Chỉ số Z, công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng của

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc vốn công ty - Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần Dệt Tân Tiến (Trang 27)

6. Cấu trúc luận văn

1.5Chỉ số Z, công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng của

của DN

Phá sản được xem là dấu chấm hết đối với một DN, nhưng làm thế nào để phát hiện sớm các dấu hiệu báo trước nguy cơ phá sản để có biện pháp kịp thời chấn chỉnh tình hình cho DN và việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu phá sản của DN là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu tài chính, hay là các nhà đầu tư chứng khoán. Có rất nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này, trong đó chỉ số Z là công cụ được cả giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

Chỉ số này được phát minh bởi Giáo sư Edward I.Altman, trường kinh doanh Leonard N.Strem, thuộc trường Đại học NewYork. Đây là một công trình dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước trên thế giới vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.

Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5:

X1 = Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working capital/Total Assets) X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retained Earning/Total Assets) X3 = Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets) X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value Equity/Book value of total Liabilities)

X5 = Tỷ số tổng doanh thu trên tổng tài sản (Sales/Total Assets) Đối với các công ty đại chúng:

Z =1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

• Nếu Z > 2,99 DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

• Nếu 1,81 < Z < 2,99 DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản • Nếu Z < 1,81 DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo sư Edward I.Altman đã phát triển ra Z’ và Z” để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của DN, như sau:

Đối với các công ty tư nhân:

Z’= 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5

• Nếu Z’ > 2,9 DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

• Nếu Z’< 1,23 DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Đối với các DN khác:

Chỉ số Z” dưới đây có thể dùng cho các DN không sản xuất (Non- Manufacturer). Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra, công thức tính chỉ số Z” được điều chỉnh như sau:

Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

• Nếu Z” > 2,6 DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

• Nếu 1,2 < Z” <2,6 DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản • Nếu Z”< 1,1 DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Như vậy, khi chỉ số Z càng cao, thì mức độ an toàn của DN càng lớn, hay cách nhìn khác là khi chỉ số Z nhỏ, nhà quản trị tài chính phải tìm cách tăng chỉ số Z lên.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Huỳnh Cát Tường (2008) đã chỉ ra rằng chỉ số Z – Score áp dụng cho các công ty đại chúng, công ty tư nhân, các DN không sản xuất là phù hợp và phản ánh tương đối chính xác tình hình tài chính của các công ty được nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần lưu ý khi sử dụng mô hình chỉ số Z.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc vốn công ty - Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần Dệt Tân Tiến (Trang 27)