Khái niệm diện trong tạo hình

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TRANG TRÍ CHUYÊN NGHÀNH (Trang 108)

I. Diện (Hình phẳng)

1. Khái niệm diện trong tạo hình

Một đường trải dài theo một hướng sẽ tạo thành một diện. Diện có hai chiều dài và rộng nhưng không có chiều sâu. Đường chu vi là đặc điểm của một diện, do đó một diện xuất

hiện từ những đường biên, được nhìn từ chính diện hoặc trong phối cảnh. Sức mạnh thị cảm và độ bền vững của một diện phụ thuộc vào diện tích, chất cảm, màu sắc và nét trong của diện. Một diện ngoài chiều dài và chiều rộng còn có hình dáng, diện tích, phương hướng.

2. Khả năng biểu hiện của diện trong nghệ thuật tạo hình

Hình tròn là hình "khiêm tốn" nhất, nhưng lại đòi hỏi ngặt nghèo, nghiêm khác nhất, là hình chính xác nhất nhưng biến hóa vô cùng vừa ổn định vừa bất định, vừa yên tĩnh, vừa dữ dội, là sức căng hợp thành của vô số sức căng khác. Hình tròn kết hợp những đối kháng lớn nhất, tổng hòa của các đồng tâm và ly tâm. Trong ba dạng nguyên thủy đó, hình tròn là hình dễ gợi lên nhất chiều thứ tư. Hình tròn là thế giới tinh thần, của tình cảm, của không khí đang vận động. của đòng nước chảy. Hình vuông là thế giới vật chất của lực trọng trường của sự yên tĩnh. Hình tam giác là thế giới của tri thức, của lô gích, của sự tập trung ánh sáng và lửa. Ở những quan niệm đó, ta thấy rõ cái chủ quan đã thay thế các giá trị tự thân của hình dạng. Con người đã gán vào các hình dạng các ý nghĩa trừu tượng và chủ quan. Diện trở thành một yếu tố then chốt của trang trí bố cục tạo hình kiến trúc vì tạo hình có những diện phục vụ với tư cách là yếu tố giới hạn một không gian. (hình II - 32a. b)

+ Diện trong tạo hình xác định những không gian và những khối ba chiều. Những đặc trưng của mỗi diện (độ lớn, màu sắc, chất cảm) cùng với mối liên hệ nội tại không gian của chúng sẽ xác định đặc trưng thị cảm cùng với chất lượng của không gian.

+ Diện thể hiện biểu cảm thông qua cách bố cục.

Ví dụ một mặt phẳng thẳng đứng cắt một mặt phẳng nằm ngang, hiệu quả gây nên sẽ ổn định. Nếu một mặt phẳng đặt hơi nghiêng, cảm giác tĩnh tại sẽ biến mất, thay vào đó là ấn tượng không ổn định và căng thẳng. Một diện cong thoải, tương tự với những đường cong thoải theo chiều ngang, sẽ gây ra cảm giác êm đềm.

+ Tính đa dạng của hình thái của diện hình.

Hình phẳng là loại hình đơn giản và cổ xưa nhất. Bởi lẽ nó chỉ dùng đến yếu tố nét để tạo ra đường bao. Và chỉ có vậy, nó đã tạo ra nhiều hình thể khác nhau. Qua hình có thể gợi tả cho ta hiểu được một hình ảnh, một hình dạng cần được thể hiện. Ví dụ hình ảnh trên trống đồng Đông Sơn dùng đường nét đơn giản, chủ yếu thông qua đường bao để thể hiện nên hình v.v... Xem hình 11 - 33. Hình phẳng không gian là không gian hai chiều. Nhận thức

một hình phẳng, hay thể hiện hình thể bằng hình phẳng, thông thường ta không chú ý đến tính không gian của vật thể. Trong không gian 2 chiều, các mối quan hệ giữa thành phần của bố cục tạo hình mang tính tĩnh và tuyến tính.

+ Trong không gian phẳng, các quan hệ của bố cục hình mảng còn có khả năng làm phông - nền cho hình.

Các tín hiệu để nhận thức hình dạng ở thế phẳng không thuộc loại miêu tả mà là các tín hiệu ngữ nghĩa, đôi khi là quy ước hoặc ký hiệu. Ở hình phẳng, cái quan trọng nhất là đường bao. Đường bao là giới hạn thị giác của một hình thể mà ta có thế nhận thấy được. Tùy từng góc nhìn khác nhau một vật thể có thể có nhiều đường bao khác nhau, tuy nhiên chúng đều có khả năng diễn tả đúng hình thể đó. Khi ta thể hiện một hình ảnh bằng đường bao trên một mặt phẳng (một tờ giấy), không phái lúc nào ta cũng nhận thấy một hình nếu không có phông - nền.

