6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.2. Tỉnh Điện Biên
2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Điện Biên nằm ở vùng Tây Bắc, có toạ độ địa lý: 20052’ đến 22033’ vĩ độ Bắc; từ 102013’ đến 103030’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc và tỉnh Lai Châu. Phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Phía Đông giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Sơn La. Phía Tây giáp Lào.
Điện Biên có địa hình núi non chia cắt mạnh mẽ và có nhiều đỉnh núi cao 1500m đến trên 2000m. Một cách khái quát có thể chia địa hình tỉnh Điện Biên ra 4 kiểu địa hình:
(1) Kiểu địa hình núi cao và núi cao trung bình:
Đây là kiểu địa hình phổ biến, chiếm đại bộ phận diện tích của tỉnh Điện Biên và đều là những uốn nếp cổ với nhiều hƣớng khác nhau.
+ Địa hình núi cao trung bình từ 1.000-1.500m: Kiểu địa hình này chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm những dãy núi và ngọn núi riêng biệt, có độ cao trung bình 1.000-1.500m. Địa hình có dạng mềm mại, độ dốc trung bình 20-250, mật độ chia cắt sâu và ngang tƣơng đối lớn.
+ Địa hình núi cao trung bình từ 1.700-1.800m: Bao gồm những dãy núi Việt-Lào, Pusancáp, có độ cao trung bình từ 1.700-1.800m. Kiểu địa hình này do sự nâng lên và chia cắt bề mặt, có sƣờn dốc hơn, mức độ chia cắt ngang và sâu khá lớn.
+ Địa hình núi cao trên 2.000m: Kiểu địa hình này chiếm diện tích nhỏ, bao gồm một số đỉnh cao nhƣ Pusancáp,… Kiểu địa hình này có dạng sắc
nhọn đan cắt nhau. Độ dốc lớn thƣờng từ 300-400, mức độ chia cắt ngang và sâu rất lớn.
(2) Kiểu địa hình đồi bát úp:
Kiểu địa hình này đƣợc hình thành bởi những dãy đồi hoặc nhóm đồi riêng biệt có dạng bát úp với độ cao nhỏ hơn 1.000m. Địa hình có dạng mềm mại, độ dốc tƣơng đối nhỏ, vỏ phong hoá dày, có nơi tới 10-20m. Kiểu địa hình này có nhiều ở huyện Mƣờng Nhé.
(3) Địa hình thung lũng thấp:
Xen kẽ giữa các dãy núi và cao nguyên là các thung lũng thấp. Hƣớng thung lũng nói chung là trùng với hƣớng sông, suối. Các thung lũng này đƣợc hình thành chủ yếu là do quá trình bồi tụ. Tỉnh Điện Biên có nhiều thung lũng khá rộng nhƣ Điện Biên, Mƣờng Thanh, Tuần Giáo, Mƣờng Chà, Mƣờng Lay. Điển hình là thung lũng Mƣờng Thanh trải rộng ra với diện tích 150km2, có độ cao xấp xỉ 500m và có nhiều đặc điểm nhƣ những cánh đồng vùng châu thổ. Đây là một kiểu địa hình khá độc đáo của một tỉnh vùng núi.
(4) Địa hình cao nguyên phát triển Kacstơ:
Tỉnh Điện Biên có các cao nguyên Tả Phìn và Sín Chải ngăn cách nhau bởi dòng sông Đà, chạy dài theo hƣớng tây bắc-đông nam, có độ cao trung bình từ 1.000-1.500m, đƣợc tạo thành chủ yếu trên đá vôi. Ở đây có hiện tƣợng Kacstơ phát triển.
