Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác thẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (Trang 66)

Dựa trên thực trạng tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh với một số thiết bị công nghệ số lượng hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Bởi vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong công tác thẩm định, trong thời gian tới cần bổ sung, mua sắm thêm một số thiết bị công nghệ mới như mua sắm thêm một số máy vi tính mới. Bên cạnh đó cần tham khảo sử dụng các công trình phần mềm hiện đại trong quản lý và thẩm định dự án sẽ làm tăng khả năng sử lý các thông số đầu vào và đầu ra của dự án, giảm hẳn việc tính toán các số liệu bằng tay. Sử dụng phần mềm vi tính hiện đại sẽ làm tăng khả năng phân tích, đánh giá trên cơ sở đó ra các quyết định hợp lý.

Bên cạnh đó cần nối mạng trong toàn hệ thống của Sở sẽ giúp cho việc thông tin liên lạc giữa các phòng nhanh chóng, kịp thời hơn,từ đó sẽ làm cho việc chỉ đạo của cấp ra quyết định cũng như việc báo cáo của cấp dưới lên cấp trên kịp thời hơn,nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư .

- Ứng dụng phần mền tin học vào trong công tác thẩm định

Một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thẩm định dự án tại phòng Thẩm định chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do thiếu phương tiện máy móc giúp cán bộ thẩm định phân tích đánh giá dự án. Do vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án và tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định phát huy được trình độ chuyên môn, cần thiết phải trang bị cho họ những công cụ và kỹ năng sử dụng các chương trình phần mềm ứng dụng trong công việc. Mặc dù đa số các cán bộ tại phòng Thẩm định đều đã được trang bị máy

tính để phục vụ cho công việc xong phần lớn máy tính đã cũ và không có phần mềm ứng dụng riêng cho công tác thẩm định cũng như không được nối mạng Internet để có thể tìm kiếm và khai thác thông tin. Do đó, trong thời gian tới văn phòng cũng cần chú ý và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ứng dụng trong thẩm định.

Trong chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “điện tử - tin học - viễn thông” KC-01 các chuyên gia tin học đã thành lập một bộ khung lưu trữ và suy diễn của hệ chuyên gia, có khả năng áp dụng cho các lĩnh vực chuyên nghành khác nhau, trong đó có lĩnh vực đầu tư. Cấu trúc này đã được thực hiện bằng ngôn ngữ lập trình Pascal, đầu tiên áp dụng cho hệ chuyên gia thử nghiệm “Inves” dùng trong lĩnh vực thẩm định DAĐT. Việc phổ cập hoá chương trình này trong cơ quan thẩm định sẽ phục vụ đắc lực cho công tác thẩm định và nó sẽ đạt hiệu quả cao hơn nhiều nếu như máy tính được nối mạng Internet để kịp thời truy cập các thông tin cần thiết cho thẩm định và tiến hành phân tích trực tiếp ngay trên máy tính. Việc này tiết kiệm được thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả cao trong công việc.

2.2.4. Giải pháp về quy trình thẩm định

Xây dựng quy trình thẩm định một cách chặt chẽ từ việc thu thập, phân tích,xử lý và lưu trữ thông tin. Để đạt được mục tiêu đó, giữa các cán bộ thẩm định phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau và có sự tham gia ý kiến của các Sở, các cơ quan ban ngành có liên quan. Trong việc thu thập và phân tích thông tin, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh cần đến sự tham gia ý kiến của một số Sở, cơ quan ban ngành: Sở tài chính, Sở công nghiệp, Sở khoa học công nghệ và môi trường, ban quản lý dự án bởi vì những thông tin được thu thập và phân tích khi có sự tham gia của cơ quan ban ngành trên sẽ là những thông tin chính xác và cần thiết cho quá trình thẩm định. Trong việc sử lý và lưu trữ thông tin cần có sự phối hợp giữa các cán bộ trong phòng và đồng thời cần sự giúp đỡ của các phòng khác có liên quan đến từng dự án cụ thể tại Sở kế

hoạch & đầu tư Hà Tĩnh.

