Hình dạng thị giác 1 Khái niệm :

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TRANG TRÍ CHUYÊN NGHÀNH (Trang 27)

Thực tế khi ta nhìn một vật, con mắt không cần phải thấy tất cả hình thề của vật ấy mà vẫn có thông tin đầy đủ về hình thể của nó.

Hình dạng vật lý không thay đổi trong môi trường thị giác, nhưng hình dạng thị giác, cái mà con mắt thông tin về trung ương thần kinh thì thay đổi tùy theo khoảng cách nhìn, theo góc nhìn, tùy thuộc môi trường quanh nó, vào vị trí và hướng của nó trong không gian, tùy thuộc vào điều kiện chiếu sáng của không Gian ấy... Đồng thời hình dạng thị giác của mỗi người tồn tại song song với hình dạng thật của vật thể. Hai hình này không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau.

Nếu ta vẽ một hình vuông mà bảo với một em bé 10 tuổi rằng đó là một hộp phấn, chắc em bé nhất định không nghe. Nhưng nếu ta lật hình vuông đó theo một góc 45 và hỏi ngay cả những người lớn đó là hình gì? Chắc không thể dễ dàng trả lời ngay câu hỏi này. Cái gì đã làm cho họ ngập ngừng với một thay đổi về hướng như vậy?

- Đó là vì họ đã phân vân giữa một hình vuông xiên và một hình thoi đứng.

Nếu ta tiếp tục kẻ thêm các đường khác song song với các cạnh của hình này thì ta lại nhận ra hình vuông một cách dễ dàng. Chỉ với một hình phẳng như vậy đã có nhiều hình dạng thị giác khác nhau. Gắn vào đó các điều kiện nhìn khác nhau, ta sẽ có một sự phong phú đáng kể về hình dạng thị giác.

Như vậy, hình dạng thị giác là hình dạng vật lý được nhìn thấy, có thông tin, có nghĩa.

Đó là hình dạng mà các họa sĩ, các nhà Đi dai làm việc. Picátxô đã từng tuyên bố: "Họa sĩ phải quan sát thực tế, nhưng không bao giờ đánh lẫn nó với hội họa. Nó chi được đưa vào hội họa thông qua các tín hiệu.

Định luật : Con mắt nhìn hình một cách rất khái quát và rất cơ bản. Hệ quả:

Đơlacroa nói rằng khi ông vẽ một vật, cái đầu tiên mà ông phải nhận thấy là các đường cơ bản. Đâu là các đường cơ bản trong tạo hình? Ta tạm thời giới hạn trong các hình cơ bản.

Các "đường cơ bản" trong tạo hình chính là các đường cấu trúc của hình.

Luật nhìn đơn giản buộc con mắt phải nhận thấy nhanh các đường cấu trúc. Trở lại ví dụ trên, khi ta phân vân trong việc gọi tên hình chính là vì hình này có khả năng vạch hai hệ cấu trúc khác nhau. Hệ các đường chéo vuông góc nhau, trùng với phương thẳng đứng, nằm ngang cho ta thông tin về một hình thoi đứng.

Hệ các đường phân đôi vuông góc tạo với phương thẳng đứng và nằm ngang một góc độ 45o cho ta thông tin và một hình vuông xiên.

Nếu ta nhìn một hình có 4 cạnh bằng nhau và vuông góc nhau, trong đó có một đường nối hai góc đối nhau bất kỳ, thì ta dễ nhận đó là một hình vuông hơn là tam giác vuông; còn hình kia thì dễ được coi là ba hình vuông hơn là 1 một hình chữ nhật. Hai tam giác của các hình tiếp theo cần hai cấu trúc khác nhau, còn bình vuông chỉ cần một hệ cấu trúc. Hình tròn chỉ cần một tâm và một bán kính, còn đơn giản hơn hình vuông. Vì vậy khi ta nhìn một người, một vật ở khoảng cách xa, ta thấy hình dạng thị giác ấy không là một chấm

vuông mà là một chấm tròn.

Hãy chú ý sự co kích thước của chiều cao và chiều rộng để thấy tính đơn giản của hình tròn. Khoảng cách lớn làm yếu đi các đặc tính của đối tượng thị giác, đến mức cơ chế nhìn để tự do cho hình nào đơn giản nhất thâm nhập vào. Đó là hình tròn.

Tính đơn giản trong nhận biết các hình dạng thị giác phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố tạo nên hình, vào số lượng và các quy luật tập hợp của các yếu tố đó.

