Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện sương muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở 2 Tỉnh Sơn La và Điện Biên (Trang 34)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.2. Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Sơn La

Cũng nhƣ các tỉnh khác ở Tây Bắc, Sơn La với một hệ thống núi cao bao quanh các bồn địa, các cao nguyên nằm ở phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Cà phê đƣợc trồng trên các sƣờn, chân các dãy núi thấp hoặc trên các đồi với độ cao khoảng 600m. Tuy độ cao địa hình thấp song vùng cà phê Sơn La nằm ở vĩ độ khá cao về phía Bắc. Với vĩ độ khoảng 21000 đến 22000 vĩ độ bắc, vùng cà phê Sơn La có vị trí địa lý tƣơng tự nhƣ vùng cà phê chè tập trung vùng Sao Paulo, Minas Gerais của Braxin cùng với độ cao khoảng 600m so với mực nƣớc biển, sự khác biệt là hai vùng cà phê ở hai phía Bắc và Nam bán cầu. Khí hậu Sơn La nóng và nhiều mƣa vào mùa hạ, lạnh và khô vào mùa đông. Cây cà phê ở đây sinh trƣởng xanh tốt cho sản lƣợng cao. Những vƣờn cà phê ở quanh thị xã, ở huyện Mai Sơn, ở Thuận Châu... đều cho sản lƣợng bình quân 20 tạ cà phê nhân một hecta.

Sơn La đƣợc đánh giá là một tỉnh sản xuất cà phê có hiệu quả, nhƣng quy trình kỹ thuật chƣa đồng bộ nên diện tích, sản lƣợng không ổn định và không bền vững. Việc đầu tƣ vào sản xuất cà phê mang tính tự phát. Việc tạo hình hầu nhƣ không đƣợc chú ý, nhiều vùng ở Sơn La có năm có sƣơng muối tác động xấu đến vƣờn cà phê mà không có biện pháp phòng tránh, vì vậy hiệu quả đầu tƣ thấp, năng suất không cao, không ổn định.

Bảng 1.2. Diễn biến về diện tích (ha) cà phê ở Sơn La

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tx Sơn La 1.160 1.217 1.165 1.182 1.191 1.222 1.287 1.465 1.515 H. Quỳnh Nhai 32 49 41 71 155 156 156 149 92 H. Mƣờng La 37 23 19 19 16 12 10 10 4 H. Thuận Châu 898 814 665 674 590 652 306 326 385 H. Bắc Yên 6 H. Phù Yên 120 H. Mai Sơn 1,041 710 576 599 578 715 745 1,355 1,400 H. Sông Mã 547 145 179 159 35 35 11 11 11 H Sốp Cộp 84 74 71 70 41 H. Yên Châu 15 6 6 6 H. Mộc Châu 6 3 Tổng 3.862 2.967 2.651 2.710 2.649 2.866 2.586 3.386 3.448

Bảng 1.3. Các tiểu vùng trồng cà phê tại Sơn La

Huyện, Thị

Hiện trạng 2008 Quy hoạch 2015 Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Tx Sơn La 1.515 2.000

H. Quỳnh Nhai 92 250 H. Mƣờng La 4 15 H. Thuận Châu 385 630 H. Mai Sơn 1.400 2.015 H. Sông Mã 11 15 H Sốp Cộp 41 75 Tổng 3.448 3.029 5.000 5.500

Đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 3000ha cà phê đang kinh doanh. Trƣớc mắt, kế hoạch của tỉnh có thể đƣa lên 1000-4500ha. Riêng một xã Chiềng Ban huyện Mai Sơn diện tích cà phê dự kiến sẽ đạt 700ha trên tổng diện tích đất canh tác 1005ha. Một vùng đất có thể khai thác trồng cà phê trong thời gian tới là vùng di dân của đồng bào vùng thủy điện Sơn La. Có đất đai phì nhiêu, có khí hậu thích hợp, có lực lƣợng lao động cần cù, tiếp thu kỹ thuật nhanh, Sơn La là một vùng cà phê chè giàu tiềm năng của vùng Tây Bắc của cả nƣớc ta. Số liệu cho thấy cây cà phê đã từng đƣợc trồng ở tất cả các huyện thị, tuy nhiên trong quá trình phát triển hiện nay chủ yếu tập trung ở TX Sơn La, huyện Mai Sơn, huyện Thuận Châu. Riêng huyện Quỳnh Nhai cây cà phê có xu hƣớng bị thu hẹp lại.

