Quy trình thẩmđịnh dự án tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (Trang 29)

Tại Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Tĩnh quy trình thẩm định là trình tự thực hiện các công việc thẩm định để ra quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư. Dưới dạng chung có các bước sau:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ: Đăng ký, lập kế hoạch thẩm định, tổ chức thẩm định.

Trước đây việc tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư và đấu thầu được tổ chức tại văn thư Sở cùng với các công văn tài liệu đến khác.

Hiện nay, công tác tiếp nhận Hồ sơ được tổ chức tại Phòng thẩm định là phòng được Sở giao làm đầu mối chủ trì thẩm định dự án đầu tư và đấu thầu. Phiếu tiếp nhận bao gồm những thông tin về người nộp, người nhận, hình thức xử lý và hẹn thời gian trả kết quả. Do mỗi loại hồ sơ cần các tài liệu khác nhau nên có 5 loại phiếu tiếp nhận cho từng loại gồm: Dự án đầu tư, báo cáo đầu tư, kế hoạch đầu tư, kết quả đầu tư, chủ đầu tư. Phiếu này được công bố và cấp cho các ngành, huyện, các chủ đầu tư trong các kỳ tập huấn nên biết được yêu cầu hồ sơ tài liệu cho từng loại để chuẩn bị trước. Do vậy công tác tiếp nhận rất nhanh (khoảng 30 phút cho 1 lần nhận hồ sơ).

Việc tiếp nhận hồ sơ gồm lãnh đạo phòng thẩm định, lãnh đạo hoặc chuyên viên phòng ngành và chủ đầu tư hoặc chủ dự án (tay 3) nên đạt được thống nhất ngay từ đầu và tránh được tuỳ tiện. Phiếu tiếp nhận có đầy đủ 3 chữ ký và nếu là dự án đầu tư còn phải được lãnh đạo sở phê duyệt. (Riêng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đã giảm được 3 ngày so với quy trình cũ chưa kể đến thời gian chủ dự án bổ sung hồ sơ vì đã tiếp nhận nhưng chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ)

Bước 2. Thực hiện công việc thẩm định: nghiên cứu, xem xét đánh gía dự án theo yêu cầu và nội dung nói trên, lập báo cáo thẩm đinh.

+ Xử lý ban đầu

Việc thẩm định dự án đầu tư theo quy định có 3 hình thức: Họp tư vấn thẩm định, xin ý kiến tư vấn thẩm định và Sở Kế hoạch và Đầu tư tự tổ chức thẩm định.

Hình thức thẩm định đã được 3 bên thống nhất tại phiếu tiếp nhận hồ sơ nên rất chủ đông, ví dụ như nếu áp dụng hình thức họp tư vấn thẩm định hoặc lấy ý kiến thẩm định thì ngay trong ngày đã có giấy mời họp hoặc phiếu xin ý kiến (không phải chờ xin ý kiến Lãnh đạo sở và xếp lịch họp mới có Giấy mời họp hoặc Phiếu xin ý kiến) ; Nếu là tự thẩm định thì các phòng chủ động nghiên cứu ngay.

Tại bước này giảm được 2 - 3 ngày so với quy trình cũ.

+ Tồ chức thẩm định

Theo quy định hiện nay, phòng Thẩm định chủ trì cùng các phòng chuyên ngành cùng song song thẩm định. Các phòng cùng viết báo cáo thẩm định. Báo cáo của phòng thẩm đinh gồm đầy đủ hình thức của văn bản để gửi đi, báo cáo của phòng ngành chỉ bao gồm những nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án và cùng trình lãnh đaọ sở. Báo cáo của mỗi phòng gồm hai chữ ký: Chuyên viên trực tiếp và Lãnh đạo phòng để lưu văn bản gốc. Khác với trước đây Báo cáo do phòng thẩm định soạn thảo, sau đó phòng ngành sẽ đọc, sửa và cùng ký trình. Cải tiến khâu này nhằm tăng thêm tính tự chủ, độc lập và trách nhiệm của các phòng, chất lượng thẩm định được nâng lên và thời gian thẩm định được giảm đi từ 1 - 2 ngày.