2.2.5. Giải pháp về nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định là nội dung được quy định bởi một số cơ quan chức năng. Hầu hết các Báo cáo khả thi của các dự án đều nêu lên những nội dung như nhau. Dựa vào những nội dung đã được nêu trong Báo cáo khả thi mà cán bộ thẩm định sẽ thẩm định lần lượt.

Nội dung thẩm định thì có nhiều, song cần tập trung vào việc trả lời hai câu hỏi đặt ra: dự án đó có hiệu quả hay không? Và có quyết định đầu tư hay quyết định cho vay đối với dự án đó hay không? Toàn bộ công việc của cán bộ thẩm định nói chung là giải quyết hai câu hỏi quan trọng được đưa ra ở trên.

Đối với hiệu quả của dự án, mỗi một dự án có thể nghiêng về xem xét: hiệu quả về mặt tài chính hay hiệu quả về mặt xã hội của dự án. Nhưng trên thực tế việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh hầu như chỉ xem xét dự án nghiêng về hiệu quả xã hội hơn và không coi trọng hiệu quả tài chính của dự án. Bởi vậy cần phải phân biệt ra hai loại dự án và tuỳ theo từng dự án để xem xét hiệu quả dự án một cách phù hợp hơn.

Đối với những dự án được cấp bởi vốn ngân sách : chủ yếu đây là những dự án đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là những dự án mang tính chất đầu tư công cộng: dự án giao thông, dự án xây dựng trường học, bệnh viện...Với những dự án loại này, cán bộ thẩm định nên đi sâu vào xem xét hiệu quả về xã hội của dự án.

Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước: ở đây nhà nước được coi như là một tổ chức để cho vay đối với chủ đầu tư, doanh nghiệp. Điều mà nhà nước quan tâm cũng giống như các tổ chức tín dụng cho vay khác là: bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình. Song trên thực tế, những dự án sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước là những dự án nằm

trong quy hoạch, kế hoạch của tỉnh. Đôi khi việc cho vay đối với chủ đầu tư, các doanh nghiệp như vậy chỉ mang tính chất hỗ trợ cho chủ đầu tư, doanh nghiệp để chủ đầu tư, doanh nghiệp phát triển mở rộng sản xuất. Song nhìn chung, khi thẩm định những dự án vay, cán bộ thẩm định nên đi sâu vào xem xét hiệu qủa về mặt tài chính của dự án nhưng không được bỏ qua hiệu quả xã hội của dự án.

Tóm lại, dù là loại dự án nào thì dự án đó vẫn phải sử dụng vốn của nhà nước. Mục đích khi đầu tư vào dự án đó là khi dự án đi vào hoạt động có thể giải quyết được những vấn đề mà tỉnh đặt ra với mỗi dự án và mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bởi vậy trong quá trình thẩm định nên chú ý đến hiệu quả của dự án là điều cần thiết.

Mục tiêu cuối cùng của việc thẩm định dự án đầu tư là việc đưa ra quyết định có đầu tư hay không ? Việc quyết định đầu tư là việc bỏ vốn vào dự án, từ đó sẽ ảnh hưởng đến một số vấn đề của tỉnh.

Việc quyết định đầu tư hay cho vay đối với dự án thực chất là cơ quan có thẩm quyền quyết định chính thức là UBND tỉnh, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh chỉ có vai trò tham mưu nhưng khi dự án được thẩm định tại Sở thì UBND tỉnh phê duyệt dự án trên cơ sở thẩm định dự án của Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh.

Do đó khi cân bằng được hai nội dung trên thì sẽ đảm bảo đạt được mục tiêu mà tỉnh đề ra.

2.2.6. Giải pháp về phương pháp thẩm định

Để công tác thẩm định dự án đầu tư đạt hiệu quả cao thì cán bộ thẩm định cần phải sử dụng phương pháp thẩm định một cách thích hợp. Phương pháp thẩm định là các chỉ tiêu, tiêu chí áp dụng của cán bộ thẩm định khi thẩm định hoặc phê duyệt dự án.

Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như các chỉ tiêu hiệu quả khác, bản chất không chỉ được thực hiện trên một mặt nào đó mà trên nhiều

khía cạnh khác nhau, do vậy hệ thống chỉ tiêu thẩm định doanh nghiệp và các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư phải vừa đủ vàcó mối liên hệ chặt chẽ với nhau để đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như phản ánh hiệu quả đầu tư được đầy đủ, toàn diện và chính xác.

Các chỉ tiêu thẩm định, xét về mặt nội dung chủ yếu được xây dựng từ các thành phần có liên quan đến hai nội dung:doanh thu và chi phí của dự án. Khi doanh thu và chi phí được xác định chính xác thì mới dẫn đến các chỉ tiêu khác và từ đó việc đánh giá hiêụ quả của dự án mang tính chính xác cao, vì vậy khi xác định doanh thu và chi phí cần phải tổng hợp tất cả các loại doanh thu và chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, cố gắng tránh không bỏ sót bất kỳ một loại doanh thu hay chi phí nào.

Thực tế tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh hiện nay, phương pháp thẩm định vẫn còn chưa được đổi mới, một số chỉ tiêu quan trọng chưa được quan tâm khi đánh giá dự án. Mặc dù một số chỉ tiêu nên được áp dụng khi thẩm định tại Sở, song việc tính toán các chỉ tiêu này còn mang tính hình thức mà chưa có sự phân tích kỹ càng khi xét duyệt dự án. Bởi vậy trong thời gian tới Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh nên chú trọng xem xét một số chỉ tiêu sau:

Đối với dự án cấp vốn ngân sách của Nhà nước:

Chủ yếu đó là những dự án đầu tư công cộng, bởi vậy nên áp dụng chỉ tiêu BCR.

Chỉ tiêu BCR là chỉ tiêu phản ánh tỷ số giữa lợi ích và chi phí.

Tỷ số B/ C>1 : dự án khả thi. Để xác định được tỷ số B/C thì cần phải, liệt kê toàn bộ chi phí và lợi ích của dự án đó. Chi phí và lợi ích của dự án đó bao gồm: trực tiếp và gián tiếp.

Có những lợi ích và chi phí được biểu hiện giá trị bằng tiền ví dụ như: chi phí nguyên vật liệu, nhân công...nhưng cũng có những lợi ích và chi phí không được biểu hiện trực tiếp bằng tiền, do đó khi tính toán phải lượng hoá chúng, ví dụ như: đối với việc mở đường: lợi ích gián tiếp là tăng tốc độ đô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thị hoá, chi phígián tiếp là: khi xây dựng, cải tạo đường giao thông làm giảm thời gian đi lại, tăng số lượng chuyến ...Tất cả những chi phí và lợi ích đó phải lượng hoá thành tiền. Do không dựa trên một cơ sở hay một quy tắc nào nên việc lượng hoá giá trị có mứcđộ chính xác không cao và mức độ giao động về mặt gía trị là rất lớn. Để đánh giá về mặt gía trị các chi phí, lợi ích thường sử dụng các cách, các phương pháp gián tiếp (có thể thông qua thu nhập cuả người dân, của ngành...). Bởi vậy để tăng độ chính xác về mặt gía trị của lợi ích, chi phí nên đưa ra những phương pháp so sánh một cách hợp lý nhất và gần nhất với lợi ích và chi phí cần lượng hoá.

Khi xác định lợi ích và chi phí ở các năm khác nhau, nên quy đổi về hiện tạivà do đó, điều cần quan tâm đến tỷ lệ chiết khấu R. Tỷ lệ chiết khấu R ở đây là: chi phí cơ hội mà luồng tiền được sử dụng trong khu vực tư nhân, bởi vậy khó có thể xác định được một cách chính xác.