CHƢƠNG 2

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN SƢƠNG MUỐI Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SƠN LA, ĐIỆN BIÊN

2.1.1. Tỉnh Sơn La

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Sơn La là tỉnh miền núi, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nƣớc Lào. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Sơn La nằm trong toạ độ địa lý từ 20039’ – 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ – 105002’ kinh độ Đông. Tỉnh Sơn La có diện tích 14055 km2, gồm 9 huyện và 1 thị xã.

Địa hình tỉnh Sơn La có độ̣ cao trung bình khoảng 600 - 800m. Các hệ thống núi lớn trong tỉnh chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình núi cao xen lẫn cao nguyên chia lãnh thổ Sơn La thành hai lƣu vực sông lớn là lƣu vực sông Đà và lƣu vực sông Mã.

Tỉnh Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050m so với mực nƣớc biển, mang đặc trƣng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 550-750m với những bồn địa rộng, tƣơng đối bằng phẳng thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.

Điểm đặc biệt của địa hình Sơn La là độ dốc lớn và mức độ chia cắt sâu, chia cắt ngang mạnh. Trên 87% diện tích đất tự nhiên của tỉnh có độ dốc từ 250 trở lên. Điều này làm cho đồng ruộng của tỉnh có diện tích nhỏ hẹp,

chủ yếu là ruộng bậc thang. Sơn La cũng là tỉnh có diện tích đất trống đồi trọc khá lớn, chiếm gần 50% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tỉnh có tới trên 49% diện tích với cao độ trên 800m; trên 21% diện tích cao độ từ 600-800m; 23% diện tích ở độ cao 300-600m. Độ cao dƣới 300m chiếm 6.18% diện tích toàn tỉnh.

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang đƣợc sử dụng là 753.520 ha (chiếm 53,3% đất tự nhiên). Đến nay đất chƣa sử dụng và sông suối trong toàn tỉnh còn rất lớn: 651.980 ha, chiếm 46,1% diện tích tự nhiên, trong đó có 598,434 ha là đất đồi núi không có rừng cần phải đƣợc khai thác để trồng rừng và khoanh nuôi, bảo vệ.

Đại bộ phận đất đai là Feralit đỏ sẫm và Feralit vàng đỏ. Đất Feralit có mùn chiếm một tỷ lệ tƣơng đối lớn nhƣng phần lớn đều ở độ cao 600-1800m. Các nhóm đất này chiếm 89,7% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Đất có độ dốc cao trên 250 chiếm 86%. Tuy nhiên có 2 cao nguyên tƣơng đối bằng phẳng và rộng lớn là cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản, là nơi phân bố các loại đất có độ phì cao, tầng đất dày nhƣ đất đỏ vàng và đất nâu vàng trên đá vôi rất thích hợp để phát triển một nền nông, lâm nghiệp hàng hoá có quy mô tập trung.

Độ dày tầng đất từ trung bình đến dày, đất có tầng dày trên 100 cm, chiếm 33,5%, tầng dày 50-70cm chiếm 36,1% và dƣới 50 cm chiếm 30,4%, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Độ phì của đất mặc dù bị suy thoái do thảm thực vật bị tàn phá và tập quán canh tác nƣơng rẫy lạc hậu trƣớc đây nhƣng nhìn chung còn đạt mức trung bình.

Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên nƣớc với 35 suối lớn và khoảng 5000ha các hồ chứa nƣớc; 2 sông lớn là sông Đà và sông Mã. Là tỉnh có hệ thống sông, suối khá dầy, mật độ từ 1,2 - 1,8 km/km2, ở mức trung bình so với các tỉnh miền bắc. Nhƣng phân bố khồng đồng đều giữa các vùng, tập trung ở vùng thấp, có đến 97% diện tích tự nhiên thuộc lƣu vực của 2 sông

chính là sông Đà và sông Mã.

Sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mƣa và mùa khô khá lớn. Mùa lũ thƣờng diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm nhƣng diễn ra sớm hơn ở các nhánh thƣợng lƣu và muộn hơn ở hạ lƣu. Có đến 65 - 80% tổng lƣợng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ. Về mùa khô mực nƣớc ở các sông suối nội tỉnh xuống thấp, việc khai thác nƣớc phục vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng thiếu cả nƣớc sinh hoạt.

Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao.

Rừng Sơn La có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tƣơng lai. Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên là Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha. Độ che phủ của rừng đạt khoảng 37%, năm 2003. Về trữ lƣợng, toàn tỉnh có 87,053 triệu m3 gỗ và 554,9 triệu cây tre, nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng trồng chỉ có 154 nghìn m3 gỗ và 221 nghìn cây tre, nứa.

