Các yếu tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Hải Ninh (Trang 70)

5. Những đóng góp của luận văn:

2.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

- Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 của Việt Nam đạt mức 5,03%, theo công bố tại cuộc họp báo chiều 24-12/2012 của Tổng cục Thống kê. Mức này thấp hơn đáng kể so với dự báo gần nhất là 5,2-5,3%. Cụ thể, GDP quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%.

So với năm 2011, GDP năm nay giảm 0,86%. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý.

Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước.

Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Đã có một số chuyên gia cao cấp ở một số lĩnh vực đưa ra dự báo về kinh tế thế giới năm 2013 và đều nhận định là không mấy khả quan so với năm 2012, thậm chí còn có một số dự báo cho rằng khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm vào năm 2013.

Dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế thì cho rằng tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Nhật Bản thấp hơn năm 2012 còn đối với Trung Quốc và các nước ASEAN thì chỉ tăng cao hơn một chút. Quan hệ về đầu tư và xuất nhập khẩu của các nước với Việt Nam về cơ bản chưa có gì khởi sắc. Đối mặt với tình hình khó khăn hiện tại nhưng cũng sẽ là lợi thế cho các công ty xuất nhập khẩu biết năm bắt lấy cơ hội. Với lợi

thế, trụ sở công ty cổ phần quốc tế Hải Ninh gần cửa khẩu quốc tế Móng Cái giáp với trung quốc, vì vậy công ty có thể thăm dò được những mặt hàng mà thị trường Trung Quốc cung cấp cho thị trường này.

- Lạm phát và giá cả

Năm 2012 lạm phát ở việt nam tăng 6,81, như vậy lạm phát năm nao 2012 thấp hơn nhiều so với tiêu đề ra là 8%. Kết quả này là rất tích cực so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và 18,13% của năm 2011/

Trong tháng 12/2012, các nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng cao nhất là may mặc, mũ nón, giày dép (1,17%); thiết bị và đồ dùng gia đình (0,59%); văn hóa, giải trí và du lịch (0,34%)... Nhóm hàng giảm giá là bưu chính viễn thông (0,02%), giao thông (0,43%).

Nhóm mặt hàng có quyền số lớn là lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 0,28%. Trong đó, lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số tăng giá thấp là thuốc và dịch vụ y tế (0,14%); giáo dục tăng 0,09%.

Theo ý kiến một số chuyên gia, CPI năm 2012 biến động tương đối thất thường đặc biệt trong tháng 9 (tăng 2,2%) do tăng giá đột biến của nhóm thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục. Nhưng sau khi Chính phủ chỉ đạo quyết liệt về công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá, tốc độ tăng CPI có xu hướng chậm dần, đến tháng 12 chỉ tăng 0,27%, trong khi thông thường thời điểm cuối các năm giá tăng cao.

Trong khi Việt Nam đang có được điều kiện kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, nền kinh tế đang suy giảm do thiếu những tiến triển rõ ràng trong chương trình tái cấu trúc.

Kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 5,2% trong năm 2012, tỉ

lệ tăng trưởng thấp nhất trong một thập niên qua. Nền kinh tế dự kiến sẽ phục hồi lên mức tăng trưởng 5,5% vào năm 2013.

Lạm phát so cùng kỳ đã giảm từ 23% vào tháng 8/2011 xuống 7% vào tháng

11/2012. Những lĩnh vực mà giá cả được quản lý một cách hành chính – dịch vụ y tế và sức khoẻ, năng lượng, giáo dục và giao thông – có mức lạm phát cao hơn và

biến động lớn hơn so với những ngành có giá cả chủ yếu do thị trường quyết định.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2012 ước tính đạt 93,5 tỉ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2012, Việt Nam dự kiến sẽ đạt kỷ lục mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong số các nước đang phát triển ở Đông Á.

Nhập khẩu giảm mạnh theo xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 93,8 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm 2012, chỉ tăng 6,8% so với mức 26% trong cùng kỳ năm 2011.

Việt Nam dự kiến sẽ đạt thặng dư thương mại (tính theo cán cân thanh toán)

và cán cân vãng lai lớn nhất từ trước đến nay. Nhập siêu (theo định nghĩa về cán cân thanh toán) chỉ ở mức 0,4% GDP trong năm 2011 và cán cân thương mại dự kiến sẽ đạt thặng dư kỷ lục trong năm nay là 4,7% GDP.

Cán cân tài khoản vãng lai từ thâm hụt 11,9% GDP năm 2008 đã đạt kết quả

thặng dư nhẹ là 0,2% GDP vào năm 2011, và dự báo đạt thặng dư kỷ lục là 2,7% trong năm 2012.

Thu ngân sách trong 3 quý đầu năm 2012 giảm 0,6% về giá trị danh nghĩa so

với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, chi ngân sách vẫn đi đúng hướng.

