Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện sương muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở 2 Tỉnh Sơn La và Điện Biên (Trang 32)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1.Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Điện Biên

Điện Biên, một tỉnh thuộc tây Hoàng Liên Sơn, là một vùng núi thấp nằm khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn. Ở đây khí hậu có hai mùa, mùa đông lạnh và khô đối nghịch với mùa hè nóng và nhiều mƣa. Điện Biên ở vào giữa 210 và 22045, vĩ độ bắc nhƣng có địa hình khép kín nên mùa đông đỡ lạnh hơn, hàng năm chỉ có ít ngày có nhiệt độ dƣới 150C. Tuy ở đây cũng có khả năng xuất hiện sƣơng muối nhƣng mức độ ít nghiêm trọng nhƣ ở vùng Thuận Châu, Mai Sơn của Sơn La.

Điện Biên có lƣợng mƣa hàng năm không cao, chỉ có 1552mm và mùa mƣa chỉ kéo dài 5-6 tháng từ tháng 4, 5 đến tháng 9, 10. Tuy nhiên, độ ẩm không khí tƣơng đối ở Điện Biên thuộc loại trung bình. Mực nƣớc ngầm nông hơn ở vùng đất đỏ đá vôi Sơn La. Mạng sông suối có nguồn nƣớc phong phú. Đây là một thế mạnh của vùng cà phê này.

Mặc dù, độ cao các vùng đất trồng cà phê khoảng 400-500m, nhƣng đây vẫn là vùng cà phê Arabica giàu tiềm năng và chất lƣợng khá vì nó ở vĩ độ khá cao gần bắc chí tuyến.

Cà phê đƣợc trồng ở Điện Biên từ thế kỷ 20. Cuối những năm 1950, Điện Biên có một nông trƣờng lớn chuyên canh cà phê, với diện tích 500 ha. Tuy nhiên, sự lây lan của bệnh gỉ sắt đã phá huỷ các vƣờn cà phê. Đến những năm 1980, cây cà phê một lần nữa đƣợc đƣa vào canh tác với nguồn vốn của Liên Xô. Các khu vực quanh cánh đồng Mƣờng Thanh đã đƣợc quy hoạch để trồng cà phê. Chƣơng trình không đƣợc duy trì do nguồn vốn của Liên Xô không còn. Đến năm 2000, cà phê chè ở Điện Biên đƣợc khởi động lần thứ ba với dự án AFD của Pháp. Năm 2002, Điện Biên trồng đƣợc hơn 200 ha cà phê chè với sản lƣợng vài trăm tấn. Năng suất cà phê Điện Biên tƣơng đối cao. Từ

đó đến nay, diện tích cà phê liên tục tăng , đặc biệt từ năm 2007, khi có sự đầu tƣ của tập Đoàn Thái Hoà vào khu vực Mƣờng Ảng, diện tích cà phê tăng đột biến. Qua nhiều năm nghiên cứu khảo nghiệm và chọn lọc giống, kết hợp với đầu tƣ thâm canh, mở rộng diện tích ở những địa bàn có lợi thế, đến năm 2009 diện tích cà phê là 1.546 ha. Diện tích cà phê trồng mới năm 2009 là 520 ha. Vùng phát triển cà phê chính tập trung tại huyện Mƣờng Ảng (1.405 ha). Sản lƣợng cà phê nhân năm 2009 ƣớc đạt 1.261 tấn.

Năng suất cà phê ở Điện Biên thuộc loại cao so với các vùng khác trong cả nƣớc. Năm 2007, năng suất bình quân 2,63 tấn cà phê nhân/ha, sản lƣợng đạt 1.015 tấn. Năm 2008, do chịu ảnh hƣởng của đợt rét lịch sử nên năng suất bị giảm mạnh, chỉ đạt bình quân 1,66 tấn cà phê nhân/ha, sản lƣợng giảm còn 622 tấn. Theo thống kê năm 2009, sản lƣợng cà phê của tỉnh đạt 1.172 tấn.

Bảng 1.1. Diễn biến diện tích (ha) cà phê của tỉnh Điện Biên

TT Huyện/ Thành phố Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1 TP Điện Biên Phủ 42 42 56 30 32 32 32 2 TX Mƣờng Lay 1 1 1 1 2 2 1 - 3 Mƣờng Nhé 4 Mƣờng Chà 5 Tủa Chùa 6 Tuần Giáo 92 197 200 220 275 8 78

7 Điện Biên 90 96 57 57 50 63 73 34 31 8 Điện Biên Đông

9 Mƣờng Ảng 318 348 955 1.405

Tổng 183 294 300 320 383 413 454 1.029 1.546

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện sương muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở 2 Tỉnh Sơn La và Điện Biên (Trang 32)