2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu tỉnh Sơn La

a) Chế độ nhiệt

Chế độ nhiệt ở Sơn La [3] mang tính chất nhiệt đới của một vùng núi vừa và cao. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 18-230C với 6-7 tháng nhiệt độ trung bình dƣới 250C ở vùng thấp và dƣới 200C ở vùng cao. Nhiệt độ tối cao trung bình khoảng 26-270C và tối thấp trung bình 16-170C, thấp nhất

tuyệt đối xảy vào tháng 12, tháng 1 dao động từ 0 - 50C. Tổng tích nhiệt hàng năm trung bình là 7550 0C.

Mùa lạnh: Nền nhiệt độ thấp do ảnh hƣởng của độ cao địa hình kết hợp với sự xâm nhập của không khí lạnh cực đới biến tính. Ở vùng núi thấp và vừa độ cao nhỏ hơn 800m thì mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3, với trên 90-110 ngày nhiệt độ xuống dƣới 150C và khoảng 2-5 ngày nhiệt độ xuống dƣới 50C. Ở vùng núi độ cao trên 800m, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, với trên 150-160 ngày nhiệt độ xuống dƣới 150C và trên 10-20 ngày nhiệt độ dƣới 50C.

Vào thời kỳ chính đông từ tháng 11 đến tháng 1 nhiệt độ xuống thấp, không mƣa hoặc mƣa không đáng kể nên không thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa. Ở đây khả năng sƣơng muối, băng giá thƣờng xảy ra gây hại nặng cho nhiều diện tích cà phê (các năm 1993, 1995, 1999, và nặng nhất là đợt rét lịch sử cuối năm 2007 đầu năm 2008).

Mùa nóng: Ở vùng núi thấp và vừa, mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, với khoảng 100-150 ngày nhiệt độ trên 300C và khoảng 3-30 ngày nhiệt độ trên 350C. Ở vùng núi cao, hầu nhƣ không có mùa nóng. Tuy vậy, ở những nơi có độ cao không quá 1000m nhƣ Mộc Châu hàng năm vẫn có 20- 30 ngày nhiệt độ trên 300C.

b) Chế độ mƣa - ẩm

Lƣợng mƣa năm phổ biến ở Sơn La từ 1158-1703mm, chỉ vào loại trung bình ở Việt Nam. Mƣa nhiều ở các huyện phía Bắc, tƣơng đối nhiều các huyện phía Đông Nam và tƣơng đối ít ở các huyện phía Tây Nam. Vùng sông Mã lƣợng mƣa thấp chỉ đạt 1158 mm/năm.

Mùa mƣa ở Sơn La phổ biến là từ tháng 4 đến tháng 9, cá biệt có nơi mùa mƣa bắt đầu vào tháng 5 hay tháng 6. Trong 6 tháng mùa mƣa, lƣợng

mƣa chiếm từ 80- 90% lƣợng mƣa năm, có tháng mƣa trên 300mm và trên 15 ngày có mƣa. Trong 6 tháng mùa khô, nhiều tháng chỉ có lƣợng mƣa dƣới 20mm, thậm chí dƣới 10mm, nhiều tháng chỉ có 1-3 ngày mƣa.

Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm là 82%, cao nhất trung bình từ 86- 87% (tháng 6,7,8), tối thấp tuyệt đối từ 4-14% (tháng 1,2,3). Độ ẩm khá cao trong mùa hè và khá thấp trong mùa đông. Tuy nhiên, chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất chỉ khoảng 10%. Vào mùa đông, không ít ngày độ ẩm tƣơng đối xuống dƣới 70-80% tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sƣơng muối.

c) Chế độ nắng - gió

Tổng số giờ nắng trung bình năm phổ biến ở Sơn La từ 1700-2100 giờ, số giờ nắng cao nhất là Cò Nòi (2105 giờ/năm) và thấp nhất là Phù Yên (1728 giờ/năm). Số giờ nắng thấp nhất xảy ra vào tháng 2 dao động từ 90-147 giờ /tháng, tháng nóng nhất là tháng 4 và 5 với số giờ nắng ở các địa phƣơng dao động từ 194-215 giờ. Nắng nóng vào lúc giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ.

