Tổng quan về ngành dệt may

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc vốn công ty - Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần Dệt Tân Tiến (Trang 49)

6. Cấu trúc luận văn

3.1Tổng quan về ngành dệt may

3.1.1 Tổng quan

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hình thành từ khi người Pháp thành lập Nhà máy Sợi tại Nam Ðịnh đến nay là 121 năm, và ngày 25-3-1930 mốc đấu tranh thành công với chủ Pháp của hơn 4.000 công nhân Nhà máy Sợi Nam Ðịnh nay là Tổng CTCP Dệt may Nam Ðịnh, trở thành ngày truyền thống ngành dệt may Việt Nam. Giai đoạn 1955-1975, ngành tham gia sản xuất các sản phẩm phục vụ quân đội vừa phục vụ đời sống xã hội. Sau ngày đất nước thống nhất (giai đoạn 1976 - 1990), Tổng công ty Dệt Việt Nam, Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu (SX - XNK) may với nhiệm vụ chính là sản xuất vải, quần áo, chăn màn... cho tiêu dùng ra đời và làm đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi hàng hóa theo Nghị định thư hằng năm với các nước XHCN. Trong thời gian này, ngành dệt may Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất do được tiếp quản toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp dệt may tại các tỉnh phía nam và tiếp tục xây dựng nhiều nhà máy trên phạm vi cả nước.1 Giai đoạn 1990-1995 là thời kỳ sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, ngành dệt may Việt Nam đứng trước những khó khăn về thiết bị công nghệ sợi, dệt, nhuộm cũ, lạc hậu. Các máy dệt đa phần khổ hẹp, tiêu hao năng lượng và lao động cao, thị trường xuất khẩu truyền thống bị phá vỡ, thiếu đơn hàng, công nhân không có việc làm, một số DN phải đóng cửa trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang bị cấm vận... Nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Ðảng và Nhà nước và sự quan tâm, phối hợp của các bộ, ban, ngành trong việc mở thị trường mới EU, toàn ngành đã mạnh dạn đầu tư, nâng cấp thiết bị cũ, đầu tư công nghệ mới, sản xuất những sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của thị trường. DN chủ động mua nguyên liệu, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tự quyết định giá mua, giá bán... nhờ đó, nhiều DN trong ngành đã trụ vững và phát triển ổn định, tăng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường EU, Nhật Bản, Canada...

Năm 2010, ngành Dệt May phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2009. Để đạt mức tăng trưởng này, một trong những nhiệm vụ

trọng tâm của ngành là quy hoạch, đầu tư có trọng điểm cho sản xuất nguyên, phụ liệu (NPL) nhằm hạn chế nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa...

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2020 đã được Chính phủ nhấn mạnh là hướng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, của sản phẩm, thay cho gia tăng số lượng và giá trị xuất khẩu bằng gia công. Mục tiêu đề ra đến năm 2020 là đạt doanh thu 31 tỉ USD, riêng xuất khẩu dự tính thu được 25 tỉ USD, đồng thời nội địa hóa được nguyên phụ liệu đầu vào đến 70%.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015 với mục tiêu đến năm 2015, diện tích cây bông vải đạt 30.000 ha và tiếp tục tăng lên hơn 2,5 lần (76.000 ha) vào năm 2020. Việc triển khai tích cực chương trình này sẽ từng bước giúp các DN dệt - may có thể chủ động nguyên liệu trong nước.

Việc đẩy mạnh đầu tư, phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước để phục vụ cho xuất khẩu dệt may đã được Bộ Công Thương đề ra thành Chiến lược phát triển ngành Dệt May VN đến năm 2010 và tính đến năm 2025, với Chương trình sản xuất 1 tỷ mét vải, phát triển cây bông, đào tạo nguồn nhân lực. Hiện chương trình này đang được khởi động.

Triển khai thực hiện các chủ trương, chiến lược phát triển, hiện nay ngành Dệt May đang tập trung vào 3 chương trình phát triển chính là đầu tư các khu công nghiệp dệt may tập trung, phát triển ngành bông và dệt, nhuộm; thúc đẩy nghiên cứu khoa học; phát triển thương hiệu sản phẩm.

Trong đó, việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đã trở thành một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay nhằm nâng cao khả năng tự đáp ứng về nguyên liệu, phụ liệu và tỷ lệ nội địa hóa của ngành.

3.1.2 Thuận lợi và khó khăn

Ngành dệt may là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều năm qua, đóng vai trò quan trong trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong cạnh tranh quốc tế, đây cũng là ngành mà Việt Nam có thế mạnh, là một trong số 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.

Có thể nhận thấy, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến xuất khẩu mặt hàng dệt may là không lớn, một phần là do dệt may thuộc nhóm các mặt hàng

phục vụ tiêu dùng mang tính thiết yếu, đây là mặt hàng có cầu ít nhạy cảm đối với thu nhập người tiêu dùng, do đó khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi, lượng cầu về mặt hàng này thay đổi không đáng kể.

Việt Nam đã là thành viên của WTO được gần 3 năm. Rõ ràng đây là quãng thời gian quá ngắn ngủi so với tiến trình 11 năm đàm phán kể từ ngày Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO đến khi trở thành thành viên chính thức. Ngoài ra, việc tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do (FTA) cũng làm thay đổi đáng kể bức tranh ngoại thương của Việt Nam. Như phần trước đã chỉ ra, ASEAN đã hoàn thành đàm phán để ký kết 3 hiệp định lớn với 4 đối tác quan trọng là Nhật Bản, Ấn độ, Australia và New Zealand. Đây là những Hiệp định FTA toàn diện, trọn gói với nội dung rộng và phức tạp, điều chỉnh nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, hải quan, sở hữu trí tuệ, ...Đặc biệt, Australia, New Zealand và Ấn Độ cam kết sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Việc đánh giá tác động của những thành tựu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế này của Việt Nam có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng để chúng ta nhìn nhận một cách thực chất hơn về những vấn đề mang tính dự đoán trước đây, từ đó có những giải pháp chiến lược và đối sách phù hợp hơn.

Thuận lợi

- Hàng dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu vào một nước thành viên WTO sẽ nhận được đối xử tối huệ quốc mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên WTO khác. Điều này có nghĩa là về số lượng xuất khẩu: Hạn ngạch vào các thị trường được dỡ bỏ, DN dệt may có thể tự do xuất khẩu theo nhu cầu thị trường;

- Khi đã thâm nhập được thị trường một nước thành viên WTO, hàng dệt may của Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt với sản phẩm bản xứ nữa mà thay vào đó sẽ được đối xử bình đẳng về thuế, phí, lệ phí, các qui định liên quan đến việc bán hàng, cạnh tranh...

- Khi gặp tranh chấp thương mại, hàng dệt may của Việt Nam có thể nhận được bảo vệ từ cơ chế xử lý tranh chấp trong khuôn khổ WTO.

- Trong những trường hợp khó khăn, ngành dệt may Việt Nam có thể nhận được bảo hộ tạm thời từ cơ chế tự vệ.

- Sau khi gia nhập WTO, hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ không còn chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào các nước thành viên khác nữa.

- Ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ đầu tư nước ngoài, đi kèm với trình độ quản lý và kỹ thuật công nghệ mới.

- Việc trở thành thành viên WTO cho thấy những nỗ lực cải cách và phát triển kinh tế của Việt Nam đã được quốc tế công nhận, và đây là cơ sở để Việt Nam tham gia đàm phán và thực thi các cam kết tự do hóa thương mại ngày một sâu rộng hơn.

