6. Cấu trúc luận văn
1.4 Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking Order Theory)
Trong một thời gian dài, các giám đốc tài chính luôn áp dụng lý thuyết đánh đổi trong việc hoạch định cấu trúc vốn của công ty.
Thuyết đánh đổi cho rằng cấu trúc vốn của công ty dựa trên sự đánh đổi giữa tiết kiệm thuế và chi phí kiệt quệ tài chính của nó. Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn cân bằng giữa chi phí kiệt quệ tài chính và giá trị của tấm chắn thuế thu được từ việc vay nợ. Thuyết này cũng chỉ ra rằng tỉ lệ nợ khác nhau tùy từng công ty, công ty có nhiều tài sản cố định hữu hình và có nhiều thu nhập chịu thuế thì nên có mức nợ cao, ngược lại các công ty có tài sản vô hình chiếm đa số và ít tạo ra lợi nhuận nên sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu. Tuy vậy, thuyết đánh đổi này đã thất bại vì nó không giải thích được lý do tại sao các công ty có lợi nhuận chịu thuế rất nhiều lại thường vay nợ rất ít.
Nghiên cứu cho vấn đề trên, S.C Myers đã tìm ra thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty nên phát hành nợ trước khi phát hành cổ phiếu nếu nguồn lực tài chính bên trong không đủ để tài trợ cho dự án.
Điều này có nghĩa là:
1. Về lâu dài, các công ty nên sử dụng nguồn tài chính bên trong vì nguồn vốn này sẽ được tăng lên mà không phải mang đến dấu hiệu xấu nào cho công ty là giá cổ phiếu có thể giảm
2. Nếu cần thiết phải có nguồn lực tài chính từ bên ngoài, công ty nên phát hành nợ trước và phát hành vốn cổ phần là phương án cuối cùng.
Thuyết trật tự phân hạng trên giải thích lý do tại sao các công ty có lợi nhuận nhiều thường lại vay nợ ít, điều đó không phải vì mục tiêu tỉ lệ vay nợ của họ thấp mà là bởi vì họ không cần nguồn vốn từ bên ngoài. Các công ty có lợi nhuận ít thường phát hành nợ bởi vì họ không có đủ nguồn vốn từ bên trong cho dự án đầu tư của mình, và bởi vì nợ vay chính là trật tự được xếp trước tiên khi cần nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài.