Các yếu tố môi trường kinh doanh ngành (vi mô)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Hải Ninh (Trang 39)

5. Những đóng góp của luận văn:

1.4.2 Các yếu tố môi trường kinh doanh ngành (vi mô)

Sơ đồ 1.1: Mô hình lực lượng cạnh tranh

(Nguồn: Chiến lược cạnh tranh – M. Poter)

1.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh

- Đối thủ hiện tại

Doanh nghiệp cần xác định đối thủ cạnh tranh hiện tại của mình là ai cũng như năng lực cạnh tranhvà vị thế hiện tại của họ trên thị trường thông qua nghiên cứu, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của họ trên thị trường. Từ đó đề ra những chiến lược cạnh tranh hiệu quả để không những giữ vững được thị phần mà còn thu hút thêm được nhiều khách hàng. Mức độ cạnh tranh giữa các cty hiện tại trong ngành thể hiện ở: các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành, mức độ tập trung của ngành, chi phí cố định/giá trị gia tăng, tình trạng tăng trưởng của ngành, khác biệt giữa các sản phẩm, các chi phí chuyển đổi, tình trạng sàng lọc trong ngành.

- Đối thủ mới tiềm ẩn

Đây là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại và nếu

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Cạnh tranh giữa các DN hiện tại Cạnh tranh giữa các DN hiện tại Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Cạnh tranh giữa các DN hiện tại Cạnh tranh giữa các DN hiện tại Các bên liên quan khác Các bên liên quan khác Sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế Người mua Người mua Người cung ứng cung ứng Người cung ứng

cung ứng Đe doạ của các sản phẩm / dịch vụ thay thế

Quyền lực thương lượng của người mua

Quyền lực thương lượng của người cung ứng

Đe doạ gia nhập mới Quyền lực tương ứng

của các bên liên quan

các đối thủ tiềm ẩn này thực sự gia nhập thì mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Do đó các doanh nghiệp hiện tại trong ngành cần tạo ra hàng rào cản trở sự gia nhập cao dựa trên các yếu tố như: các lợi thế chi phí tuyệt đối, sự hiểu biết về chu kỳ lao động, khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, tính kinh tế theo quy mô, yêu cầu về vốn, các sản phẩm độc quyền...

1.4.2.2 Khách hàng

Khách hàng là các cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong muốn được thỏa mãn. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, đạt được điều này doanh nghiệp cần phải biết thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Sức mạnh khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một doanh nghiệp. Nhìn chung, sức mạnh khách hàng lớn tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một số ít người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm.

1.4.2.3 Nhà cung ứng

Một ngành sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao động, các bộ phận cấu thành và các đầu vào khác. Đòi hỏi này dẫn đến mối quan hệ bên mua – bên cung cấp giữa các doanh nghiệp và các hãng cung cấp các nguyên liệu thô để có thể cung cấp sản phẩm. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành.

1.4.2.4 Các sản phẩm thay thế

Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất

hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hàng hóa thay thế. Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành sản xuất nhất định, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.2.5 Các bên liên quan khác

Bao gồm các cổ đông, công đoàn, chính phủ, các tổ chức tín dụng, hiệp hội thương mại, dân chúng, các nhóm quan tâm đặc biệt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Hải Ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w