Quy trình thẩm định tín dụng tại Sacombank

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SacomBank - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 46)

Đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, công tác thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất để ngân hàng có thể cấp tín dụng và bảo vệ được nguồn vốn của mình khỏi rủi ro tín dụng do khách hàng tạo ra. Công tác thẩm định tín dụng được thực hiện theo quy trình sau:

Quy trình thẩm định

Sơ đồ 2.12: Quy trình thẩm định tín dụng

Bước 8: Thông báo kết quả phê duyệt

Bước 9: Thông báo kết quả cho khách hàng

Bước 1: Tiếp thị tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng

Bước 2: Đánh giá sơ bộ xác minh thực tế khách hàng

Bước 3: Phân tích, nhận xét

Bước 4: Kiểm soát, đề xuất

Bước 5: Phê duyệt/Đề xuất

Bước 6: Tham mưu

Bước 1: Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng

Chuyên viên khách hàng trực tiếp tiếp thị, tiếp nhận thông tin, nhu cầu cấp tín dụng và hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định. (Quy trình bán hàng)

Nhập thông tin khách hàng vào bảng theo dõi hồ sơ khách hàng, đồng thời báo cáo lại Trưởng phòng trực tiếp quản lý về hồ sơ khách hàng mà mình đã tiếp nhận để theo dõi và hỗ trợ.

Bước 2: Đánh giá sơ bộ, xác minh thực tế khách hàng

Dựa vào bộ hồ sơ khách hàng hiện có, CV.KH đánh giá sơ bộ về tính pháp lý, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn thu nhập, nhu cầu khách hàng, TSĐB, quá trình giao dịch của khách hàng tại Sacombank và các TCTD khác ( nếu có) để chuẩn bị các nội dung làm việc với khách hàng cho phù hợp.

Thu thập CIC từ Ngân hàng trung ương về khách hàng và những người có liên quan(nếu có)

Xác minh thực tế

- Tính pháp lý: kiểm tra sự phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của

Sacombank.

- Tình hình hoạt động:

 Quy mô hoạt động, tình hình văn phòng, nhà xưởng kho bãi, tình trạng máy

móc thiết bị, cách thức kinh nghiệp điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, tình hình nhân viên,....

- Tình hình tài chính của khách hàng:

 Hiệu quả hoạt động của khách hàng: cần chú trọng xác định các khoản mục/yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động; đánh giá nguyên nhân và biện pháp khách phục của khách hàng trong kỳ kế hoạch.

 Chú trọng xác minh, làm rõ các khoản mục tài sản/nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn, biến động bất thường có khả năng ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính; đánh giá nguyên nhân và biện pháp khách phục của khách hàng trong kỳ kế hoạch.

- Đánh giá nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng

 Mục đích vay vốn

 Đánh giá tính hiểu quả, phương án khả thi của phương án sản xuất kinh

doanh, nhu cầu sử dụng vốn.

 Khả năng tài chính của khách hàng tham gia vào phương án kinh doanh.

 Khả năng trả nợ Sacombank

- Tài sản đảm bảo:

 Kiểm tra, đối chiếu bản chính giấy tờ tài sản đảm bảo, chủ sở hữu, tình trạng, hiện trạng, giá trị của TSĐB....

Bước 3: Phân tích, nhận xét, đề xuất

 Thẩm định đối với phương án sản xuất kinh doanh

- Kiểm tra, rà soát và thu thập đầy đủ thông tin chứng từ pháp lý, tình hình hoạt

động, tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, nguồn thu nhập, tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Tham khảo thông tin về sản phẩm, thị trường, dự báo thị trường về sản phẩm kinh doanh của khách hàng và các đơn vị cạnh trang của khách hàng.

- Đánh giá quan hệ, dư nợ, TSĐB của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khách

và Sacombank (nếu có).

- Chấm điểm tín dụng tự động

- Lập tờ trình cấp tín dụng( phù hợp theo biểu mẫu quy định).

- Đánh giá các rủi ro, biện pháp hạn chế rủi ro khi cấp tín dụng và các nhận xét

khác (nếu có).

- Ý kiến đề xuất cụ thể, rõ ràng: hình thức cấp tín dụng, số tiền, thời hạn, phân kỳ

trả nợ, lãi suất,....

 Thẩm định dự án đầu tư

Ngoài những bước của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh thì thẩm định dự án đầu tư còn :

- Xây dự kế hoạch của dự án trong tương lại bằng các mô hình trong hệ thống.

- Phân tích độ nhạy

Bước 4: Kiểm soát, đề xuất

- Trưởng phòng xem xét tờ trình của chuyên viên khách hàng. Trên cơ sở đó trưởng phòng nêu rõ ý kiến đề xuất (trình thuận duyệt/không thuận duyệt) lên cấp có thẩm quyền.

