Tổng quan nghiên cứu về sƣơng muối ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện sương muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở 2 Tỉnh Sơn La và Điện Biên (Trang 29)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về sƣơng muối ở Việt Nam

Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp - nông thôn và miền núi, cà phê lên vùng Tây Bắc trong sự hy

vọng của ngƣời dân cũng nhƣ lãnh đạo các cấp. Thời gian đầu, cây phát triển tƣơng đối tốt và ổn định, vào thời kỳ thu hoạch đã gặp phải sự khắc nghiệt của thời tiết. Sƣơng muối đã làm hàng nghìn hecta cà phê không ra quả và chết dần. Sau 4 năm liền mất trắng, từ sự háo hức ban đầu, ngƣời dân chán nản và bỏ mặc cà phê.

Nhận thấy sự thiệt hại to lớn đối với sản xuất cà phê, cao su chủ yếu do điều kiện thời tiết – khí hậu mà đặc biệt là sƣơng muối gây ra, một số tỉnh đã quan tâm đầu tƣ nghiên cứu, điều tra khảo sát tình hình sƣơng muối nhằm có những biện pháp phòng tránh và quy hoạch thích hợp.

Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về sƣơng muối nhƣ: (1) Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra thực địa khoanh vùng sƣơng muối gây hại cà phê tỉnh Sơn La (Vƣơng Hải, năm 1999); (2) Đặc điểm khí hậu Sơn La (trong đó có mục về sƣơng muối), (An Quốc Khánh, năm 1978); (3) Điều tra khoanh vùng sƣơng muối gây hại cây cà phê tỉnh Sơn La (Lại Văn Chuyển, Vƣơng Hải, Nguyễn Trọng Hiệu, năm 1999) và đã đƣa ra một số kết luận cụ thể là:

(i) Điều kiện hình thành sƣơng muối chủ yếu là nhiệt độ và độ ẩm. Khi nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn khoảng giá trị thích hợp, sƣơng muối không hình thành mà chỉ xuất hiện các hạt băng hoặc lớp băng;

(ii) Ở Sơn La, sƣơng muối có thể là sƣơng muối bình lƣu, sƣơng muối bức xạ hoặc sƣơng muối hỗn hợp, xuất hiện vào các tháng chính đông (12, 1 và 2); (iii) Cây cà phê chè thích hợp với nhiệt độ trung bình 19 – 260C, nhiệt độ thấp

nhất tuyệt đối không dƣới 50C và lƣợng mƣa năm khoảng 1500 – 2000 mm. Khi nhiệt độ thấp nhất dƣới 20C, cà phê bị “cháy” phần lớn cành lá và khi nhiệt độ dƣới 00C, cà phê bị thiệt hại nghiêm trọng, thậm chí bị chết phần gốc. Sƣơng muối gây thiệt hại nghiêm trọng cho cà phê, nhất là

cà phê ít tuổi;

(iv) Theo số liệu quan trắc sƣơng muối có thể phân chia các địa điểm quan trắc khí tƣợng thành 4 nhóm có sƣơng muối từ nhiều đến ít nhƣ sau: a) Nhóm 1: Nhiều sƣơng muối: Mộc Châu; b) Nhóm 2: Khá nhiều sƣơng muối: Thuận Châu, Sơn La, Cò Nòi; c) Nhóm 3: Ít sƣơng muối: Phù Yên, Bắc Yên, Yên Châu, Sông Mã; d) Nhóm 4: Rất ít sƣơng muối: Quỳnh Nhai.

Khi thực hiện việc khoanh vùng sƣơng muối Sơn La, các tác giả cũng đã đƣa ra 2 cấp phân vị là vùng sƣơng muối và tiểu vùng sƣơng muối.

Vùng sƣơng muối bao gồm các khu vực địa lý có sự đồng nhất tƣơng đối về số ngày có sƣơng muối. Chỉ tiêu phân chia các vùng là số ngày sƣơng muối trung bình năm. Ranh giới giữa các vùng là các đƣờng đẳng trị số ngày sƣơng muối trung bình năm: 1,0; 3,0. Chỉ tiêu phụ cho việc hoạch định các vùng là tần suất quan trắc đƣợc sƣơng muối và tỉ lệ điều tra đƣợc sƣơng muối. Tiểu vùng sƣơng muối bao gồm các đơn vị địa lý, không những đồng nhất tƣơng đối về tần suất sƣơng muối và độ kéo dài của sƣơng muối mà cả về khả năng xảy ra nhiệt độ thấp gây hại cây cà phê. Chỉ tiêu phân chia các tiểu vùng là tần suất xảy ra nhiệt độ thấp nhất dƣới 50C, 30C, 10C và nhiệt độ thấp nhất ứng với các chu kỳ là 10 năm, 50 năm và 100 năm. Các chỉ tiêu bổ sung cho sự phân chia các tiểu vùng là số ngày sƣơng muối 0,5 ngày trên các vùng không có sƣơng muối đến 1,0 ngày sƣơng muối hàng năm.

Với quan niệm vùng sƣơng muối và tiểu vùng sƣơng muối nhƣ trên, các tác giả đã khoanh lãnh thổ Sơn La thành 7 vùng và 11 tiểu vùng sƣơng muối khác nhau. Các kết quả phân hạng và khoanh vùng sƣơng muối có thể tham khảo trong quá trình qui hoạch phát triển các loại cây trồng nói chung,

cao su và cà phê nói riêng cùng với điều kiện đất đai, địa mạo, cảnh quan,… và các điều kiện khí hậu thuỷ văn của một lãnh thổ cụ thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện sương muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở 2 Tỉnh Sơn La và Điện Biên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)