Như đã trình bày ở trên, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam cũng đã tham ký kết các hiệp định khác như VJCEP, AANZFTA, AJCEP. Chính những hiệp định này cho thấy DN dệt may Việt Nam có thể sẽ nhận được tiếp cận thị trường tốt hơn.

Cái được lớn nhất của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO là thị trường xuất khẩu, nhưng ngược lại, các DN cũng sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài. Có thể nói sự kiện Việt Nam đạt được thỏa thuận với Mỹ về việc gia nhập WTO mở ra hy vọng gia tăng xuất khẩu cho các DN dệt may. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tương lai chỉ toàn màu hồng.1

Khó khăn

- Hàng rào bảo hộ dệt may trong nước không còn. Nếu như hiện nay, thuế nhập khẩu hàng may mặc vào Việt Nam là 50%, thuế nhập khẩu vải là 40%, thuế nhập khẩu sợi là 20% thì khi vào WTO, Việt Nam sẽ phải thực hiện đúng cam kết theo Hiệp định

Dệt may (với mức giảm thuế lớn, ví dụ thuế suất đối với vải giảm từ 40% xuống 12%,

quần áo may sẵn giảm từ 50% xuống 20% và sợi giảm từ 5% xuống 2%). Do vậy vải Trung Quốc sẽ tràn vào nước ta và ngành vải trong nước sẽ phải cạnh tranh với vải Trung Quốc nhập khẩu.

- Nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở các thị trường xuất khẩu lớn hơn.

- Nguồn lao động chắc chắn sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn.

- Sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, do vậy, sức ép cạnh tranh đối với các DN Việt Nam sẽ tăng lên. Mặc dù, một số ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu dù vẫn được duy trì nhưng sẽ phải chấm dứt trước ngày 11/1/2012 (chỉ áp dụng đối với các ưu đãi đầu tư đã dành cho các dự án đã được cấp phép và đi vào hoạt động trước ngày 11/1/2007). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 http://www.vietrade.gov.vn/dt-may-va-nguyen-liu/1222-nhng-thun-li-va-kho-khn-ca-dt-may-vn-khi-gia-nhp- wto-phn-2.html

- Với cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không được phép, ngành dệt may không còn được hưởng một số loại hỗ trợ như trước đây như các hình thức hỗ trợ XK và thưởng XK từ Quỹ hỗ trợ XK; các biện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều kiện XK; các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển...

Bảng 3.1 thể hiện mức thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với các sản phẩm dệt may phân loại theo Chương HS. Theo đó, hầu hết các mức trần thuế suất sẽ bắt đầu giảm ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO, và không bị cắt giảm theo lộ trình thêm nữa. Điều này được thể hiện qua mức trần thuế suất khi gia nhập và trần thuế suất cuối cùng là khá giống nhau. Chỉ có 5 dòng thuế vẫn tiếp tục được cắt giảm thêm là 59112000 (từ 10% xuống 8% vào năm 2009), 59119010 (từ 10% xuống 5% vào năm 2010), 59119090 (từ 10% xuống 5% vào năm 2010), 63079010 (từ 15% xuống 10% vào năm 2009), 63079020 (từ 15% xuống 10% vào năm 2009). Với việc tham gia WTO, Việt Nam cũng phải cam kết không vận dụng hạn ngạch nhằm hạn chế nhập khẩu hàng dệt may.

Bảng 3.1: Thuế nhập khẩu cam kết (trung bình) khi gia nhập WTO

Đơn vị tính: %

Chương HS Trần thuế suất khi gia nhập Trần thuế suất cuối cùng

50 9,77 9,77 51 7,73 7,73 52 9,5 9,5 53 5,66 5,66 54 9,05 9,05 55 8,77 8,77 56 10,32 10,32 57 12 12 58 12 12 59 11,15 10,89 60 12 12 61 19,92 19,92 62 19,8 19,8 63 14,7 14,6

