Thực trạng công tác thẩmđịnh dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (Trang 26)

Do những dự án đầu tư là những dự án nằm trong kế hoạch, mục tiêu phát triển của tỉnh và điều quan trọng hơn là có một số dự án đều không phải hoàn trả vốn cho nhà nước - đó là những dự án đầu tư công cộng. Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cho Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tĩnh lựa chọn những dự án phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh để thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.3. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầutư Hà Tĩnh. tư Hà Tĩnh.

1.3.1. Tổng quan về công tác thẩm định dự án tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tĩnh

Phòng Thẩm định là phòng chuyên môn giúp lãnh đạo Sở để thực hiện công tác thẩm định các dự án đâù tư, thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu trong nước và đầu tư nước ngoài của tỉnh: Chịu trách nhiệm cuối cùng về việc trình duyệt dự án kinh tế xã hội trước khi Lãnh đạo Sở ký trình UBND tỉnh và cấp trên.

Trường hợp 1: Trường hợp tổ chức tự thẩm định

Phòng thẩm định chủ động phối hợp cùng phòng nghiên cứu hồ sơ, viết báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, cu thể:

Phòng thẩm định có báo cáo về kết quả thẩm định chung và chịu trách nhiệm chính về nội dung của dự án. Báo cáo gửi Giám đốc Sở qua phòng thẩm định trước thời gian quy định 1 ngày. Nếu chậm hơn, phòng

Thẩm định vẫn viết báo cáo kèm theo 1 bản báo cáo vắn tắt quá trình xử lý hồ sơ đến thời điểm trình nhằm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan để lãnh đão khối xem xét, Quyết định ( Khi trình lãnh đạo, trình đồng thời cả 2 báo cáo). Báo cáo của phòng có chuyên viên trực tiếp thẩm định và Lãnh đạo phòng ký duyệt.

Trường hợp 2: Trường hợp tổ chức xin ý kiến các ngành để thẩm định

Phòng thẩm định lập phiếu xin ý kiến các ngành, kèm theo hồ sơ, cử người gửi và lấy lại ý kiến các ngành. Sau khi tập hợp ý kiến các ngành theo thời gian đã quy định, Phòng thẩm định chủ động phối hợp cung phòng ngành nghiên cứu hồ sơ, viết báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, cụ thể:

Phòng thẩm định có báo cáo về kết quả thẩm định chung và chịu trách nhiệm chính về nội dung của dự án. Báo cáo gửi giám đốc sở qua phòng Thẩm định trước thời gian quy định 1 ngày. Nếu chậm hơn, phòng Thẩm định Nếu chậm hơn, phòng Thẩm định vẫn viết báo cáo kè theo 1 bản báo cáo vắn tắt quá trình xử lý hồ sơ đến thời điểm trình nhằm làm rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan để lãnh đão khối xem xét, Quyết định ( Khi trình lãnh đạo, trình đồng thời cả 2 báo cáo). Báo cáo của phòng có chuyên viên trực tiếp thẩm định và Lãnh đạo phòng ký duyệt.

Trường hợp thời gian yêu cầu theo quy định mà các ý kiến của các ngành chưa đầy đủ thì phòng Thẩm định trực tiếp bấo caó phó giám đốc Sở phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo ( có phiếu chỉ đạo riêng).

Trường hợp 3: Trường hợp tổ chức họp thẩm định

Phòng thẩm định viết giấy mời họp, kèm theo hồ sơ dự án và trực tiếp gửi giấy mời họp đến văn thư (hoặc tiếp nhận theo quy định) các đơn vị được mời (có sổ ký nhận hồ sơ).

Mỗi cuộc họp thẩm định dự án: phòng thẩm định cử 2 người dự, phòng ngành tối đa 2 người (1 phụ trách phòng và 1 chuyên viên theo dõi), các phòng khác nếu có liên quan cử 1 người . Phòng thẩm định nghi lại nội dung cuộc họp. Sau cuộc họp, trên cơ sở biên bản và kết luận của chủ trì hội nghị,

Phòng Thẩm định viết thông báo kết quả cuộc họp.

Sau khi chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của hội nghị đă thông báo và gửi lại Sở:

- Quy trình tiếp nhận giống như lần 1.

- Nếu chủ đầu tư tiếp nhận không theo yêu cầu của hội nghị (như thông báo) làm thủ tục trả lại hồ sơ như quy định gửi lần 1.

1.3.1.1. Các dự án sản xuất kinh doanh

Các nhà đầu tư trong và nước ngoài liên tục vào làm việc với tỉnh để tìm hiểu cơ hội đầu tư, trong đó có các tập đoàn kinh tế, các thương gia của các nước trong khu vực ASEAN, các nước phát triển ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Mặc dù trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang bị suy giảm nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn quan tâm đến Hà Tĩnh, điều đó cho thấy môi trường đầu tư của Hà Tĩnh ngày càng được cải thiện và càng hấp dẫn; đặc biệt việc triển khai các dự án trọng điểm quốc gia đã thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến Hà Tĩnh.

Năm 2012 có 59 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Hà Tĩnh với tổng số vốn đăng ký 22.540 tỷ đồng. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài có 15 dự án, vốn đăng ký 13.654 tỷ đồng chiếm 60,6%; các doanh nghiệp trong nước 44 dự án, vốn đăng ký 8.886 tỷ đồng chiếm 39,4%. So với năm 2011, thu hút đầu tư năm 2012 tăng 12 dự án và vốn đăng ký tăng 13.811 tỷ đồng, vượt 151%. Vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp đôi (năm 2010 là 5.698 tỷ đồng).

1.3.1.2. Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

Các dự án đầu tư hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội có vốn đăng ký trên 1.000 tỷ đồng bao gồm: Dự án Hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng (vốn đầu tư 2.998 tỷ đồng); Dự án Trung tâm thương mại và căn hộ TECCO Hà Tĩnh, Khu

trung tâm thương mại, dịch vụ và nhà ở đô thị tại phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh của Công ty Cổ phần TECCO Hà Tĩnh (vốn đầu tư 1.179 tỷ đồng). Dự án Khu dân cư đô thị tại Khu đô thị Bắc thành phố Hà Tĩnh của Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị HUD (vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Hà Tĩnh (Trang 26)