Một đường thẳng đơn giản hơn một đường cong vì đường thẳng chỉ có một hướng. Hai đường song song đơn giản hơn hai đường giao nhau. Hai đường song song chỉ có một hướng và khoảng cách giữa chúng không đổi. Một tam giác thường đơn giản hơn các đa giác thường. Đó là những điều biện minh và thông lệ. Thế nhưng tại sao một hình sáu cạnh đều lại dễ vẽ hơn hình năm cạnh đều? Xem hình tiếp theo vẽ một bông hoa bất kỳ lại có vẻ

dễ hơn một cái ghế tựa bất kỳ?

Đó chính là do cấu trúc của hình 5 cạnh phức tạp hơn hình 6 cạnh. Cấu trúc hình là yếu tố cơ bản trong nhận biết hình dạng, cấu trúc đối xứng của hình 6 cạnh đều, đặc biệt là sự chuyển hướng của các cạnh do các góc cơ bản (300 ,600 ) để làm cho hình 6 cạnh đều có cấu trúc đơn giản hơn. hình 5 cạnh đều, mặc dầu số cạnh và số lần chuyển hướng của nó nhiều hơn. Nếu ta đưa hình 5 cạnh đều nội liếp vào một hình vuông,

hình 6 cạnh đều nội liếp vào một hình chữ nhật, ta thấy rằng hình 6 cạnh đều có các đường cấu trúc trùng với các phương cơ bản thẳng đứng - nằm ngang. Hình 5 cạnh đều chỉ trùng với một phương, còn phương kia khó xác định vị trí. Hơn thế nữa, hình 5 cạnh đều có tỷ lệ giữa các khoảng cách cấu trúc là rất chặt chẽ. Tỷ lệ đó là "tỷ lệ vàng". Điều này càng làm cho hình 5 cạnh đều trở nên một hình khó vẽ tay nhất. Một hình có 5 cạnh đều chỉ cho ta một khả năng duy nhất là các góc cũng đều. Còn một hình có 6 cạnh đều thì cho ta khả năng vô hạn về các biến thể góc, vô hạn về các biến thể hình. Ta dễ gặp một trong các biến thể của hình 6 cạnh đều hơn là một khả năng duy nhất của hình 5 cạnh đều. Điều này cũng xảy xa với hình bảy cạnh và tám cạnh. Khái niệm về một bông hoa bất kỳ thường cho ta biết tinh đối xứng toàn bộ của các cánh hoa qua một tâm cụ thể. Còn một chiếc ghế tựa bất kỳ chỉ gợi cho ta một trục đối xứng phải - trái duy nhất. Rõ ràng thể hiện một tâm đối xứng trong không gian dễ hơn một trục đối xứng.

Ngoài yếu tố cấu trúc của hình dạng, các yếu tố trật tự, tỷ lệ của các yếu tố tạo nên hình, quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, các yếu tố ý nghĩa, khả năng liên tưởng và tưởng tượng của hình dạng dễ tác động mạnh đến tính đơn gián chủ quan, tác động đến độ rõ

thị giác của hình.

Đó là những yếu tố phi vật thể - phi hình, chúng luôn có mặt trong hình dạng vật lý, song luôn ở trạng thái vô hình. Ta có thể nhận biết, cảm nhận được bằng kinh nghiệm và tư thức, ta có thể miêu tả bằng lời. song kbônn thề biểu hiện bàng đường nét, hình khối... hay màu sắc một cách trực tiếp được mà phải viện đến một năng lực ẩn dụ nào đó. Tính đơn giản trong cấu trúc tỷ lệ của hình thường được biểu hiện theo hai cách sau:

Một là làm bằng nhau, hai là nhấn mạnh sự khác nhau.

Thí dụ : Hình có tỷ lệ không rõ ràng về độ xiên của các góc phối cảnh. Nếu đem hình này cho một số người quan sát trong thời gian ngắn (từ 10 đến 20 giây), sau đó yêu cầu họ vẽ

lại ta sẽ được hai nhóm hình. Nhóm đầu có xu hướng làm bằng nhau và nhóm sau có xu hướng nhấn mạnh sự khác biệt của độ xiên.

Thật ra xu hướng làm bằng nhau trong hình dạng cũng chỉ là một hình thức dễ tạo lập trật tự, thông qua phép đối xứng. Tư duy tạo hình của con người đã hòa nhập trong muôn vàn sáng tạo. Vậy mà từ hội họa nguyên thủy, hội họa đồ họa cổ điển của các miền khác nhau, đến các đi-dai và kiến thức thời hiện đại cũng không thể rời bỏ luật đối xứng này. Đối xứng trong nghệ thuật cổ đại của thế giới Ả rập, trong nghệ thuật cổ điển của châu Âu là nghiêm ngặt về hình học, là cụ thể. Còn trật tự của nghệ thuật Viễn Đông châu Á thì thiên về đối xứng không gian và lực thị giác. Trật tự loại này trừu tượng hơn.