Các cam kết giảm thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu sẽ làm giảm mức độ bảo hộ đối với ngành dệt may. Bảng 3.1 thể hiện ước tính mức độ bảo hộ thực tế mức tăng giá trị gia tăng của ngành trong trường hợp có bảo hộ so với trường hợp không có bảo hộ của các ngành dệt may. Theo đó, mức độ bảo hộ thực tế của các ngành dệt may

cho đến 2020. Mức độ bảo hộ thực tế đối với các sản phẩm quần áo được duy trì khá ổn định kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đối với thảm dệt và các sản phẩm thêu ren, tỷ lệ bảo hộ thực tế chỉ tăng nhẹ trong giai đoạn 2007-2010, trước khi giảm xuống trong giai đoạn 2015-2020. Riêng sản phẩm sợi còn không nhận được bảo hộ từ hàng rào thuế quan, thể hiện qua tỷ lệ bảo hộ nhỏ hơn 0 trong giai đoạn 2007-2020.

Bảng 3.2: Tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành dệt may (%)

2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 Dệt may 124,71 34,06 34,74 35,28 35,61 33,31 28,59 Sợi 4 -4,97 -4,46 -4,06 -3,81 -3,1 -2,66 Quần áo 135,7 58,02 58,44 57,72 57,48 58,26 57,83 Thảm dệt 56 25,02 25,22 25,38 25,47 19,81 20,32 Sản phẩm thêu ren (ngoại trừ thảm) 62,33 17,44 17,69 17,9 18,05 16,03 16,31

Như đã trình bày ở trên, việc Việt Nam tham gia một loạt các FTA chủ yếu ở cấp đa phương trong khung khổ của ASEAN cũng có những ảnh hưởng đến ngành dệt may. Trong các hiệp định này, những cam kết của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp nhất đến ngành dệt may là cam kết thuế quan.

Theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BTC ngày 12/06/2008 về việc ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) trong giai đoạn 2008-2013, các mức thuế suất mà Việt Nam dành cho hàng dệt may nhập khẩu từ các nước ASEAN chỉ là 0 hoặc 5%. Đây sẽ là thách thức đối với hàng dệt may sản xuất trong nước, vì mức thuế thấp sẽ làm hàng dệt may nhập khẩu từ các nước ASEAN rẻ hơn. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ các hiệp định FTA trong khung khổ ASEAN (như AKFTA, AJCEP), mức thuế thấp này lại có lợi cho các DN may mặc vì họ có thể nhập nguyên phụ liệu từ các nước ASEAN và tận dụng quy định về xuất xứ gộp trong các hiệp định này.

Trong khi đó, mức thuế suất ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc mà Việt Nam mới ban hành cho giai đoạn 2009-2011 chủ yếu ở các mức 3%, 5%, 8% và 12% (phổ biến) cho nhóm sản phẩm dệt và chủ yếu ở mức 20% cho nhóm sản phẩm may mặc (theo Quyết định số 112/2008/QĐ-BTC ngày 01/12/2008).

Có thể nói Việt Nam đã có nhiều cam kết khác nhau trong khung khổ của WTO và các FTA ở cấp khu vực thể hiện nỗ lực tự do hóa thương mại, và là tín hiệu tốt cho nền kinh tế nói chung. Đáng chú ý là các biểu thuế cam kết đã được ban hành với lộ trình khá minh bạch. Tuy nhiên, các cam kết này nằm trong các khung khổ khác nhau, và có các quy định riêng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của các cam kết cụ thể còn phụ thuộc xem DN định hướng thâm nhập thị trường nào.

Phân tích SWOT ngành hàng dệt may Việt Nam 1

Ngành dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng đạt được những kết quả tăng trưởng khá ấn tượng. Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.

Bên cạnh đó, các DN dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các DN Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt.

Hình 3.1: Đồ thị FDI vào ngành dệt may - Số dự án và số vốn đầu tư (Triệu USD) từ

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc vốn công ty - Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần Dệt Tân Tiến (Trang 49)