Sự thiếu hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và đầu tư công đã kéo lùi tiềm năng phát triển dài hạn của Việt Nam. Chính phủ đã có những ưu tiên cải cách trong các lĩnh vực này, nhưng cần phải đẩy nhanh hành động để đạt được kết quả.

Sự biến động về giá đã ảnh hưởng rất lớn đến công ty cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Hải Ninh, do giá bán hàng cho các công ty nước ngoài luôn biến động. Nên ảnh hưởng rất lớn đến giá nhập hàng từ nhà cung cấp và giá bán cho công ty nước ngoài.

- Tỷ giá

Ghi nhận thành công lớn nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong năm 2012 vừa qua là duy trì tỷ giá USD/VND ổn định ở mức 20,828 VND/USD, giữ nguyên so với mục tiêu điều hành trong năm 2012 (tỷ giá năm 2012

biến động không quá 2-3%). Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chính sách tỷ giá năm 2012 như giảm lãi suất mạnh trong 6 tháng đầu năm 2012, trần lãi suất huy động VND sau 3 lần điều chỉnh đã giảm từ mức 14% xuống còn 9% (bắt đầu từ 11/6), đặc biệt là lãi suất cho vay đã giảm mạnh từ mức phổ biến trên 18%/năm xuống 12 – 14%/năm đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ; ở mức 14 – 16.5%/năm đối với các lĩnh vực sản xuất khác. Đối với ngoại tệ, lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ tương đối ổn định, lãi suất huy động phổ biến ở mức 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0.5 -1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế, lãi suất cho vay phổ biến ở mức từ 5.3-7.5%/năm.

Bên cạnh đó, tình hình cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tỏ ra khả quan hơn khi Việt Nam có xuất siêu trở lại sau 19 năm (kể từ năm 1993) với 284 triệu USD; cán cân vãng lai thặng dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2010 – 2011, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012. Dự trữ ngoại tệ từ mức 9 tỉ USD hồi cuối năm 2011 đến nay đã tăng trên 25 tỉ USD, đủ để trang trải hơn 2.4 tháng nhập khẩu. Dự trữ ngoại tệ đã quay trở lại sau đợt sụt giảm mạnh kể từ 2008. Tất cả những điều này đã giúp diễn biến tỷ giá USD/VND duy trì xu thế ổn định trong suốt năm 2012.

Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty xuất nhập khẩu. - Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

Năm 2011, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước đạt khoảng 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá.

so với năm 2011. Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu). Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, nhưng do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2011 giảm xuống chỉ còn khoảng 10 tỷ USD. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết.

- Môi trường chính trị pháp luật

Việt Nam là một trong số những nước có nền chính trị ổn định, chính sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư của cả trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp với nhiều điều khoản bổ sung, sửa đổi hợp lý hơn và có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ví dụ như luật thuế năm 2009 quy định mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 28% xuống còn 25% làm cho chi phí thuế TNDN giảm đi và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.

Bên cạnh đó, hiện nay chính phủ đầu tư xây dựng một hệ thống hải quan thương mại điện tử, rất tiện lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiến hành khai báo hải quan. Nhà nước còn cho vay ưu đãi với các doanh nghiệp có dự án kinh doanh.

Ngoài ra hiện tại Nhà nước đang rất quan tâm đến việc đầu tư xây dựng các khu triển lãm hàng Việt nam tại các thị trường nhằm giới thiệu quàng bá hình ảnh sản phẩm Việt Nam. Xây dựng cổng thông tin điện tử với giá dịch vụ khá rẻ 100000/ 1 tháng cho các doanh nghiệp khai thác thông tin về tình hình thị trường. Tất cả những điều này đều là cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp có thể tận dụng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp.

Hình thức kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu. Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu những công cụ chủ yếu thường xuyên được sử dụng để điều chỉnh hoạt động này là: thuế quan, các công cụ phi thuế quan, tỷ giá và các chính sách đòn bẩy, các chính sách đối với cán cân thanh toán thương mại. Chỉ cần có bất cứ thay đổi nào dù là nhỏ nhất trong các công cụ mà Nhà nước dùng để quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vừa kể trên đều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. - Các yếu tố tự nhiên, xã hội

Nước ta với một bờ biển dài hơn 3000 km nằm tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan và hơn 2800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, một thềm lục địa rộng lớn. Đây là một tiềm năng lớn để phát huy ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản cũng như xuất khẩu các loại thủy hải sản.

Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa là nhiều nắng, lắm mưa, độ ẩm trung bình cao là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để tiến hành xen canh, gối vụ tăng nhanh vòng quay của đất, thâm canh tăng năng suất. Những đặc điểm tự nhiên vốn có của Việt Nam đã tạo ra cho nền nông nghiệp nước ta một lợi thế so với nước khác. Nó đã tạo ra những mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao được khách hàng thế giới ưa chuộng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Hải Ninh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w