Cách đơn giản thứ hai để tạo lập trật tự là phép lặp lại

Ví dụ : Hình được coi là hình đơn giản, dễ nhớ nhất của các biểu thể khi tập hợp 4 hình vuông trắng, 3 hình vuông đen. Hình này được coi là đơn giản vì đã sử dụng phép lặp lại. Các hình thành phần có tỷ lệ đơn giản, được lặp lại một cách đơn giản, nên đã tạo được một độ rõ thị giác lớn nhất.

Độ rõ thị giác của hình không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố: tỷ lệ, trật tự cấu trúc của hình, các yếu tố này tác động chủ yếu cho các trường hợp hình đơn. Trong các trường hợp hình kép, độ rõ thị giác còn phụ thuộc vào quan hệ giữa hình bộ phận và hình tổng thể. (Tương

quan giữa phông và hình)

Xem lại các ví dụ trên, ở hình đầu tính toàn phần là mạnh hơn tính bộ phận. Chủ yếu do sơ đồ cấu trúc quyết định.

Ngược lại, cấu trúc đó là một hình kép mà là hai hình bộ phận (một là chữ nhật, một là hình vuông xiên chồng lên nhau. Trong một trường nhìn thẳng, một hình kép phức tạp không được nhìn thấy như một phức thể, mà thường được tách ra thành nhiều đơn thể, mỗi một đơn thể chiếm một vị trị khác nhau trong không gian.

Trong các trường hợp này cơ cấu nhận thức thị giác đẫ dùng đến khả năng tưởng tượng để tách hình hay gộp hình. Ngược lại trong một không gian rộng lớn; (quy mô đô thị hay quy mô vùng) trong môi trường chuyển động có tốc độ cao (trên đường cao tốc) vấn đề lại khác. Ở đây tài năng của các nhà cảnh quan được thể hiện ở nghệ thuật gộp hình, chuyển thể hình ảnh từ không gian ba chiều sang không gian hai chiều. Đó là nghệ thuật tạo hình phẳng cho không gian ba chiều.

Các phép chiếu thẳng của người Ai Cập, phép phối cảnh thời kỳ Phục hưng diễn đạt theo lối hiện thực hay biểu hiện, lập thể... đều giống nhau khi thể hiện quan hệ giữa bộ phận và tổng thể. Không một phương pháp hay kỹ thuật nào diễn đạt trực tiếp được cái tồng thể. Một đối tượng thị giác khi được chuyển thể lên mặt tranh, vào hình khối hay lên chuỗi hình ảnh của phim... về thực chất là đã khác với nó lúc nguyên sinh; song ta vẫn chấp nhận đó là nó. Khả năng nhận biết một cách tức thời của bộ óc để tìm đến sự tương tự của các đặc tính cấu trúc giữa hình ảnh vật lý và hình ảnh thị giác để nhận biết, qua liên tưởng và tưởng tượng. Các tranh khỏa thân của Anhgrơ là "y như thật" mà không là thật. Các hình ảnh thị giác rời rạc và xa lạ với cái thật, xếp chồng lên nhau, trong tranh của Pi-cát-xô cũng được coi là thật.

Bản chất của hình dạng thị giác

Trong nghệ thuật, hình dạng thị giác chỉ là "tiếng vọng "của cái mà ta thấy, là "tiếng vọng" của hình dạng vật lý.

Sự khác nhau giữa hình dạng thị giác và hình dạng vật lý chính là ở chỗ :

Hình dạng thị giác hàm chứa một năng lượng tưởng tượng lớn hơn, chuyển tải một thông tin về ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với hình dạng vật lý.

Ví dụ: Trước một tam giác đều. Người Ai Cập dễ cho đó là một Kim tự tháp của họ, còn người lái xe trong xã hội công nghiệp dễ liên tưởng đến một ký hiệu giao thông... Như vậy sự hình thành một hình ảnh thị giác có tính nghệ thuật hay không nghệ thuật, không chỉ đơn thuần là các phép chiếu quang học của vật thể, mà chủ yếu là một sự tương ứng, một sự giải thích theo các kiểu khác nhau, cái ta thấy ở vật thể.