Hình II - 33. Do đặc tính đa nghĩa của đường nét, phần bên trong của đường bao sẽ tạo nên một hình, phần bên ngoài của đường bao cũng có thể tạo nên một hình nữa. Nếu ta vẽ đường bao của một ly rượu, hay một lọ cắm hoa thủy tinh có chân đáy cao và phức tạp. Ta không chỉ nhận ra đó là hình ảnh của ly rượu, hay lọ cắm hoa thủy tinh, đôi khi phần ngoài của đường bao còn cho ta hình ảnh của hai khuôn mặt nhìn nghiêng, đối xứng nhau (hình II - 34).

Trong trường hợp này, vai trò của phông và hình vô cùng quan trọng.

Muốn tự hiện rõ một hình phẳng, người ta thường chú ý đến tính tương phản của phông và hình. Ngược lại, muốn tăng thông tin hình ảnh với số nét ít nhất, với hình đơn giản nhất, người ta thường làm lẫn lộn phông và hình ảnh. Hình phẳng lúc này thường mang nhiều nghĩa. Picátxô hay dùng thủ pháp này khi ông muốn chỉ bằng số lượng nét ít nhất để tả trên cùng một đường bao của khuôn mặt nhận thẳng, vừa diễn tả khuôn mặt nhìn nghiêng. Trong đồ họa công nghiệp, đặc biệt trong các phương pháp tạo biểu tượng, các hình phẳng kiểu này rất hay được áp dụng, bởi chi bằng các hình đơn giản mà nói được nhiều nghĩa.

+ Ấn tượng hình và liên tưởng

Nhận cảm hình phẳng thường thông qua luật đơn giản. Đơn giản được hiểu ở đây là sự đơn giản của cấu trúc hình. Nếu ta có 4 điểm A B C D sao cho 4 cạnh AB = BC = CD = DA, AB vuông góc với CD, AB song song với CD, AD song song với BC. Qua 4 điểm này ta dễ nhận ra đó là 4 đỉnh của một hình vuông đúng hơn là 4 điểm giữa của 4 cạnh của một hình thoi đứng, hay một hình vuông xiên. Càng khó nhận ra đó là 4 điểm của một đường bao tự do. Dễ nhận ra 4 đỉnh của hình vuông đứng vì hình này có sơ đồ cấu trúc đơn giản

nhất. Hai cấu trúc của nó trùng với hai phương cơ bản : thẳng đứng và nằm ngang (hình II - 35a, b). Ấn tượng và liên tưởng hình phụ thuộc vào cấu trúc hình, còn được khẳng định rõ thêm thông qua các ví dụ ở hình II - 35c. d. e. g, h. k.

+ Tính cô đọng của hình (diện)

Trong thực tế cái dễ nhận ra cũng là cái dễ nhớ, dễ suy luận và tái hiện. Trong nghệ thuật tạo ấn tượng về các nhãn hiệu (mác) hàng hoá, một trong các thủ thuật quan trọng là tạo hình ảnh đơn giản, dễ nhớ. Mác của các hãng như Kodak, Daewoo, Hon da, Toyota, Mitsubishi, dầu nhờn BP, điện tử LG, nước ngọt Pepsi, Hàng không Việt Nam, Hàng không Cathay Pacific, Đài truyền hình CNN, dịch vụ bưu điện Việt Nam đều là những hình ảnh đơn giản và dễ nhớ. Những hình ảnh này có khi là hình ảnh tượng trưng cô đọng, hình ảnh miêu tả. (xem hình II - 36). Trong môi trường thị giác xung quanh ta thường được tạo bởi vô số các hình phẳng. Hệ thống các biển, quảng cáo, biển tuyên truyền, các biển chỉ dẫn giao thông, thế giới của xuất bản phẩm... đều dùng hình phẳng làm phương tiện thể hiện, đây là một thực tế không thể không chú ý đến. Thông tin trực tiếp, tạo ấn tượng mạnh thường là yêu cầu lớn của các nhà quảng cáo hiện đại. Ta cũng biết rằng cái lạ, cái mới không phải dễ dàng tạo ra được, trong khi cái đơn giản thường có thể tạo ra và tiềm ẩn trong mọi đối tượng thể hiện. Ta cũng cần phân biệt cái đơn gián của cấu trúc hình (đơn giản khách quan) và cách nhận hình đơn giản của mắt (đơn giản chủ quan) - hình dạng thị giác. Tính đơn giản khách quan và đơn giản chủ quan không phải lúc nào cũng trùng lặp nhau, giống nhau.

Ví dụ : Nếu ta có 4 hình vuông trắng và ba hình vuông đen (hình I - 16c). Đem xếp 7 hình vuông này theo các phương án khác nhau.