- Trường hợp hồ sơ tín dụng phát sinh tại Phòng giao dịch nhưng vượt mức phê

duyệt của Trưởng phòng giao dịch thì phải trình về Chi nhánh.

Bước 5: Phê duyệt/ đề xuất

- Thực hiện theo Quy trình phán quyết cấp tín dụng:

 Trường hợp mức cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh/

Phó GĐ Sở giao dịch thì sau khi ra quyết định phán quyết, Sở giao dịch, Chi nhánh chuyển qua thực hiện bước 9.

 Trường hợp mức cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Ban tín dụng Chi

nhánh: Trưởng ban tín dụng triệu tập cuộc họp Ban tín dụng tập hợp các ý kiến đề xuất, tham mưu và quyết định việc trình duyệt chuyển đến cấp có thẩm quyền cao hơn để phán quyết.

Bước 6: Tham mưu

- Đối với hồ sơ tín dụng thuộc mức phán quyết của Giám đốc Sở giao dịch TP.HCM: toàn bộ hồ sơ tín dụng được chuyển qua Phòng thẩm định Sở giao dịch để thực hiện công tác tái thẩm định theo các bước trong quy trình tái thẩm định trước khi trình Giám đốc Sở giao dịch phê duyệt.

- Đối với hồ sơ tín dụng vượt mức phán quyết của chi nhánh và Giám đốc khu vực:Quy định hồ sơ tín dụng gửi về Phòng thẩm định hồ sơ bao gồm: Biên bản phán quyết cấp tín dụng, tờ trình tín dụng, hồ sơ pháp lý trọng yếu của khách hàng, báo cáo tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo, đề nghị vay vốn và phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống/ dự án đầu tư, thông tín CIC, bảng xếp hạng tín dụng, kết quả của công ty thẩm định giá độc lập được ngân hàng lựa chọn hợp tác.

Bước 7: Phê duyệt

Bước 8: Thông báo kết quả phê duyệt

- Đối với hồ sơ tín dụng thuộc mức phán quyết của Giám đốc Sở giao dịch thì

phòng thẩm định Sở giao dịch sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ tín dụng kèm theo kết quả phê duyệt cho Phòng kinh doanh Chi nhánh để thông báo cho khách hàng biết.

- Đối với hồ sơ tín dụng vượt mức phán quyết của chi nhánh và Giám đốc Sở giao

dịch thì Phòng thẩm định hồ sơ sẽ thông báo kết quả phê duyệt cho Sở giao dịch hoặc chi nhánh.

Bước 9:Thông báo cho khách hàng

Sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền, Chuyên viên khách hàng lập thông báo trình Ban giám đốc chi nhánh ký phát hành thông báo về việc cấp phát tín dụng cho khách hàng.

2.2.2 Tình huống thẩm định tín dụng tại Sacombank – Chi nhánh Khánh Hòa

Tình huống 1: Thẩm định cho vay dự án đầu tư

A. Giới thiệu về đơn vị cần cấp tín dụng

Tên khách hàng: Công ty Cổ Phần sản xuất kinh doanh bao bì Hoàng Hải .

- Tên dự án: Nâng cấp và đổi mới quy trình sản xuất.

- Địa điểm thực hiện : Tại CTCP sản xuất kinh doanh bao bì Hoàng Hải .

- Tổng nhu cầu vốn của dự án : 17.675.000.000 đồng

- Trong đó: + Vốn tự có của Công ty là 8.830.000.000 đồng

+ Vốn đề nghị vay Sacombank là 8.840.000.000 đồng

Công ty được thành lập năm 2008, ngành nghề hoạt động chính là sản xuất bao bì, mua bán các thiết bị ngành bao bì, chế tạo, lắp ráp và sửa chữa ngành bao bì.

- Trụ sở chính: 31A Đường 23/10 Phường Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang, tỉnh

B. Công tác thẩm định

I. Tình trạng pháp lý

Tên khách hàng CT CP Sản Xuất Bao Bì Hoàng Hải

Địa chỉ đăng ký kinh doanh 01 Tổ 5, khóm Thanh Hải, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh

Hòa.

Ngành nghề kinh doanh chính Sản xuất và kinh doanh bao bì các loại

Làm các loại bảo bì theo mẫu của khách hàng Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kinh

doanh chính

Bao bì các loại, lắp ráp và sửa chữa ngành bao bì

Tên người đại diện theo pháp luật Nguyễn Văn Công Chức vụ: Giám đốc

Các chứng nhận và giải thưởng KH đạt được

Không

Mã khách hàng (nếu có) 4635224

 Nhận xét :

Khách hàng có đầy đủ điều kiện pháp lý để Sacombank – CN Khánh Hòa có thể thực hiện khoản cấp tín dụng. Giấy tờ pháp lý đầy đủ và còn hiệu lực.

