Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (Trang 54)

1.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là về vấn đề thể chế chính sách của Nhà nước: Hiện nay chúng ta còn thiếu một hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, ổn định làm cơ sở pháp lý cho công tác thẩm định. Các chính sách pháp luật thay đổi quá nhanh gây nhiều khó khăn cho công tác thẩm định, các văn bản hướng dẫn thi hành lại không được ban hành kịp thời, trong thời gian chờ văn bản hướng dẫn chính thức về việc thi hành Luật mới thì Phòng thẩm định không biết lấy gì làm căn cứ để thẩm định trong khi Luật cũ thì hết hiệu lực, Luật mới thì không biết áp dụng như thế nào. Việc một chính sách thay đổi mà các quy định liên quan

chưa thay đổi theo thì các vấn đề cụ thể của dự án rất khó giải quyết.

Một vấn đề khác nữa liên quan đến pháp luật đó là công tác quy hoạch còn chậm chưa có khoa học. Hầu hết những danh mục khuyến khích đầu tư được xây dựng cho từng giai đoạn ngắn, để có thể thích ứng với yêu cầu hiện tại trong khi đó thời gian hoạt động của một dự án rất dài. Do đó để lựa chọn dự án sao cho phù hợp với quy hoạch dường như là không có hoặc có thì cũng rất mơ hồ. Các quy hoạch ngắn hạn có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào, khiến cho chủ đầu tư cũng như các chuyên gia thẩm định không thể chủ động được trong các quyết định của mình, thêm vào đó các quy hoạch chưa có sự thống nhất về nội dung, đặc biệt là những trường hợp yêu cầu xử lý liên ngành còn thiếu chính xác và không kịp thời. Quy hoạch về tổ chức l•nh thổ nhiều nơi còn chưa rõ, làm cho việc thẩm định tính hợp lý về địa điểm, phương án sử dụng đất có khi thiếu tính thực thi ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

Hồ sơ trình duyệt chưa đầy đủ hoặc chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định. Hầu hết các Chủ đầu tư (đối với DAĐT trong nước) không đủ kiến thức về lập DAĐT và hồ sơ đề nghị thẩm định dự án. Bên cạnh đó hoạt động tư vấn lại chưa được quan tâm phát triển, hiệu quả tư vấn đạt được chưa cao, đặc biệt là thông tin về các nhà tài trợ vốn. Nhiều dự án được lập mà không chú ý đến các yêu cầu của tổ chức tài trợ, đến khi tiến hành thẩm định mới phát hiện ra, yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung khi đó Chủ đầu tư mới tiến hành tìm hiểu. Vì vậy cần phải có một đội ngũ các Nhà tư vấn đầu tư có trình độ chuyên môn, có khả năng cung cấp cho Chủ đầu tư những thông tin cần thiết và hướng dẫn lập dự án để cán bộ thẩm định không mất nhiều thời gian vào việc sửa chữa, bổ sung.

1.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Việc thiếu trách nhiệm phối hợp của các Sở, ban ngành, cơ quan quản lý nhà nước trong việc tham gia thẩm định quyết định đầu tư dự án. Trên giấy

tờ thì có yêu cầu các Sở, ban, ngành, cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp xong lại không quy định trong thời gian bao lâu các Sở, ban, ngành và địa phương phải có trách nhiệm đưa ý kiến của mình cho cơ quan thẩm định khi có yêu cầu. Do thiếu chế tài cụ thể nên các ý kiến góp ý thường bị chuyển tới chậm hơn so với thời gian quy định. Có không ít dự án chưa được đánh giá đầy đủ do ý kiến góp ý từ những bên liên quan gửi đến chậm, thiếu cụ thể, buộc phải sửa đổi bổ sung, khi Chủ tịch tỉnh đã quyết định đầu tư, ảnh hưởng đến việc triển khai dự án. Nhiều dự án được quyết định đầu tư chưa thật cần thiết, có khi mang tính cục bộ gây ra sự thiếu chính xác trong nội dung thẩm định và những quyết định đầu tư thiếu khách quan.

Công tác cập nhật thông tin tại phòng Thẩm định còn yếu. Thực tế khi xem xét dự án thì cán bộ thẩm định chỉ căn cứ vào các con số trong dự án, chứ ít có nguồn thông tin riêng của mình. Sự kết hợp giữa phòng Thẩm định với các cơ quan chuyên môn các tổ chức chuyên nghiệp còn chưa được quan tâm, cho nên nhiều vấn đề đòi hỏi kiến thức chuyên ngành được xem xét không kỹ càng. Mặt khác, việc cập nhật thông tin, mở rộng hợp tác quốc tế của phòng Thẩm định còn yếu. Một số Báo cáo thẩm định có chất lượng chuyên môn không cao, chưa đủ độ tin cậy dẫn đến quyết định sai lầm.

Trình độ của cán bộ thẩm định tại phòng Thẩm định còn chưa đồng đều. Thẩm định là một khâu quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư, do vậy cần thiết phải có một đội ngũ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, song số lượng cán bộ thẩm định đáp ứng được yêu cầu của công việc chưa nhiều. Hiện nay, công tác đào tạo cán bộ thẩm định ở nước ta nói chung và Sở KH & ĐT nói riêng, chưa được quan tâm và còn nhiều vấn đề bất cập. Đa phần cán bộ thẩm định được đào tào bởi các tổ chức, chuyên gia, các cơ quan tư vấn và hợp tác nước ngoài do phòng tự liên hệ hoặc do cơ quan nước ngoài giới thiệu. Đây là lực lượng cán bộ được trưởng có gốc rễ bền vững và năng động cập nhật thông tin quốc tế, nhưng do được đào tạo

trong cơ chế Kế hoạch hoá tập trung- cơ chế mệnh lệnh nên thói quen về tâm lý còn phụ thuộc quá nhiều vào mệnh lệnh, chưa năng động sáng tạo trong xử lý công việc khi có sự gián đoạn hoặc thiếu cụ thể trong chỉ đaọ.

Trên đây là một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thẩm định dự án tại Phòng Thẩm định khiến cho công tác thẩm định còn nhiều bất cập cần phải quan tâm và là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số dự án hoạt động không mang lại hiệu qủa trong một vài năm gần đây.

CHƯƠNG II. MỘT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ

KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w