Tỉnh có tới trên 60% diện tích với cao độ trên 800m; trên 25% diện tích cao độ từ 600-800m; 13% diện tích ở độ cao 300-600m. Cao độ dƣới 300m chỉ chiếm 0.55% diện tích toàn tỉnh. Trong khi 54% diện tích đất có độ dốc hơn 30%.
diện tích đất nông nghiệp là 108.158 ha, chiếm 11,34 % diện tích đất tự nhiên. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 309.765ha (chiếm 32,46%) và diện tích đất chuyên dùng 6.053ha (chiếm 0,63%). Ngoài ra, Điện Biên còn có 528.370 ha đất chƣa sử dụng, chiếm 55,37% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi (96,9%).
Điện Biên hình thành các nhóm đất sau:
+ Nhóm đất mùn trên núi cao: Phân bố ở độ cao trên 1.700 m, độ dốc trên 350, nền vật chất chủ yếu là nhóm đá phún suất có tính chua, phân bố chủ yếu trên các đỉnh núi cao. Đặc điểm nổi bật là đất có tầng mỏng đến trung bình, tầng mùn rất dày, phân giải chậm, giàu dinh dƣỡng.
+ Nhóm đất Feralit mùn trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 700 - 1.700 m, độ dốc bình quân > 250. Quá trình hình thành đất là quá trình Feralit mùn trên núi. Các dạng này phân bố tập trung ở những đỉnh núi cao, đầu nguồn các sông suối lớn, có địa hình chia cắt mạnh. Độ dày tầng đất từ mỏng đến trung bình, hàm lƣợng mùn từ trung bình đến giàu.
+ Nhóm đất Feralit trên núi thấp: Nhóm đất này phân bố ở độ cao 300- 700 m, có nguồn gốc từ đá trầm tích và biến chất, có kết cấu hạt mịn, phân bố ở tất cả trong tỉnh. Các dạng đất này thƣờng bị tác động mạnh của con ngƣời. Do vậy, đất thƣờng bị xói mòn, rửa trôi mạnh, tầng đất trung bình, tỷ lệ mùn thấp, đất chặt, hàm lƣợng NPK thấp.
+ Nhóm đất phù sa cổ và phù sa mới: Phân bố tập trung chủ yếu ở vùng đồi và thung lũng, máng trũng, có độ cao dƣới 300m. Các dạng đất này có tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, giữ nƣớc tốt, đất tơi xốp, ít bị xói mòn. Đây là đối tƣợng chính để sản xuất nông nghiệp. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lƣơng thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
Những vùng cao đất có độ dốc lớn, cộng với rừng bị chặt phá, khai thác bừa bãi đã gây ra hiện tƣợng sụt lở, xói mòn và lũ lụt ở nhiều nơi trong mùa mƣa với mức thiệt hại lớn. Do đó tiềm ẩn những khó khăn không nhỏ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất, nhất là ở những vùng cao, vùng sâu.
Toàn tỉnh có hơn 10 hồ lớn và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố tƣơng đối đồng đều nên nguồn nƣớc mặt ở Điện Biên rất phong phú. Các sông thuộc 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông.
Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm. Nƣớc của các con sông phụ thuộc nhiều vào lƣợng mƣa trong năm. Do vậy mùa mƣa lƣợng nƣớc ở các sông chiếm 80 - 85% lƣợng nƣớc cả năm, mùa cạn chỉ vào khoảng 15 - 20%. Vào mùa mƣa, các sông suối đều có tốc độ dòng chảy lớn, dễ sinh lũ, đặc biệt là lũ quét, gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản cho nhiều vùng trong tỉnh.
