Kiểm toán viên có trách nhiệm đảm bảo hợp lý rằng BCTC không có những sai sót trọng yếu. Vì vậy trong bước lập kế hoạch KTV cần xác lập mức trọng yếu có thể chấp nhận với các sai lệch phát hiện được.
Đoạn 4 - VAS 320 –“Tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC” định nghĩa: trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC.
Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC. Mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phương diện định tính và định lượng.
- Mức trọng yếu được ước tính tại giai đoạn lập kế hoạch bằng việc thao khảo thông tin hiện có mới nhất và được cập nhật ngay khi BCTC năm hiện tại đã hoàn tất.
- Vietland sử dụng công thức sau để ước tính mức trọng yếu tổng thể
Trong đó:
Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu Vietland quy định như sau: Lợi nhuận trước thuế : 5%-10%
Doanh thu : 0,5%-1% Tổng tài sản : 1%-2%
Chỉ tiêu được lựa chọn để ước tính mức trọng yếu tổng thể có thể là: Lợi nhuận trước thuế, doanh thu, Tổng tài sản và vốn.
Mức trọng yếu tổng thể = Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng x Giá trị chỉ tiêu được lựa chọn
Sau khi đã tính được mức trong yếu tổng thể, KTV sẽ tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục và tính ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua:
*Lưu ý :chỉ chọn mức trọng yếu là mức cao nhất của chỉ tiêu được chọn (1% Doanh thu, 10% Lợi nhuận trước thuế hay 2% Tổng tài sản) khi thõa mãn các điều kiện sau:
+ Không phải khách hàng năm đầu tiên. + Hoạt động trong môi trường ổn định. + Việc kinh doanh triển vọng trong dài hạn. + Ban quản lý trung thực và có năng lực. + Có môi trường kiểm soát nội bộ hữu hiệu.
+ Những bút toán điều chỉnh trong các kỳ kiểm toán trước nhỏ. Đánh giá rủi ro kiểm toán.
Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần đánh giá tổng thể rủi ro kiểm toán căn cứ vào hiểu biết của KTV về đặc điểm kinh doanh của khách hàng cũng như tìm hiểu về ngành nghề, môi trường kiểm soát và hoạt động để đưa ra kết luậ sơ bộ về mức độ rủi ro của các vùng kiểm toán, xem xét các yếu tố làm giảm rủi ro và khoảng cách mẫu có thể được áp dụng khi quyết định cỡ mẫu. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán ở giai đoạn lập kế hoạch giúp KTV giới hạn phạm vi công việc kiểm toán ở mức độ cần thiết để vừa tiết kiệm được thời gian vừa đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán với mức phí hợp lý và cạnh tranh.
-Trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV có thể xác định được phương pháp kiểm toán đối với rủi ro được đánh giá. Ở đây, KTV đặc biệt lưu ý khoản Vốn bằng tiền được đánh giá là có rủi ro cao. Do đó KTV cần kiểm tra quy trình hệ thống kiểm soát nội bộ, kết hợp phân tích và kiểm tra chi tiết đối với khoản mục này.
-Việc đánh giá rủi ro kiểm toán cũng được thực hiện theo từng loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.
Mức trọng yếu cho từng khoản mục = Mức trọng yếu tổng thể x 50%-75% Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua = Mức trọng yếu tổng thể x 2%-4%