Bản chất cách giải thích các sự tương ứng này chính là sự tưởng tượng. Nguồn tưởng tượng chiếu qua các vật thể, vạch lên một phổ rộng về các phong cách nghệ thuật, các xu hướng nghệ thuật và các trường phái nghệ thuật khác nhau. Ta không thể nói chủ nghĩa Hiện thực là ít chất trừu tượng so với chủ nghĩa Lập thể... Ta cũng đã từng biết rằng hội họa tiền sử, hội họa cổ đại không hề kém chất trừu tuợng so với hội họa phi hình. Tất cả chúng đều có khả năng liên tưởng như nhau để tạo nên các hình ảnh thị giác.

Pi-cát-xô đã từng thổ lộ rằng: "Mục đích của tôi là sự tương tự". Các hình ảnh vật lý mà ông quan sát "được đưa vào hội họa thông qua các tín hiệu". Tương tự của Pi-cát-xô là tương tự về hình dạng vật lý, được coi là trừu tượng. Còn những tương tự về cảm xúc, một cái còn vô định hơn hình dạng, chỉ vì hình dạng của nó có vẻ gần với cái thật thì lại không còn là trừu tượng.

VI. Tập hợp thị giác

1. Khái niệm :

Hình ảnh thị giác thường được tạo nên bởi vô số vật thể. Bằng cách nào đó. chúng lọt vào mắt ta dưới dạng một hay nhiều tập hợp thị giác.

Nói là tập hợp thị giác, có nghĩa là ngoài các quan hệ khách quan, hoặc tự thân giữa chúng với nhau, đã có các quan hệ mang tính chủ quan của người quan sát.

Các quan hệ chủ quan này khi thì ngẫu nhiên, khi thì cố ý. Khung cảnh mà ta thấy được ngoài đường phố hay trong phòng triển lãm đều mang tính chủ quan của người quan sát. Một bức ảnh đẹp, có thông tin thường là một đồng giao giữa các tập hợp khách quan, tự thân của vật thể và các tập hợp chủ quan, cố ý của nghệ sĩ nhiếp ảnh. Các tập hợp được tạo ra do các họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà Đi-dai, các kiến trúc sư thường là các tập họp thị giác chủ quan.

Cần phân biệt một tập hợp thị giác với một bố cục tạo hình. Một bố cục có thể dùng nhiều tập hợp, dùng một tập hợp hay phân tán, tùy thuộc ý đồ tạo hình. Bố cục mang tính mục đích thẩm mỹ rõ ràng, còn tập hợp chỉ là một phương tiện, một thủ pháp. Một tập hợp thị giác có thể mang tính thầm mỹ, có thể chỉ mang tính thông tin, hoặc chỉ mang tính cấu trúc đơn thuần.

Các nhà thiết kế tạo hình thường làm việc với nhiều hình dạng khác nhau. nhiều yếu tố tạo hình khác nhau. Ví dụ. việc thiết kế một bảng điều khiển, các hình dạng, mầu sắc khác nhau của nút bấm đều mang tính công năng và thông tin khác nhau. Ngoài các quan hệ công thái, phải kể đến các quan hệ tập hợp thị giác của chúng. Sự rõ ràng trong cấu trúc tập hợp không những làm tăng tính công thái của các nút đều khiển mà còn bảo đảm tính thống nhất của bố cục thầm mỹ.

Ở hình dưới đây ta thấy các hình dạng khác nhau (tam giác, vuông) tạo nên một tập hợp. Ở hình tiếp theo thì không có điều này, mặc dù các yếu tố tham tạo như nhau. Vấn đề ở đây là quan hệ giữa kích thước của vật thể và khoảng cách giữa chúng.

Định luật :

Giữa hai hay nhiều yếu tố trong tập hợp mà lực thị giác của các yếu tố đã thắng được khoảng cách giữa chúng, ta có một tập hợp thị giác.

Lúc này, chính các tập hợp tự thân đã tạo nên tập hợp thị giác. Tuy nhiên các tập hợp thị giác trong nghệ thuật tạo hình, hay trong nghệ thuật nói chung thường không dễ nhận thấy. 2. Nguyên lý biểu hiện tập hợp

- Tạo nên trường hấp dẫn của vật thể - Tạo hiệu ứng nhóm trong trường hấp dẫn - Tạo hiệu ứng hấp dẫn bằng khoảng cách

Ngoài ra ta thấy rằng: Sự nhắc lại các âm chủ trong hòa âm, các tông chính trong phối màu,

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TRANG TRÍ CHUYÊN NGHÀNH (Trang 27)