Hiện nay, toàn tỉnh có 348.049 ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ 37%. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao nhƣ: lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơmu,... Ngoài ra còn có các loại cây đặc sản khác nhƣ cánh kiến đỏ, song mây,... Rừng Điện Biên không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, mà còn rất phong phú về muông thú: 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật lƣỡng cƣ, 25 loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Trong những năm gần đây do nạn đốt rừng và săn bắn chim thú tự do, nên lƣợng chim thú quý trong rừng ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
2.1.2.2. Đặc điểm khí hậu
a) Chế độ nhiệt
Nhiệt độ không khí trung bình năm của tỉnh dao động từ 18-220C. Ở những nơi núi cao nhiệt độ không khí bị hạ thấp theo quy luật nhiệt độ giảm theo độ cao địa hình. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 250C ở vùng thấp, 22-240C ở độ cao 500 - 700m, 18 - 190C ở độ cao 1000m, lớn hơn 160C ở độ cao trên 1500m. Theo số liệu trung bình nhiều năm của các địa bàn trong tỉnh, nhiệt độ không khí trung bình năm thay đổi từ 17.50C (Pha Đin) đến 23.00C (thị xã Mƣờng Lay). Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là trung bình tháng 12 ở Pha Đin (12.10C); tháng 1 ở Tủa Chùa (13.70C), Tuần Giáo (14.60C), Điện Biên (15.70C). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của mùa hè là 20.60C (Pha Đin); 25.90C (Điện Biên); 26.60C (Mƣờng Lay). Nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất có nơi tới 31-330C. Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất từ 9.5 đến 13.30C.
Tổng nhiệt độ năm 8000 - 85000C ở vùng thấp; 7000 - 80000C ở vùng núi trung bình, dƣới 60000C ở vùng núi cao trên 1500m. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40,30C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là -3.30C. Biên độ nhiệt năm ở đây đạt 8-100C.
b) Chế độ mƣa - ẩm
Lƣợng mƣa trung bình năm cho cả tỉnh Điện Biên khoảng 1.786mm, lƣợng mƣa ở các vùng phổ biến là 1.100-2.500mm và phân bố không đều theo không gian và thời gian, cao hơn lƣợng mƣa của tỉnh Sơn La và thấp hơn so với lƣợng mƣa của tỉnh Lai Châu, đạt mức trung bình của Bắc Bộ. Lƣợng mƣa vùng này phân hoá khá mạnh: ở vùng núi phía tây bắc của tỉnh mƣa khá nhiều, lƣợng mƣa năm đạt mức cao nhất tỉnh (trên 2.000mm/năm), còn ở phần phía nam thì mƣa lại khá ít (chỉ đạt dƣới 1.400mm/năm).
Theo giá trị quy tính từ số liệu khảo sát [4]: Những nơi lƣợng mƣa năm đạt mức cao nhất tỉnh là Sín Thầu trên 2.500mm/năm, rất thấp nhƣ ở Nà Hỳ
(chỉ 1.100mm, xấp xỉ lƣợng mƣa trung bình năm ở trạm Sông Mã (1.158mm). Ở 2 thung lũng rộng lớn Mƣờng Thanh và Tuần Giáo lƣợng mƣa trung bình năm cũng chỉ đạt xấp xỉ 1.600mm. Lƣợng mƣa trung bình tháng cao nhất đạt trên 365mm quan trắc đƣợc ở trạm Tủa Chùa, lƣợng mƣa trung bình tháng thấp nhất xuất hiện ở trạm Điện Biên và Tuần Giáo (dƣới 20mm). Những con số này cho thấy sự chênh lệch rất đáng kể trong chế độ mƣa ở Điện Biên. Điều đó có liên quan đến hiện tƣợng mƣa lớn gây ra lũ lụt và khô hạn thƣờng diễn ra trong mùa mƣa và mùa khô ở Điện Biên. Số ngày mƣa ở đây cũng không nhỏ, tính trung bình có khoảng 145 ngày mƣa (xấp xỉ '5 tháng mƣa'), trong đó số ngày mƣa ở Mƣờng Thanh ít hơn (125 ngày). Lƣợng mƣa ngày lớn nhất của tỉnh Điện Biên quan trắc đƣợc ở các trạm khí tƣợng từ 230- 250mm, riêng ở Tủa Chùa đo đƣợc trên 410mm (ngày 14/6/1967). Hiện tƣợng lũ quét nguy hiểm do mƣa lớn, điều kiện thổ nhƣỡng và địa hình dốc của từng khu vực gây thiệt hại về ngƣời và của cho nhân dân ở địa phƣơng.
Độ ẩm tƣơng đối trung bình tính chung cho cả vùng đạt 83%, phân bố
tƣơng đối đồng đều ở các vùng trong tỉnh. Ở đây là độ ẩm thấp nhất tuyệt đối đạt giá trị khá thấp. Độ ẩm thấp nhất quan trắc đƣợc ở một số trạm đạt từ 7- 8%, ví dụ Tuần Giáo: 7% và Điện Biên: 8%. Có thể nói chế độ khô hanh mùa đông ở đây rất điển hình.
c) Chế độ nắng - gió
Điện Biên có số giờ nắng cao hơn ở Sơn La và xấp xỉ của tỉnh Lai Châu. Số giờ nắng trung bình năm của tỉnh Điện Biên (tính trung bình cho cả tỉnh) đạt 1.940 giờ. Riêng ở cánh đồng Mƣờng Thanh có số giờ nắng cao nhất với 2.034giờ/năm, thứ đến ở Pha Đin: 2.021giờ/năm và Tủa Chùa: 1.952giờ/năm; ở Tuần Giáo đạt trên dƣới 1.850giờ/năm. Tổng số giờ nắng năm càng lên cao càng tăng. Những khu vực núi cao nhƣ Si-Pa-Phìn, Pha Đin
hay các khu vực thung lũng lớn nhƣ cánh đồng Mƣờng Thanh số giờ nắng đạt trên 2.000 giờ/năm (trên 5,5 giờ/ngày), các khu vực thấp nhƣ Tuần Giáo có số giờ nắng đạt trên 1.800giờ/năm (khoảng 5,0 giờ/ngày).
Biến trình số giờ nắng trong năm ở Điện Biên không chênh lệch nhau nhiều giữa mùa đông (916-1.111giờ) và mùa hè (816-969 giờ), số giờ nắng trong tháng chính đông (tháng 1) cao hơn tháng chính hè (tháng 7). Các tháng chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa hè (tháng 3 - tháng 5) có số giờ nắng cao nhất trong năm (6-7 giờ/ngày). Tháng có số giờ nắng thấp nhất trong năm là tháng 7 (4 giờ/ngày). Nhìn chung, số giờ nắng ở tỉnh Điện Biên khá cao - cao nhất ở Bắc Bộ.
Tốc độ gió trung bình ở Điện Biên khoảng 1.2m/s, đạt trị số thấp nhất so với các vùng trong cả nƣớc (so với các vùng núi khác nhƣ Đông Bắc (1.6m/s) hoặc Tây Nguyên (1.8m/s)). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ gió trung bình ở đây hạ thấp nhƣ vậy là do tần suất lặng gió trong tất cả các tháng đều đạt trị số cao (xấp xỉ 50-65%). Gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió Tây Nam khô nóng thƣờng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 5.
Ngoài trạm Pha Đin ở độ cao xấp xỉ 1.400m tốc độ gió trung bình đạt đƣợc giá trị 2.7m/s, còn hầu hết các trạm khác ở thung lũng và đồi núi thấp chỉ đạt dƣới 1m/s. Tuy thế tốc độ gió cao nhất ở tỉnh Điện Biên cũng đạt giá trị khá cao (ở nhiều nơi đạt 40m/s). Nhìn chung, tiềm năng năng lƣợng gió ở vùng Điện Biên nói riêng và ở vùng Tây Bắc nói chung là không lớn, do tần suất lặng gió cao.
d) Các hiện tƣợng thời tiết khác
Là tỉnh vùng núi, dông ở đây cũng khá nhiều (tính chung cho cả tỉnh có tới 54 ngày dông, riêng ở Điện Biên xấp xỉ 70 ngày và ở Tủa Chùa dông ít
nhất - chỉ 28 ngày). Dông, tố kèm gió mạnh thƣờng gây ra thiệt hại đáng kể cho nhân dân ở địa phƣơng.
