Chuyển động thị giác 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TRANG TRÍ CHUYÊN NGHÀNH (Trang 40)

1. Khái niệm

Nghệ thuật thị giác vốn là nghệ thuật không gian, còn chuyển động thì thực hiện cả trong không gian và thời gian. Không có thời gian sẽ không hiểu nổi chuyển động. Có chuyển động là có điểm bất đầu, có hành trình và điểm kết thúc, nhưng la lại không bao giờ xem

một bức tranh, một bức tượng theo một hành trình cố định, bắt đầu và kết thúc theo các điểm đã quy ước. Leonarđo da Vinci đã coi một tác phẩm nghệ thuật thị giác mà thiếu cái động là hai lần chết, một lần chết vì nó chỉ là một ảo ảnh, chết lại một lần nữa vì nó không vận động.

Chủ nghĩa Vị lai đã truyền cái động vào nghệ thuật bằng các tương phản của khối âm dương trong tượng và bằng các điển hình vận động trong tranh, mong muốn nghệ thuật phản ánh đậm hơn cái sôi động của thời đại. Những người lập thể thì cố tìm cái động trong thế rời rạc. Cố gắn thời gian vào hệ không gian vốn rất tĩnh. Hy vọng rằng trong hệ "không gian - thời gian" của mình, họ có thể trình diễn được cái "động" .

Nhưng lại cả những cái động đó không hề là chuyển động hữu hình. Ta không thể vận động toàn bộ kinh nghiệm về thời gian và chuyển động thật để nhận thức chuyển động thị giác

Vậy cái động trong nghệ thuật thị giác là gì?

Ta xem ví dụ hình dưới để thể nghiệm và phân tích

+ Về cơ bản có thể hiểu chuyển động thị giác là 1 chuỗi các hình ảnh, hay chuỗi các pha sự kiện, phát triển kế tiếp nhau được tổ chức đơn tuyến

Nếu chuỗi các pha này không được tổ chức theo tuyến, phát triển kế tục, không theo một trật tự nhất định thì ta sẽ không có được nhận thức và chuyển động thị giác. Sự kế diễn các pha sự kiện rời rạc đó cho ta kinh nghiệm về thời gian (trước - sau) mà không cho ta nhận thức về chuyển động. Nhưng trật tự và tiến trình trong hội họa, điêu khắc, kiến trúc lại tồn tại trong không gian và có tính đồng thời. Do vậy cái "động" mà ta có được là một "ấn tượng về chuyển động" hay chỉ là một "ảo giác về chuyển động".

2. Nguyên lý về sự chuyển động thị giác

Cái gây cho ta cảm giác chuyển động trong nghệ thuật thị giác chính là việc tồn tại hay không tồn tại các lực thị giác là quan hệ giữa không gian và lực thị giác. Lực thị giác được

xác định trong không gian và do vậy nó có hướng, có vị trí và cường độ. Vị trí hướng và cường độ cho ta cảm giác về chuyển động trong thể tĩnh. Nhưng lực thị giác là một khái niệm về hình, không nhận thấy được bằng mắt, mà chỉ cảm nhận được. Cảm nhận được lực thị giác phải thông qua hoạt động, chuyển động của vật thể.

Cảm nhận được chuyển động thị giác trong nghệ thuật không gian, chính là nhận thấy được các quan hệ của các yếu tố tạo hình được sử dụng trong tác phẩm, trong một trường thị giác cụ thể.

Tùy thuộc vào vị trí, hình dạng màu sắc, kích thước... của các yếu tố tạo hình trong không gian tạo hình, chúng sẽ tạo ra các quan hệ khác nhau về lực thị giác. Tương quan về hướng và cường độ tác động giữa các lực thị giác sẽ cho cảm giác về hướng và tốc độ chuyển động thị giác. Cảm nhận cái động trong thế tĩnh là vậy.

Quan hệ kích thước (to - nhỏ) của vật thể đóng vai trò rất quan trọng trong nhận thức thị giác về cái động. Đúng hơn, đó là quan hệ giữa phông và hình. Ta nói phông - hình, nghĩa là hình phải gắn vào phông, đó chính là luật phân hạng lệ thuộc của các vật thể được nhận thức trong trường thị giác. Chẳng hạn ta thường thấy con sáo đậu lưng trâu, con ruồi ở gần con voi, ít ai thấy điều ngược lại là con voi ở gần con ruồi, con trâu chở con sáo... Trong một tranh tĩnh vật, ta thường thấy quả táo nằm trên đĩa hoa quá, đĩa hoa quả nằm trong cái bàn, cái bàn nằm trong một căn phòng.