Cách 1 :3 hình vuông đen liên tục tiếp đến là 4 hình vuông trắng.

Cách 2 :4 hình vuông trắng liên tục, tiếp đến ba hình vuông đen. Ta có thể có 35 cách xếp khác nhau theo một trật tự khác nhau. Trong đó cách cuối cùng là xếp xen kẽ một hình vuông trắng, một hình vuông đen.

Ta dễ nhận ra là : hai cách đầu có cấu trúc đơn giản hơn cách cuối cùng. Nhưng đem 35 cách này mà làm thí nghiệm về khả năng dễ nhớ của hình, thì cách cuối cùng !à dễ nhớ nhất.

Tính cấu trúc đơn giản ở đây đã nhường chỗ cho trật tự đơn giản.

- Muốn tạo ra một hình đơn giản dễ nhận thức, dễ nhớ, hình phái thóa mãn tính đơn giản trong cấu trúc hình và trong trật tự cấu trúc hình. - Thông tin hình dễ nhớ hơn thông tin nét.

+ Nghĩa hình.

Tương quan giữa mức độ ý nghĩa và hình dạng biểu hiện cũng làm cho mức độ đơn giản trong hình phẳng được xác định rõ hơn. Khó có thể dùng một hình phaerng quá đơn giản, chỉ bằng một vài nét, để diễn đạt một nội dung phức tạp. Một là, nếu hình chỉ là một vài nét, hình phẳng thường là đa nghĩa. Có những ý nghĩa nằm ngoài mong muốn của các nhà thiết kế.

Có những ý nghĩa chỉ được phát hiện sau khi công bố, và tất nhiên nó tác dụng ngược lại với điều cần có. các nội dung phức tạp thường cần đến hệ thống các cấu trúc hình ảnh chuyển nghĩa, điều này thì không thể thực hiện được trong các hình phẳng quá đơn giản. Mức độ ý nghĩa trong hình phẳng là rất tượng trưng, nhưng nó hạn chế về khả năng chuyển tải, miêu tả, chính vì vậy không nên dồn ép nhiều ý nghĩa và ý nghĩa phức tạp trong một hình phẳng, thuờng chỉ chọn lấy một ý nghĩa nào đặc trưng nhất (đôi khi cả đặc trưng không trùng với cái tiêu chuẩn) để thể hiện. Khi phải dùng hình ảnh phức tạp để diễn đạt nội dung phức tạp, các nhà thiết kế thường phải tạo nên một trật tự các hình phẳng. Đó có thể là một chuỗi tuyến tính các hình ảnh, có thể là một sự chồng xếp các hình ảnh. Trật tự phát triển trong trường hợp này là cái chốt cấu trúc để hiểu được ý nghĩa, nội dung phức tạp. Tóm lại cần phải có một tương quan hợp lý giữa ý nghĩa và hình ảnh phẳng mà thuật ngữ chuyên môn gọi là sự đồng thái. Thông qua các ví dụ ở hình II - 37 (a. b. c. d) chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Con mắt luôn tiếp xúc với môi trường thị giác phức tạp xung quanh, nó không thể đồng thời nhận thức và thông tin đầy đủ, chính xác các hình ảnh mà nó tiếp nhận được. Thông thường mắt chỉ có thể có hai cách đơn giản tiếp nhận các hình ảnh: Một là đánh bằng đều các hình gần giống nhau.

Ví dụ: một hình phẳng có cấu trúc đối xứng không rõ ràng lắm, mắt đưa ngay hình đó về cấu trúc đối xứng chuẩn và liên tưởng đến nghĩa của hình. - Hai là, nhấn mạnh một đặc tính hình dạng nào đó khác hẳn với cấu trúc chuẩn. Ta thấy rõ điều này, nếu cho các em độ tuổi từ 6 - 10, xem qua một chiếc xe tăng, và sau đó yêu cầu các em vẽ lại. Phần lớn các em sẽ

vẽ xe tăng có nòng pháo được khuếch đại (dài hơn hoặc to hơn so với tỷ lệ thật của nòng pháo .

