Kiến nghị với tỉnh Quảng Ninh về lĩnh vực xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Hải Ninh (Trang 109)

5. Những đóng góp của luận văn:

3.3.1Kiến nghị với tỉnh Quảng Ninh về lĩnh vực xuất nhập khẩu

Phát huy tốt lợi thế tỉnh biên giới, những năm qua, Quảng Ninh đã khai thác tốt thế mạnh từ hệ thống cửa khẩu, cảng biển, khu kinh tế cửa khẩu, tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan. Theo đó, hoạt động này đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động; đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, diện mạo các địa phương vùng biên có nhiều khởi sắc.

Tuy nhiên, lợi dụng các quy định quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan thông thoáng, các đối tượng kinh doanh tạm nhập tái xuất đã buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tạm nhập tái xuất hàng hóa bị cấm theo các công ước quốc tế mà Việt

Nam tham gia như Công ước Cites, Basel… Các doanh nghiệp cũng cho biết trong hoạt động tạm nhập tái xuất, nhiều doanh nghiệp cũng ở thế bị động trong giao dịch, có thời điểm khó xuất hàng và tồn đọng lớn ở cảng, cửa khẩu. Mặt khác, do không ràng buộc về điều kiện, tiêu chí cụ thể nên có tình trạng nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ, yếu về năng lực cũng tham gia tạm nhập tái xuất với những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách hàng, hạ thấp giá thành dịch vụ.

Việc ban hành Chỉ thị 23/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ được coi là giải pháp cần thiết “áp” vào những bất cập nổi lên trong loại hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thương mại. Sau một năm thực hiện, các quy định đã kịp thời chấn chỉnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, ngăn chặn việc lợi dụng để buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, ngăn chặn được tình trạng vận chuyển trái phép hàng hoá vi phạm các công ước quốc tế. Tuy nhiên khi thi hành chỉ thị 23/CT- TTG đã sẩy ra những bất cập phát sinh

Mặc dù thời gian qua hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan đã dần đi vào nề nếp, tuy nhiên do sự thay đổi về cơ chế, chính sách của nuớc ta cộng với ảnh hưởng từ việc thắt chặt quản lý biên giới phía bạn, hoạt động này đã giảm sút đáng kể, khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, dẫn đến nguồn thu cho ngân sách giảm đáng kể.

Theo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, quá trình thực hiện Chỉ thị 23 và các văn bản hướng dẫn đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến: Cửa khẩu tái xuất; mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu; thời hạn hàng hóa lưu giữ tại Việt Nam; một số khó khăn liên quan đến thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Tại Quảng Ninh, việc thực hiện nghiêm các quy định của Chỉ thị khiến lượng hàng hóa tái xuất qua địa bàn giảm, kéo theo đó hàng loạt các hoạt động dịch vụ liên quan rơi vào tình trạng ảm đạm, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của địa phương. Theo thống kê của UBND tỉnh, thời điểm trước khi thực hiện Chỉ thị 23, tại khu vực biên giới Quảng Ninh mỗi ngày tái xuất 200 - 250 container. Nhưng theo yêu cầu của Chỉ thị 23 phải cắt giảm mặt

hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, thu hẹp cửa khẩu tái xuất… lượng hàng tái xuất qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh giảm mạnh, hiện chỉ có khoảng 50 đến 60 container/ngày. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp, tác động xấu đến hàng hoạt các hoạt động khác ở khu vực biên giới Quảng Ninh, gây lãng phí nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại cảng, kho, bến bãi; nhiều phương tiện vận tải thủy, bộ hoạt động cầm chừng hoặc phải tạm dừng hoạt động; lao động thất nghiệp gia tăng; nguồn thu cho ngân sách giảm; phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới giảm sút… Trong 6 đầu năm 2013 nguồn thu lệ phí từ loại hình này giảm 41% so với cùng kỳ 2012.

Cùng với đó, một số khó khăn khác liên quan đến Luật Quản lý thuế cũng khiến nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan trên địa bàn tỉnh rơi vào tình trạng khó khăn, hoạt động giảm sút, cầm chừng.

Với mục tiêu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, có những phân tích, đánh giá cả mặt được và chưa được của chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan thời qua; đồng thời kiến nghị, đề xuất tới tỉnh Quảng Ninh và Chính Phủ, các bộ, ngành Trung ương có xem xét, điều chỉnh cho phù hợp như: đề nghị các bộ, ngành đồng thuận với địa phương “nới” rộng phạm vi hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất; đề nghị tiếp tục cho xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất đối với một số mặt hàng đã qua sử dụng; cần “nới” tiếp khung thời gian lưu giữ hàng hóa tại Việt Nam thêm 30 ngày; đề nghị tạm thời chưa thu thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế liên quan (tiền tạm nộp) đối với hàng gửi kho ngoại quan để xuất khẩu và hàng nhập khẩu, tạm nhập tái xuất …

3.3.2 Kiến nghị với nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Hải Ninh (Trang 109)