Tổng cộng cả 3 bước thời gian giảm được 6 - 7 ngày cho một hồ sơ.

Bước 3. Trình duyệt văn bản xử lý: trình cấp có thẩm quyền để quyết định các vấn đề cần xử lý: bổ xung hồ sơ, trình thủ tướng Chính phủ (nhóm dự án quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư (nhóm B,C)) .

Dưới dạng chung quá trình thẩm định gồm các bước nêu trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Quá trình thẩm định

* Quy định về mặt thời gian thẩm định: Có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý đầu tư và góp phần rút ngắn thời hạn đưa dự án vào hoạt động. Theo quy định tại điều 29,37 NĐ52/1999/NĐ-CP ngày 8/7năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Mục 2, chương 3, phần II, và mục 2 chương I, phần V thông tư 04 /2000/ TT-BKH ngày 26 tháng 5 năm 2000.

Đối với dự án nhóm A:

- Thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán không quá 15 ngày.

- Thời gian thẩm định kết quả đấu thầu không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối với dự án nhóm B, C:

- Thời gian thẩm định BCKT không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B và20 ngày đối với dự án nhóm C kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B, 20 ngày đối với dự án nhóm C kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian thẩm định kế hoạch đấu thầu không quá 20 ngày đối với cả hai nhóm dự án B và C kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian thẩm định kết quả đấu thầu không quá 20 ngày đối với gói thầu không phải do TTCP phê duyệt và 7 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ kể từ khi nhận đủ hô sơ hợp lệ.

1.3.3. Nội dung thẩm định tại Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Tĩnh

1.3.3.1. Thẩm định các yếu tố pháp lý

Đầu tiên phải xem xét tính hợp pháp của dự án nói chung theo quy định pháp luật, các văn bản pháp lý chung: Như luật đất đai, Luật ngân sách, Luật thuế VAT, Pháp lệnh ngân hàng, Luật môi trường, Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước...

Sự phù hợp của các nội dung dự án với các quy định hiện hành đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách áp dụng đối với dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phù hợp về quy hoạch (ngành và lãnh thổ) Quy định về khai thác và bảo vệ tài nguyên.

1.3.3.2. Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư

Mỗi dự án đầu tư là một mắt xích quan trọng trong chương trình phát triển trung, dài hạn của ngành hay vùng, lãnh thổ. Mặt khác, việc một dự án đầu tư sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường, cụ thể là tác động đến cung cầu hàng hoá (từ đó ảnh hưởng đến thị trrường) cụ thể là tác động hoạt động

xuất nhập khẩu... Vì vậy việc thẩm định sự cần thiết của dự án là rất quan trọng.

- Trước hết cán bộ thẩm định dựa vào các đường lối, chính sách ưu tiên phát triển của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp, các địa phương đã đề ra để xem xét dự án có vị trí ưu tiên như thế nào trong quy hoạch phát triển nói chung. Đương nhiên, các dự án nằm trong phạm vi khuyến khích phát triển sẽ được ưu tiên hơn.

- Sau đó, cán bộ thẩm định xem xét: nếu được đầu tư, dự án có đóng góp và sẽ đóng góp gì cho các mục tiêu của xã hội, ví dụ: dự án có làm gia tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, cho doanh nghiệp hay không? Các nguồn tài nguyên và cơ sở vật chất sẵn có được sử dụng hợp lý hay không? Dự án sẽ tạo thêm bao nhiêu công ăn việc làm để hạn chế thất nghiệp?...

Biện pháp đánh giá cụ thể mà cán bộ thẩm định thường sử dụng trong bước thẩm định này là tìm và nắm được động lực thúc đẩy sự hình thành dự án đầu tư.

Cuối cùng cán bộ thẩm định sẽ đưa ra kết luận: dự án có và thực sự cần thiết được đầu tư hay chưa?

1.3.3.3. Thẩm định về nhu cầu thị trường

Xem xét tính đầy đủ về nội dụng đánh giá nhu cầu và thị trường (xác định quy mô, phạm vi, mức độ tăng trưởng) .

Đánh giá cơ sở dữ liệu và phương pháp phân tích và dự báo để xác định nhu cầu và thị trường đối với dự án.

Phân tích tính hợp lý về giá cả và mức biến động của giá cả của đầu ra, đầu ra của dự án.

Phân tích, xác định quy mô hợp lý của dự án trong đó có xem xét tới sự hợp lý về phân kỳ (giai đoạn) đầu tư. Cơ sở, phương pháp so sánh lựa chọn các giải pháp hoặc phương án về quy mô đầu tư.

1.3.3.4. Thẩm định về phương diện kỹ thuật

Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính khả thi cả về mặt thi công xây dựng dự án lẫn việc vận hành dự án theo đúng các mục tiêu dự kiến. Các vấn đề kỹ thuật chính cần kiểm tra bao gồm:

- Về quy mô của dự án: Quy mô dự án có thể hiểu là năng lực của dự án có thể tạo ra sản phẩm. Xác định quy mô dự án hoàn toàn phụ thuộc khả năng tiêu thụ sản phẩm. Thị trường mới hay nhỏ hẹp mà sản xuất quá nhiều sẽ là không thực tế vì hàng hoá không tiêu thụ được, mà chi phí cho dự án sẽ lớn. Quy mô dự án phải phù hợp với khả năng nguồn vốn, khả năng cung cấp nguyên vật liệu cũng như khả năng quản lý của doanh nghiệp.

- Về công nghệ và trang thiết bị: Phần lớn các dự án đầu tư đều có nhu cầu lắp đặt công nghệ và trang thiết bị, cán bộ thẩm định phải xem xét các yếu tố như:

+ Doanh nghiệp lựa chọn phương án trang bị công nghệ nào, trình độ trang thiết bị có phù hợp không?

+ Thiết bị phải đồng bộ bảo đảm vận hành được.

+ Chuyển giao công nghệ phải bảo đảm cả phần cứng và phần mềm. + Vấn đề giá cả, chất lượng.

+ Sử dụng công nghệ có ảnh hưởng môi trường.

Xem xét công nghệ và thiết bị của dự án đòi hỏi có những am hiểu về máy móc, về các thông số kỹ thuật, về phương thức chuyển giao…là những mặt mà cán bộ thẩm định còn hạn chế. ở nội dung này, cán bộ thẩm định có thể nhờ các cơ quan chuyên môn tư vấn để có thể nhận định đúng về trình độ công nghệ và trang thiết bị của dự án.

- Thẩm định việc cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác: Nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác có một vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành dự án. Dù vị trí xây dựng dự án là thuận lợi,

các trang thiết bị có phù hợp và hiện đại đến đâu mà các yếu tố đầu vào bị đình trệ thì quá trình sản xuất nhất định sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạch định của đầu ra. Cho nên, thẩm định việc cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng, lao động và các yếu tố đầu vào khác là cần thiết. Nó bao gồm:

+ Kiểm tra việc tính toán tổng nhu cầu về nguyên vật liệu chủ yếu, năng lượng điện, nước... Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật so sánh với mức tiêu hao thực tế.

+ Đối với nguyên vật liệu thời vụ hoặc nhập khẩu cần tính toán mức dự trữ hợp lý để đảm bảo cung cấp thường xuyên, tránh lãng phí.

+ Đối với các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản phải kiểm tra tính đúng đắn của các cấp có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động lâu dài. Cần thăm dò, khảo sát, phân tích, đánh giá về trữ lượng, hàm lượng, chất lượng tài nguyên.

