông nghiệp ngày càng gia tăng nhanh chóng không những trong phạm vi quốc gia, mà cả phạm vi quốc tế. Sử dụng các thông tin viễn thám và công nghệ GIS, GPS kết hợp với các quan trắc thu đƣợc từ bề mặt sẽ đáp ứng một cách khách quan các thông tin cần thiết nhƣ thời gian, phạm vi, mức độ thuận lợi, bất lợi của các đặc trƣng khí tƣợng, đáp ứng kịp thời và đa dạng các số liệu phục vụ công tác nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng bản đồ thích nghi, giám sát và cảnh báo tác hại của thiên tai để có các biện pháp phòng tránh kịp thời.
3.1.1. Số liệu sử dụng
Từ khả năng cung cấp ảnh và tính năng của vệ tinh; vệ tinh TERRA, AQUA cho 2 ảnh MODIS vào buổi tối (khoảng 22h30 và 1h30), vệ tinh NOAA cho 3 ảnh (2 ảnh của hai vệ tinh NOAA 18 và 19 khoảng 1 giờ đến 3 giờ và 1 ảnh của NOAA15 lúc 6-7 giờ), nhận thấy: Hai vệ tinh này thích hợp trong việc tính toán nhiệt độ mặt đất (LST) phục vụ nghiên cứu sƣơng muối trên địa bàn.
+ Thu thập ảnh MODIS, từ tháng 11 đến tháng 3 thời kỳ từ năm 2000- 2010, bao gồm 3100 ảnh (nguồn: Phòng nghiên cứu Viễn thám và GIS - Viện Khoa học Khí tƣợng Thuỷ văn và Môi trƣờng; Trung tâm Viễn thám Quốc gia,
một số trang web: http://glcf.umiacs.umd.edu/data/);
+ Thu thập ảnh NOAA 15, 18 và 19, từ tháng 11 đến tháng 3 thời kỳ từ năm 2000-2010, bao gồm 4500 ảnh (nguồn: cơ quan không vũ trụ NASA do Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quốc gia cấp).