Nhận thức được nghĩa đơn giản của hình phẳng trong tạo hình, nên sử dụng các hình phẳng đơn giản và dễ hiểu, thông tin được các ý nghĩa cần thết. Đây là phương châm của các nhà thiết kế tạo hình. Như ta đã biết, hình phẳng không có tính không gian ba chiều, hình phẳng ít mang tính miêu tả mà thường mang tính ký hiệu. biểu tưọng, mang nghĩa. Do vậy kinh nghiệm thị giác mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong nhận cảm hình phẳng. Những gì ta nhìn thấy và hiểu được hôm nay chỉ là kết quả của cái ta thấy trước đó. KTS. Nguyên Luận đã khẳng định vấn đề này và nhận xét : Nếu một người chưa bao giờ thấy một hình vuông thì sẽ không bao giờ nhận ra hình vuông khi cho anh ta xem 4 điểm là 4 đỉnh của hình vuông. Cũng như em bé nhìn cột cây số tưởng rằng đó là cái tẩy, vì hình thức và màu sắc tương tự nhau. + Tính chiều hướng và động trong điển hình. Kinh nghiệm thị giác còn tìm thấy trong sự vận động của hình dạng. Một hình có thể có hướng, chuyển hoặc biến các dạng thị giác của nó mặc dầu hình dạng vật lý không đổi. Ta có thể ghi lại được chuỗi hình ảnh đó, nếu ta chỉ xem từng hình ảnh rời rạc, độc lập nhau của chuỗi đó, chắc sẽ không nhận ra hình dạng thật của vật thể. Hình II - 38, là một áp phích của Sơ Bax (Saul Bass), có tiêu đề : "Con người với vũ khí vàng". Nếu xem từng hình rời rạc ta sẽ chẳng hiểu gì về ý định của Sơ Bax. Nhưng nếu xem liên tục từ đầu đến cuối, ta sẽ thấy sự vận động linh hoạt, phức tạp của một vật, vật ấy chỉ xuất hiện ở hình ảnh cuối cùng là bàn tay găm chặt trong lòng đất. Cái vũ khí vàng đó là bàn tay của chúng ta. Ở đây kinh nghiệm thị giác là trật tự của chuỗi hình ảnh thị giác. Qua ví dụ trên, về bản chất cho ta thấy rằng các hình trong tấm áp phích của Sơ Bax có chiều hướng vận động rõ ràng, hình nọ lắc động đến hình kia dẫn đến một chuỗi các hình sự kiện chuyển động. Đây chính là tính có chiều hướng của hình, sự động của hình và sự tương hỗ gây nên chiều hướng động của các hình với nhau. Xét trong phạm vi một hình thì hình tròn, hình vuông và các hình đa giác đều không có huớng "chuyển động" Duy chỉ có các hình có các kích thước khác.

Tuy nhiên những hình có trạng thái tĩnh nếu sắp xếp bố cục nhiều hình theo một chiều hướng nhất định cũng tạo nên động trong cả bố cục (xem ví dụ hình II - 40a. b). Như vậy

qua nhận thức thị giác, ta cảm nhận thấy hình có chiều hướng và có "chuyển động". Trong thiết kế tạo hình biết vận dụng tính chất động của hình sẽ tạo nên sự tương phản đa dạng trong bố cục.

+ Tính đơn giản tương đối về cấu trúc về tỷ lệ và hình dạng là mỗi cảnh hàm chứa giúp chúng ta nhận rõ hơn quan hệ giữa thành phần và tổng thể. Ở đây định lý "tổng thể" lớn hơn tổng số của các thành phần sẽ không hoàn toàn đúng.

Ta quan sát hình II - 41a, dẫu hình chỉ được tạo bởi các nét bao, ta cũng thấy khó nhận ra một hình phức tạp như vậy. Tuy vậy ta dễ nhận ra hai hình đơn giản : một hình vuông và một hình chữ nhật. Nhận ra tổng thể ở đây khó hơn nhận ra các thành phần tham tạo. Qua ví dụ về tính đơn giản trong cấu trúc hình ta có hệ quả : Trong bố cục phức tạp muốn nhấn mạnh trọng tâm nên dùng hình có cấu trúc đơn giản sẽ làm nổi bật chủ đề cần biểu hiện. + Tính cô đọng và bền chặt của hình.

Tính bền chặt có hình dạng cũng giúp cho việc nhận biết thành phần và bộ phận rõ ràng hơn trong một tổng thể phức tạp. Hiện tượng này được minh họa qua ví dụ ở hình II - 41b. Tại hình này, có hai khả năng để phân tích các thành phần: Một là ba cạnh của một hình chữ nhật và một đường cong lồi. - Hai là hai đường gãy khúc. Nhận thấy ba cạnh của hình chữ nhật dễ dàng hơn, bởi tính bền thị giác của hình chữ nhật, bởi tính đơn giản cấu trúc và tính quen thuộc của hình dạng. Do vậy hình chữ nhật dễ tách ra khỏi tổng thể. Khả năng hai dẫu yếu hơn, vẫn có thể xảy ra. Chủ yếu là dò tính liên tục của nét nằm ngang phát triển nối liền phía phải của đường cong. Hai nét này đã có một sự tương tự nào đó, độ tương tự này

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TRANG TRÍ CHUYÊN NGHÀNH (Trang 108)