- Về địa điểm và các giải pháp xây dựng dự án:

Những dự án đầu tư có phần xây dựng thì phải kiểm tra xem địa điểm xây dựng đã lựa chọn kỹ càng chưa? Phải quan tâm đến các yếu tố về hạ tầng cơ sở, về nguồn nguyên vật liệu, về giải phóng mặt bằng và các yếu tố về kiến trúc và kết cấu xây dựng.

- Về tiến độ thực hiện dự án: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cán bộ thẩm định cần nắm vững các giai đoạn đầu tư, các hạng mục công trình vì nó liên quan đến kế hoạch sử dụng vốn của doanh nghiệp, kế hoạch cấp vốn của cơ quan nhà nước.

Cần xác định hạng mục cần thiết có thể đưa dự án đi vào hoạt động từng bộ phận hoặc vẫn đảm bảo việc sản xuất của các bộ phận hiện có. Tránh tình trạng thi công dàn đều dẫn đến thiếu vốn, thiếu nguyên vật liệu... sẽ dở dang tất cả.

- Về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện vận hành dự án:

các đơn vị thiết kế, thi công, các đơn vị cung ứng thiết bị. Phải xem xét năng lực và uy tín của các đơn vị này để đảm bảo các dự án được thực hiện đúng tiến độ dự kiến. Với chủ dự án, năng lực quản lý, điều hành dự án, kinh nghiệm trong thực hiện các dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án.

1.3.3.5. Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Thẩm định phương diện tài chính của dự án là một nội dung quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án, nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua việc:

- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án).

- Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án.

Thực chất thẩm định dự án đầu tư là việc phân tích dự án đầu tư trên hai mặt:

- Đánh giá hiệu quả đầu tư. - Phân tích tài chính dự án.

Hai mặt đó phải đi đôi với nhau chứ không thể thay thế cho nhau. Cả hai đều phải được thực hiện bởi vì chúng liên quan đến các khía cạnh khác nhau của dự án đầu tư. Phân tích hiệu quả đầu tư là xác định hiệu quả của các tiềm lực được đưa và dự án, nói rõ hơn là xác định số tiền lãi thu được trên tổng số vốn bỏ ra chứ không phải vấn đề cho nguồn tài trợ như thế nào? Như vậy phân tích hiệu quả đầu tư là đánh giá khả năng sinh lãi của các tiềm lực được bỏ vào dự án mà không xem xét việc giải quyết tài chính phát sinh trong thời gian thực hiện dự án. Ngược lại phân tích tài chính là xem xét các đặc điểm tài chính của dự án nhằm đảm bảo rằng các nguồn tài chính sẵn có và

huy động sẽ cho phép xây dựng và vận hành dự án một cách trôi chảy. * Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư:

+ Kiểm tra việc tính toán xác định vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:

Vốn đầu tư được chia làm hai loại: vốn cố định và vốn lưu động, trong đó cần chú ý đến vốn lưu động vì một số dự án trước đây do chỉ quan tâm đến vốn cố định khi lương trả cho công nhân viên...

Vốn cố định (hay đầu tư cơ bản) gồm 3 bộ phận:

- Vốn đầu tư xây lắp: thường được ước tính trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp và suất vốn đầu tư (đơn giá xây lắp). Nội dung kiểm tra tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý của suất vốn đầu tư trên cơ sở căn cứ vào những kinh nghiệm đã tích luỹ được.

- Vốn thiết bị: được tính toán trên cơ sở kiểm tra giá mua thiết bị, chi phí vận chuyển, bảo quản, chạy thử theo các quy định của nhà nước căn cứ vào danh mục các thiết bị. Đối với thiết bị có chuyển giao công nghệ (gồm chi phí mua bí quyết kỹ thuật, chi phí đào tạo, huấn luyện, tiền thuê chuyên gia...).

- Vốn kiên thiết cơ bản khác: được biết như chi phí đền bù hoa màu,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (Trang 29)