Hiện tƣợng sƣơng mù ở tỉnh Điện Biên xẩy ra khá phổ biến, đặc biệt ở thung lũng Điện Biên và Tuần Giáo số ngày có sƣơng mù đạt khá lớn (từ 99- 106 ngày/năm), tuy thế ở Tủa Chủa lại rất ít xuất hiện (tính trung bình cả năm chỉ 1,7 ngày). Có thể coi đây là trƣờng hợp đặc biệt, có lẽ do trạm Tủa Chùa đặt ở độ cao trên 1.000m nằm giữa thung lũng thoáng rộng, nên điều kiện hình thành sƣơng mù ở đây là không thuận lợi.
Cũng nhƣ tình hình chung ở vùng Tây Bắc, tỉnh Điện Biên ít chịu ảnh hƣởng của gió bão, mà chủ yếu chịu hệ quả mƣa do bão với lƣợng mƣa lớn, kéo dài, gây lũ quét và ngập lụt. Hiện tƣợng mƣa đá ở Điện Biên hầu nhƣ năm nào cũng xuất hiện vào thời kỳ cuối đông-đầu hạ, trung bình hàng năm có từ 0.6-1.6 ngày xẩy ra hiện tƣợng này.
Hiện tƣợng sƣơng muối ở những vùng thung lũng và núi cao ít xẩy ra, xuất hiện trên phạm vi hẹp. Số ngày có sƣơng muối trung bình ở các địa phƣơng dao động từ 0.3-1.3 ngày/năm, sƣơng muối xuất hiện nhiều nhất ở Tủa Chùa với 1.3 ngày/năm. Nhìn chung khí hậu khá thích hợp để phát triển tập đoàn cây trồng phong phú và đa dạng.
Bảng 2.2.Một số đặc trƣng khí hậu của tỉnh Điện Biên
Địa điểm Độ cao (m) Nhiệt độ không khí (0C) Lƣợng mƣa (mm) Số giờ nắng (giờ) Độ ẩm không khí (%)
TTB Tmax Tmin UTb UMin
Mƣờng Nhé 641 20.8 40.3 -3.3 1848.4 1938.0 86 14
Tuần Giáo 572 21.1 37.2 -0.6 1610.6 1870.3 83 7
Tủa Chùa 1250 19.3 34.3 1.3 1832.6 1952.2 83 15
Pha Đin 1347 17.6 31.7 -1.2 1772.2 2020.6 83 10
2.2. ĐẶC TRƢNG VÀ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN SƢƠNG MUỐI Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN
2.2.1. Số liệu sử dụng
2.2.1.1. Thu thập số liệu
Các yếu tố khí tƣợng thủy văn, trong đó có các yếu tố liên quan đến khả năng xuất hiện sƣơng muối ở khu vực nghiên cứu đƣợc quan trắc trên lƣới trạm khí tƣợng thủy văn. Tính đến năm 2010 ở các trạm hiện đang còn hoạt động, thì hầu hết các chuỗi số liệu có thời kỳ quan trắc đều trên 38 năm, nhiều nhất là Sơn La có tới 50 năm, và ít nhất là Bắc Yên 38 năm. Một số trạm đã ngừng hoạt động nhƣ Mƣờng Nhé, Thuận Châu số liệu chỉ có đến năm 1981.
Trên cơ sở dữ liệu hiện có và để đáp ứng mục tiêu, nội dung nghiên cứu của luận văn, trong đó chủ yếu nghiên cƣ́u về khả năng xuất hiê ̣n sƣơng muối trong gần 30 năm trở lại đây. luận văn đã tập trung thu thâ ̣p số liê ̣u các yếu tố khí tƣợng về khả năng xuất hiê ̣n sƣơng muối ở 2 tỉnh nghiên cứu và vùng lân cận (bảng 3.1), bao gồm các nô ̣i dung sau:
1) Thu thập số liệu từng giờ trong thời gian khả năng xuất hiện sƣơng muối