Nằm sâu trong đất liền, lại có địa hình phức tạp của vùng núi. Tốc độ gió trung bình năm ở các vùng trong tỉnh phổ biến là 1.0-2.8m/s. Nơi có tốc độ gió lớn nhất là Bắc Yên tốc độ gió trung bình năm đạt 2.8m/s, vùng có tốc độ gió thấp nhất là Quỳnh Nhai và thị xã Sơn La (tốc độ gió trung bình năm là 1.1m/s). Gió mùa đông mạnh hơn mùa hè, tốc độ gió cao nhất ở tỉnh Sơn La cũng đạt giá trị khá cao ở nhiều nơi đạt  40m/s.

d) Các hiện tƣợng thời tiết khác

Sƣơng muối thƣờng xuất hiện mỗi năm vài đợt vào các tháng 12 và 1, trung bình hàng năm có từ 0.4- 5.1 ngày có sƣơng muối. Vùng xuất hiện sƣơng muối nhiều nhất ở Mộc Châu khoảng 5.1ngày/năm, ít nhất là ở Sông Mã và Yên Châu (0.4-0.6 ngày/năm), sƣơng muối gây ảnh hƣởng tới tất cả

các vùng trong tỉnh ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên trong những năm gần đây tần suất xuất hiện sƣơng muối có xu hƣớng giảm.

Dông ở đây cũng khá nhiều, tính chung cho cả tỉnh hàng năm có tới 63 ngày dông, là tỉnh dông xuất hiện nhiều hơn so với 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Dông nhiều ở các địa phƣơng nhƣ Cò Nòi, Sông Mã và Mộc Châu có từ 70 -72 ngày và Yên Châu dông ít nhất khoảng 46 ngày. Dông, tố kèm gió mạnh thƣờng gây ra thiệt hại đáng kể đối với sinh trƣởng và phát triển cây cà phê.

Tỉnh Sơn La có số ngày mƣa đá ít nhất ở Tây Bắc. Mƣa đá xuất hiện chủ yếu vào tháng 3 và tháng 4, trung bình hàng năm có từ 0.4 - 1.1 ngày xẩy ra hiện tƣợng này. Về mùa mƣa thƣờng xảy ra lũ quét ở những vùng độ dốc lớn, độ che phủ thực bì thấp.

Bảng 2.1. Một số đặc trƣng trung bình năm về khí hậu của tỉnh Sơn La

Địa điểm Độ cao (m) Nhiệt độ không khí (0C) Lƣợng mƣa (mm) Số giờ nắng (giờ) Độ ẩm không khí (%)

TTB Tmax Tmin UTb UMin

Quỳnh Nhai 156 23.1 41.0 2.1 1703.2 1738.4 84 10 Phù Yên 169 23.0 41.8 -0.9 1472.6 1728.1 81 5 Sông Mã 302 22.5 41.7 0.3 1158.2 1906.0 82 6 Yên Châu 313 22.9 41.1 -0.4 1196.4 1938.3 80 4 Bắc Yên 642 20.7 37.2 2.5 1507.1 1906.7 82 14 Cò Nòi 670 20.8 38.0 -4.5 1283.4 2105.2 80 6

Sơn La 676 21.1 38.0 -0.8 1393.6 1999.8 80 11 Mộc Châu 971 18.7 35.0 -1.5 1628.6 1900.2 86 10

2.1.2. Tỉnh Điện Biên

2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Điện Biên nằm ở vùng Tây Bắc, có toạ độ địa lý: 20052’ đến 22033’ vĩ độ Bắc; từ 102013’ đến 103030’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc và tỉnh Lai Châu. Phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Phía Đông giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Sơn La. Phía Tây giáp Lào.

Điện Biên có địa hình núi non chia cắt mạnh mẽ và có nhiều đỉnh núi cao 1500m đến trên 2000m. Một cách khái quát có thể chia địa hình tỉnh Điện Biên ra 4 kiểu địa hình:

(1) Kiểu địa hình núi cao và núi cao trung bình:

Đây là kiểu địa hình phổ biến, chiếm đại bộ phận diện tích của tỉnh Điện Biên và đều là những uốn nếp cổ với nhiều hƣớng khác nhau.

+ Địa hình núi cao trung bình từ 1.000-1.500m: Kiểu địa hình này chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm những dãy núi và ngọn núi riêng biệt, có độ cao trung bình 1.000-1.500m. Địa hình có dạng mềm mại, độ dốc trung bình 20-250, mật độ chia cắt sâu và ngang tƣơng đối lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện sương muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở 2 Tỉnh Sơn La và Điện Biên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)