Bởi vậy:

- Khi xác định tỷ lệ chiết khấu: nên lấy là lãi suất thị trường hiện tại. - Khi thực hiện lượng hoá chi phí và lợi ích : đòi hỏi chính phủ phải thực hiện tính toán trọng số và tách các lợi ích ròng theo các tiêu thức khác nhau nhằm nâng cao tính chính xác cho việc lượng hoá chi phí, lợi ích. Việc đưa trọng số gắn cho từng khu vực, cho nguồn thu nhập.

- Thực hiện kiểm soát và loài trừ yếu tố lạm phát:

+ Sử dụng chi phí, lợi ích theo các giá trị doanh nghiệp nên phải cộng thêm tỷ lệ lạm phát ước tính, làm cho chi phí lợi ích tăng. Từ đó tỷ lệ chiết khấu được sử dụng phải là tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa hoặc lãi suất danh nghĩa tại thời điểm hiện tại.

+ Sử dụng dòng chi phí lợi ích được đo theo các chỉ tiêu thực tế dẫn đến tỷ lệ chiết khấu được sử dụng phải là mức lãi suất thực tế.

Đối với những dự án sử dụng vốn tín dụng ưu đãi:

tính toán đôi khi không chính xác.Nên khi thẩm định dự án đầu tư, cán bộ thẩm định nên tính toán lại các chỉ tiêu để đưa ra kết luận chính xác. Trong trường hợp này nên áp dụng một số chỉ tiêu sau: NVP, IRR.

Phải tính toán một cách chính xác các chỉ tiêu doanh thu và chi phí. Khi phản ánh các luồng thu nhập và chi phí, cần giải thích cơ sở của các khoản mục đó chứ không được ghi vắn tắt. Việc tính toán doanh thu, chi phí của dự án cần được tham khảo, đối chiếu với giá cả thị trường, dự báo giá cả...Để tính đúng, tính hợp lý chi phí phát sinh cũng như doanh thu có tính thực tế hơn.

- Khi xác định dòng tiền ròng của dự án liên quan đến tính khấu hao. Bởi vậy xem xét việc trích khấu hao tài sản cố định có hợp lý không, có phù hợp với quy định của nhà nước không? Bởi vì việc tính khấu hao liên quan đến ròng tiền ròng của dự án.

- Và điều quan trọng là đưa ra tỷ lệ chiết khấu hợp lý, không nên sử dụng một tỷ lệ chiết khấu đối với các dự án. Tuỳ thuộc vào dự án mà cán bộ thẩm định đưa ra tỷ lệ chiết khấu khác nhau.Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu có thể lấy l•i suất vay của doanh nghiệp hay một tỷ lệ chiết khấu phù hợp cho nền kinh tế, cho từng ngành.

Khi tính toán đảm bảo được các yếu tố ở trên thì các chỉ tiêu đưa ra đạt độ chính xác cao.

Cần thiết phải sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực trạng tại Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh, các Báo cáo khả thi nếu giới thiệu về tình hình của doanh nghiệp thì chủ yếu nêu qua một số bảng: cân đối kế toán... mà không xem xét đến các chỉ tiêu khác như khả năng sinh lời của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

2.3. Kiến nghị

đạt hiệu quả cao hơn nữa, bên cạnh việc tự nỗ lực phấn đấu vàhoàn thiện mình, Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh cần có sự giúp đỡ, phối hợp của Bộ kế hoạch và đầu tư.

- Đối với Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh :

Với những kết quả đạt được ở trên là điều rất đáng mừng nhưng để đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác thì đòi hỏi Sở kế hoạch & đầu tư Hà Tĩnh nên chú trọng đến một số vấn đề. Về nội dung thẩmđịnh cần chú trọng thêm nữa đến việc thẩm định hiệu quả của dự án, đặc biệt là: hiệu quả tài chính của dự án.Ngoài ra cần phải có sự phối hợp tốt đối với các cơ quan ban ngành có liên quan trong việc ra quyết định đầu tư.Bên cạnhđó, Sở cần chăm lo bồi dưỡng, trang bị thêm một số kiến thức cơ bản cho cán bộ thẩm định bởi công việc thẩm định đòi hỏi cán bộ thẩm định có trình độ tổng hợp và cần phải nắm một số luật,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (Trang 66)