Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Hải Ninh (Trang 35)

5. Những đóng góp của luận văn:

1.4.1 Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô

1.4.1.1 Các yếu tố về kinh tế

Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng

Kinh tế tăng trưởng càng cao dẫn đến sự bùng nổ chi tiêu của người tiêu dùng vì thế sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành không gay gắt. Doanh nghiệp có thể có cơ hộ bành trướng giành thị phần và gia tăng lợi nhuận. Ngược lại, kinh tế suy giảm người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu điều này làm cho cạnh tranh giữa

Các yếu tố môi Trường kinh tế vĩ mô Các yếu tố môi trường kinh doanh kinh tế vĩ mô Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Các yếu tố nội lực

các doanh nghiệp trở lên gắt gao. Khi đó với những ngày bão hòa sẽ sảy ra cuộc chạy đua về giá giữa các doanh nghiệp để lôi kéo khách hàng.

- Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát cao làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, kìm hãm nền kinh tế phát triển, lãi suất tăng cao, dịch chuyển hối đoái không ổn định. Tỷ lệ lạm phát cao là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp: việc lập kế hoạch đầu tư trở lên mạo hiểm, gây khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch dài hạn, giá cả các mặt hàng của doanh nghiệp trở lên không ổn định ….

- Tỷ giá hối đoái

Sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng Doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở. Nếu đồng tiền nội tệ lên giá sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp sẽ giảm ở thị trường nước ngoài, vì khi đó giá bán của hàng hóa tính bằng đồng ngoại tế sẽ cao. Hơn nữa khi đồng tệ nội tệ lêm giá sẽ khuyến khích nhập khẩu vì giá hàng nhập khẩu giảm, và như vậy sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong nước sẽ bị giảm ở ngay thị trường trong nước. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá sức mạnh cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong nước tăng cả trên thị trường trong nước và thị nước ngoài vì khi đó giá bán của các Doanh nghiệp trong nước giảm hơn so với các đối thủ cạnh tranh kinh doanh hàng hóa do nước khác sản xuất. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 85.000 VNĐ và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 25 CNY( nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 3.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 75.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 3.400 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 85.000 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam lãi suất ngân hàng

Các doanh nghiệp thường xuyên phải sử dụng tới nguồn vốn của ngân hàng cho hoạt động kinh doanh doa vậy lãi xuất ngân hàng không nhỏ tới năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp. Khi ngân hàng cho vay với tỷ lệ lãi xuất cao sẽ làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên. Vì vậy mà năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp giảm so với các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh.

Ngoài các yếu tố trên còn có các yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp như: đầu tư nước ngoài, phân phối thu nhập và sức mua, cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên… vì vậy doanh nghiệp phải tận dụng lợi thế vốn có, nâng cao năng lực cạnh tranhđể phát triển vươn xa hơn nữa.

1.4.1.2 Các yếu tố về chính trị - pháp luật

Chính trị - pháp luật là cơ cở nền tảng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu bởi các doanh nghiệp này hoạt động trên thị trường quốc tế. Chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng đồng bộ sẽ tạo diều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia thương mại quốc tế.

Các quy định bắt buộc của luật pháp đôi khi là rào cản sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài, đó có thể là các tiêu chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường… điều đó gây không ít khó khăn điều đó phần nào ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu so với nước sở tại. Đôi khi quốc gia có ưu đãi về thueets xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu tăng thu ngoại tệ đồng thời tăng thuế nhập khẩu để hạn chế sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hàng hóa trong nước. Để có thể cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ các quy định quốc tế và các quy định của nước sở tại để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, từ đó xây dựn vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

1.4.1.3 Văn hóa – xã hội

Thương mại quốc tế đã làm cho các nền văn hóa trở nên giao thoa, các quốc gia có sự giau lưu văn hóa và hòa nhập chung. Tuy niên cho dù có hòa nhập tới đâu thì mỗi quốc gia đê có bản sắc dân tộc riêng, những giá trị văn hóa truyền thống và có

văn hóa kinh doanh riêng. Vì thế khi hợp tác với các đối tác nước ngoài doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng văn hóa, thói quen kinh doanh của chính con người, đất nước bên đối tác để tránh hiểu lầm đôi bên tạo lợi thế khi hợp tác quốc tế.

Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, phong cách, văn hóa…của người dân có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp thông qua cách thức tiêu dùng của khách hàng. Mỗi khu vực, thị trường, vùng miền khác nhau thì người tiêu dùng có cách thức, yêu cầu khác nhau trong lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, doanh ngiệp cần nắm bắt các yếu tố về môi trường văn hóa xã hội để điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ của mình cho phù hợp nhằm tối đa hóa doanh thu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên từng phân đoạn thị trường.

1.4.1.4 Công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra những nguyên vật liệu mới, thiết bị máy móc hiện đại, góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tăng thêm chất lượng hàng hóa, dịch vụ, xử lý và truyền thông tin một cách nhanh chóng và chính xác từ đó góp phần tăng thêm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngày nay, khoa học công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, các doanh ngiệp cần chủ động cập nhập, đổi mới khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranhcủa mình so với các đối thủ.

Yếu tố môi trường vĩ mô luôn luôn biến động không ngừng theo chiều hướng có lợi hoặc bất lợi đối với doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần hết sức linh hoạt phản ứng kịp thời, lắm bắt cơ hội, hạn chế rủi ro để không ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường

1.4.1.5 Môi trường tự nhiên

Điều kiện tự nhiên của từng vùng từng quốc gia là nhân tố quan trọng tạo thuận lợi cũng như khó khăn cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Các yếu tố tự nhiên tác động đến môi trường kinh doanh như vấn đề ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt về năng lượng, sự lãng phí hay mất đi của các nguồn năng lượng tự nhiên.

Tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp phát triển sản xuất. Ngược lại, khi nguồn tài nguyên khan hiếm Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Ngoài ra còn các trường hợp bất khả kháng trong thiên nhiên như thiên tai, bão lụt,… cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đặc tính của ngành xuất nhập khẩu nên yếu tố môi trường tự nhiên lại càng quan trọng. Điều kiện thời tiết khí hậu sẽ ảnh hưởng đến việc được hay mất mùa của các mặt hàng nông sản, từ đó quyết định nguồn cung của các mặt hàng nông sản xuất khẩu là dồi dào hay khan hiếm…

1.4.1.6 Môi trường quốc tế

Môi trường quốc tế có nhiều yếu tố giống như môi trường quốc dân, bao gồm các yếu tố: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ. Nhưng sức cạnh tranh ở môi trường quốc tế phức tạp hơn, gay hơn do sự khác biệt văn hóa, xã hội, chính trị, văn hóa và cấu trúc thể chế.

Trên thực tế, khi nước ta gia nhập AFTA và WTO sẽ có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, Không phân biệt đối xử tròng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, Những Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp không ít những thách thức phải đương đầu với mức độ cạnh tranh gay gắt và quyết liệt hơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Hải Ninh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w