Như vậy một cách rất tự nhiên, ta đã cho cái lớn làm phông cho cái nhỏ, quan hệ này là tương đối. Và cũng vậy, cái lớn sẽ đứng yên, cái nhỏ sẽ chuyển động, phông sẽ đứng yên cho hình chuyển động.

Nhận cảm chuyển động còn phụ thuộc vào hình dạng của vật thể. Thường thì vật thể được phân làm hai loại: vật vô hướng (hay cân bằng mọi hướng) và vật định hướng.

Chuyển động của vật vô hướng trong trường thị giác phụ thuộc vào cấu trúc phân bổ cua lực thị giác. phụ thuộc vào cảm giác trong trường và thói quen thị giác.

Hình cho ta thấy hình tròn đen là một vật vô hướng. Phân bố lực thị giác trong một trường thị giác chữ nhật cho ta các khả năng chuyển động di động về tâm nếu vật được xác định ở vùng gần tâm vì tâm có sức hút mạnh nhất. Nếu vật vô hướng nằm ngoài trường hấp dẫn của tâm, nó sẽ bị các góc các đường trục cấu trúc, các đường biên và đường chéo kéo về, tùy vị trí của nó ở gần hệ nào. Đây là điển hình của chuyển động vô hình mà ta có thể nhận thấy được.

Tuy nhiên một vật vô hướng thường không bao giờ có xu hướng tự chuyển động từ dưới lên trên bởi chi phối do cảm giác và trọng trường. Ta có thể nhận thấy chuyển động từ trên xuống dưới. Cũng như vậy, ta dễ nhận thấy chuyển động từ trái sang phải. Thói quen thị giác đã ức chế điều tiết của mắt để khó có thể nhận ra chuyển động từ phải sang trái; mặc dầu về lực là cân bằng nhau.

Quan sát hình tiếp theo ta thấy vật thể bị hướng của các vật thể quanh nó chi phối một cách rõ rệt. Hình này nó có xu hướng đi lên, còn ở hình kia, cũng chính nó, thì lại như đi xuống. Vì vậy, muốn điều khiển một vật vô hướng chuyển động theo ý muốn, trước hết phải thắng tất cả các ràng buộc về lực thị giác như đã nêu ở trên. Đó là tránh được các phân bố vô hình của lực thị giác, thắng được cảm giác trọng lực và thắng được thói quen thị giác, luôn lưu ý đến hướng chung của các vật thể xung quanh.

Các vật định hướng dễ nhận thấy chuyển động hơn. Định hướng ở đây. ta phải hiểu là về hình dạng đã xuất hiện một lực ưu thế trong cấu trúc hình thể của vật đó. Một đường thẳng, ta hiểu là định hướng bởi chiều dài đã chiếm ưu thế.

Một hình thoi thường dễ nhận thấy hướng chuyển động ở các góc nhọn, do sự tập trung lực thị giác ở góc nhọn là mạnh hơn (hình). Một chiếc ôtô hay một máy bay đều được thiết kế phù hợp với luật khí động học. Khi nó ở trạng thái tĩnh, ta vẫn cảm thấy rõ hướng vận động của nó.

"Hình dạng của vật thể là một biểu đồ lực". Quan sát thiên nhiên, nhận thấy tính động thị giác còn phụ thuộc vào sự tương đồng của hình, khối với vật thật trong tự nhiên chuyển động. Ví dụ các hình trên mô tả chuyển động cấu trúc tự nhiên liên tưởng.

Tốc độ chuyển động thị giác phụ thuộc nhiều vào đặc điểm phông - hình và kích thước.

Gian F.Minguydi (Gian F.Minguzzi) ông đã làm thí nghiệm "chuyển động bị hãm phanh" cho một vật đen chuyển động qua hai phông trắng và ghi liên tục. Khi vật chuyển động qua

phông ghi, cho cảm giác về tốc độ như bị giảm đi, do hiệu ứng tương phản yếu giữa phông và hình. Cũng như vậy, nếu cho một vật đi qua một phông hình, theo một tốc độ nhất định. Nếu ta tăng gấp đôi cả kích thước của vật lẫn kích thước của phông hình, ta sẽ nhận thấy

tốc độ như giảm đi một nửa.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TRANG TRÍ CHUYÊN NGHÀNH (Trang 40)