Khả năng biểu hiện nghệ thuật tạo hình của hình khối không gian.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TRANG TRÍ CHUYÊN NGHÀNH (Trang 148)

I. Diện (Hình phẳng)

3. Khả năng biểu hiện nghệ thuật tạo hình của hình khối không gian.

+ Hình khối lồi và lõm (âm & dương ) nhờ ánh sáng mà mang lại hiệu quả cảm thụ thị giác cao. Một hình khối bất kỳ, nếu có mặt lồi, nghĩa là các lực tạo nén độ cong đó tác động từ trong ra, hay độ cong hướng vào trong. Trường hợp này ta gọi khối đó là khối dương. Các phần lõm của khối cũng được hiểu là: Lực tác động từ ngoài vào, độ cong hướng ra ngoài. Ta gọi là khối âm. Xét các tác phẩm điêu khác cổ điển ta cũng thấy hình khối có phần lồi, phần lõm. Phần lõm chỉ là sự gặp nhau của hai phần lồi. Trong một tác phẩm tạo hình, khi xuất hiện liên tục một chuỗi các khối âm - dương cùng với các tương phản sáng - tối sinh ra từ đó, xuất hiện các đối lực dễ cho ta cảm giác về sự vận động. Chính qua những chỉ tiêu của hình khối đó mà ta phân biệt chúng là hình khối mà không là không gian. Các giới hạn đó được hình thành thông qua các liên tưởng thị giác : nếu ta có hai điểm, ta có thể tượng tượng ra một đường thẳng, ta cũng có thể liên tưởng đến một mặt đi qua hai đường thẳng đó. Nếu các đường thẳng giới hạn hình thành một chuỗi phát triển theo một quỹ đạo nhất định thì ta cũng có thể liên tưởng đến tính vận động của hình khối. Ngôn ngữ của khối trừu lượng và ẩn dụ hơn. Khi đó, xu hướng "vận động"của khối phát triển từ những liên tưởng trừu tượng đến gần với những vận động thật hơn.

+ Các khối hình cơ bản (các hình khối Platon) bao giờ cũng là những hình khối có sức khái quát và biểu hiện cao nhất (hình II - 52a. b. c, d. e).

Le Corbusier đã viết: "Hình cầu, hình lập phương, hình côn, hình trụ hay hình tháp là những hình dạng vĩ đại đầu tiên mà ánh sáng làm dậy lên trước mắt chúng ta. Hình ảnh chúng rất khác nhau khiến chúng ta không thể lẫn lộn được. Đó chính là điều khiến chúng trở nên đẹp, những hình dạng đẹp nhất..." . Xem hình II - 53a. b. c và hình II - 54a. b (khối Platon và công trình kiến trúc). Sự tổng kết và nhận định của Le Corbusier trên đây cũng là khẳng định bản chất quy luật của nhận thức thị giác đối với luật hình và cấu trúc đơn giản của các khối đó mà ta đã nghiên cứu ở chương 1. Trong thực tế lịch sử kiến trúc, việc áp dụng những hình khối cơ bản vào các công trình kiến trúc đã được chứng minh về sự biểu hiện cao của giá trị nghệ thuật. Xem hình II - 53a. b. c và hình II - 54a. b.

+ hình khối không gian có khả năng hiểu hiện cả ở 3 chiều. Hình khối không gian có đầy đủ tính chất như đường nét và diện, bởi vì phân tích nó cũng xuất phát từ điểm, đường nét và diện. Ngoài ra nó còn có những khả năng biểu hiện cả ở 3 chiều không gian. Ở mỗi vị trí của tác phẩm tạo hình đều có những hiệu quả nhận thức thị giác khác nhau, chính vì vậy một tác phẩm tạo hình theo hình khối không gian đều phải nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Đây cũng là tính động trong tạo hình khối. + Phông hình của một bố cục hình khối thường cũng là không gian và hình khối (Có thể khối lồng khối.v.v...) vì thế hình và phông đều động. Ví dụ một bố cục hình khối ở một vị trí quan sát này tổng thể cân đối nhưng ở vị trí khác thì không còn hài hòa nữa.

Tóm lại:

Việc nghiên cứu thiết kế tạo hình kiến trúc thực tế chính là việc nghiên cứu các hình khối không gian trong một trường nhìn biến đổi. Có lúc đối tượng nghiên cứu trong tầm nhìn nhưng đôi khi vượt giới hạn hoặc bị giới hạn tầm nhìn. Vì thế tư duy nghiên cứu của người thiết kế phải đi từ tổng thể hình khối không gian đến chi tiết các yếu tố cấu thành khối và không gian đó. Yếu tố cấu thành khối và không gian lại chính là điểm đường nét và diện hình. Vì vậy nghiên cứu thiết kế tạo hình kiến trúc phải vận dụng tổng hòa các khả năng

biểu hiện của các thành phần trong ngôn ngữ tạo hình - điểm, đường nét, diện hình, khối không gian.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TRANG TRÍ CHUYÊN NGHÀNH (Trang 148)