L ời nói đầu
2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao công tác tiêu thụ và lợi nhuận tại công ty
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định sản phẩmđó tồn tại hay không tồn tại, cho dù giá cả có rẻ mà chất lượng không đảm bảo thì sản phẩm đó không thể nào được chấp nhận trên thị trường. Thị trường tiêu thụ của công ty lại là những thị trường nước ngoài, với những yêu cầu khắc khe về chất lượng thành phẩm. Do đó chính sách ưu tiên hiện nay của công ty là chất lượng sản phẩm, vì khi chất lượng được đảm bảo sẽ giúp công ty nâng cao uy tín cũng như vị thế của mình trong vấnđề tiêu thụ thành phẩm.
- Trước hết công ty cần đảm bảo nguyên liệu đầu vào, không chỉ đủ số lượng cần cho sản xuất mà còn phải đảm bảo về chất lượng cho nguyên liệuđó. Muốn vậy công ty cần phải chủđộng mua nguyên liệu mà nguyên liệu của công ty được cung cấp chủ yếu ở các chủ lậu, do đó việc quan hệ tốt với các chủ lậu nhất là quan hệ ràng buộc sẽ giúp công ty chọn lựađược nguyên liệu tốt.
Ngoài ra công ty nên đầu tư vốn bằng cách đầu tư máy móc thiết bị.
- Yếu tố lao động: Lao động thủ công là một đặc trưng của ngành nghế chế biến thuỷ sản. Do đó chất lượng thành phẩm sẽ phụ thuộc rất lớn vào tay nghề công nhân. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cần có chính sách thiết thực tác động đến nhân công như mở các lớp hướng dẫn thực hành chế biến trong thời gian rỗi, tuyển chọn một số nhân viên có trình độ tay nghề cao hoặc một số công nhân khá giám sát các công nhân, đảm bảo cuộc sống cho gia đình họđể họ có thể yên tâm, lỗ lực phấn đấu cho công ty.
- Yếu tố công nghệ: Đây là một trong những yếu tố góp phần làm tăng chất lượng thành phẩm, đặc biết là công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm.
Vì sản phẩm của công ty chủ yếu là tiêu thụ tại thị trường nước ngoài cho nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm là rất quan trọng, do đó công ty phải luôn chú trọng đầu tư những máy móc, công nghệ hiện đại để sản phẩm của công ty có thể đứng vững trên thị trương nước ngoài.
Biện pháp 2: Đa dạng hoá các loại sản phẩm:
Theo như chúng ta đã biết, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng rất phong phú và luôn biến đổi. Do đó việc đa dạng hoá sản phẩm không những đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng mà còn mà còn đảm bảo công việc cho công nhân viên trong những lúc không phải mùa vụ.
Tuy nhiên việc đa dạng hoá chủng loại sản phẩm phải được thực hiện sao cho có lợi cho công ty, nghĩa là nó phải làm tăng thêm lợi nhuận chứ không phải làm giảm lợi nhuận cho công ty. Muốn vậy, việc đa dạng hoá sản phẩm nên đi cùng với hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm. Với xu hướng này, công ty có thể vừa mở rộng chủng loại sản phẩm sản xuất.
Biện pháp 3: Thành lập một phòng Marketing riêng hoặc một bộ phận phụ trách Marketing tại phòng kinh doanh.
Sản xuất ra sản phẩm là nhằm đưa chúng vào lưu thông để thực hiện giá trị của nó nghĩa lá sản phẩm được tiêu thụ. Marketing là một công cụ nhằm thực hiện vấn đề này, nó tiến hành điều tra, nghiên cứu thị trường để biết được sức mua cũng như nhu cầu của khách hàng về các loại sản phẩm, về giá cả số lượng, chất lượng. Từđó công ty phát hiện ra những thị trường tiềm năng để có thể thâm nhập vào thi trường này thông qua các biện pháp giới thiệu sản phẩm, quảng cáo khuyến mãi… có như vậy thị trường của công ty mớiđược mở rộng, sản phẩm tiêu thụđược nhiều hơn. Tuy nhiên công ty phải xét đến kết quả thu được giữa vấn đề quảng cáo, khuyến mãi với mức lợi nhuận thu được từ hoạtđộng này.
Biện pháp 4: Giảm giá vốn hàng bán, giảm chi phí QLDN, CPBH, chi phí khác Giảm giá vốn hàng bán để tăng lợi nhuận cho công ty trong hoạt động sản xuất của công ty thì công ty chỉ có thể giảm giá thành sản xuất thành phẩm tại công ty.
- Giảm chi phí mua nguyên liệu: công ty nên quan hệ nhiều với khách hàng cung ứng có sự cạnh tranh về giá với nhau, tránh tình trạngđộc quyền cung ứng bên cạnhđó công ty cũng phải tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng nguyên liệu.
- Tận dụng hết công suất máy móc, thiết bị phân xưởng để có thể giảm chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu hướng vào xuất khẩu do quốc hội đề ra trong những năm gần đây. Vì thế trong những năm qua công ty TNHH Thuỷ Sản Vân Như luôn duy trì mức tăng trưởng cao về xuất khẩu thuỷ sản.
Qua thời gian nghiên cứu công tác hạch toán kế toán quá trình tiêu thụ tại công ty em có vài nhận xét sau:
Công ty TNHH Thuỷ Sản Vân Như là một đơn vị hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm gần đây, với cung cách hoạt động năng động, nhạy bén công ty luôn đản bảo thực hiện tốt quá trình tiêu thụ, nhất là vịêc duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng. Việc hạch toán quá trình tiêu thụ tại công ty luôn đảm bảo cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết cho việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ngoài trừ một số hạn chế mà công ty cần khắc phục, cần hoàn thiện hơn hơn nhằm giúp cho việc hạch toán quá trình tiêu thụ và đánh giá kết quả được tốt hơn.
Sau thời gian 3 tháng thực tập tại công ty TNHH Thuỷ Sản Vân Như mặc dù bản thân em đã cố gắng học hỏi, tìm tòi nhưng vì thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên được tìm hiểu thực tế về công tác hạch toán nên những gì ghi được trong bản báo cáo này chắc chắn sẽ còn thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để có thể nâng cao kiến thức hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Văn Huy đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập và các cô chú anh chị ở các phòng ban tại công ty đã giúp em tìm hiểu công tác kế toán kế toán của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ tài chính,
Ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội.
2. Võ Thị Thùy Trang (2006), Kế toán tài chính I & Kế toán tài chính II, Nha Trang
3. Tổ chức hạch toán kế toán, Phan Thị Dung 4. Báo cáo trên thư viện