Trong thời gian tới công ty tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.

Quy mô dự án: Dự án thuộc nhóm B: thuộc thậm quyền của các cán bộ thậm định trong Sacombank – Khánh Hòa thông qua sự phê duyệt của Ban giám đốc chi nhánh.

 Hoạt động SXKD thực tế của khách hàng có phù hợp theo giấy phép đăng

ký kinh doanh.

II. Quan hệ với các tổ chức tín dụng

1. Quan hệ với Sacombank

Đây là lần đầu tiên khách hàng quan hệ tín dụng với Sacombank – Chi nhánh Khánh Hòa vậy nên chưa đủ thông tin để nhận xét và đánh giá.

Theo kết quả CIC – hệ thống thông tin của ngân hàng nhà nước về dự nợ, tài sản đảm bảo của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác trên cả nước, cho thấy Công ty đang có dư nợ tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – chi nhánh Khánh Hòa. Dư nợ của khách hàng thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn và trong 3 năm gần nhất khách hàng không có nợ xấu.

Mức cấp tín dụng Dư nợ

TT Tên TCTD HMTD/ngắn hạn Trung dài

hạn Ngắn hạn Trung dài hạn Tài sản đảm bảo 1 NH TMCP Phương Đông - CN Khánh Hòa 800 800 Bất động sản Cộng 800 800

Quá trình trả nợ vay của khách hàng Tốt

Tình trạng dư nợ hiện tại Đủ tiêu chuẩn

Theo CIC số 115/4 ngày 14/01/2013, DN đang quan hệ tín dụng tại NH TMCP Phương Đông – Chi nhánh Khánh Hòa, số tiền vay 800trđ, dư nợ đủ tiêu chuẩn. DN không có nợ xấu trong 5 năm trở lại đây. Ngoài ra, hiện tại mọi hoạt động thanh toán quốc tế đang được DN giao dịch tại Vietcombank.

III. Đánh giá tình hình hoạt động của Khách hàng.

3.1 Văn phòng, cở sở làm việc

Địa điểm đặt nhà máy và nhà kho chứa sản phẩm sản xuất có vị trí giao thông thuận lợi, không gian thoáng mát, cao ráo. Vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và kiểm tra của cơ quan và phía ngân hàng Sacombank.

Tình hình sử dụng cơ sở làm việc tốt, phục vụ hiểu quả cho công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp.

3.3 Thị trường tiêu thụ

Nhận xét:

 Tính khả mãi, nhu cầu của SP/hàng hoá trên thị trường: Cao

 Cạnhtranh và chiếm lĩnh thị trường: Cao

 Hàng hoá SXKD của khách hàng có sản phẩm thay thế hay không:Không

MÔ TẢ NƯỚC SẢN XUẤT NĂM SẢN XUẤT SỐ LƯỢNG CÔNG SUẤT SỬ DỤNG HIỆN TRẠNG TÌNH TRẠNG SỞ HỮU Xe tải Hàn Quốc 2011 02 08 tấn Tốt DN Xe con Hàn quốc 2011/2010 02 1,5 tấn Tốt DN Máy móc

thiết bị ITALIA 2009 Bình thường Tốt DN

KHOẢN MỤC TRONG NƯỚC NƯỚC NGOÀI

Tỷ trọng tiêu thụ so với doanh thu (%)

70% 30%

Tên một số thị trường, quốc gia tiêu thụ chính

Khắp cả nước, tập trung tại các tỉnh lớn như : Khánh Hòa, Tp.Hồ Chí Minh, Phú Yên, Đà Nẵng, Bình Định, ...

Đài Loan, Trung Quốc.

Tên một số khách hàng tiêu thụ lớn

 Cty TNHH Hương liệu thực

phẩm Việt Nam

 Cty CP Thương mại Hoa Đào

 Chenlion Company

 Lai Si Yuan

3.4 Tình hình nhân sự, quản lý Họ và tên Chức vụ Trình độ học vấn Kinh nghiệm trong ngành Thời gian làm việc tại Cty

Nguyễn Văn Công Giám đốc

công ty

Đại học 15 năm 11 năm

Nhận xét:

 Kiến thức, kinh nghiệm của Ban điều hành về sản phẩm/thị trường: Nhiều

 Khả năng quản trị điều hành doanh nghiệp: Tốt

 Mức độ phụ thuộc vào nhân viên: Trung bình

Nhận xét khác:

Nhân viên gián tiếp 02 người làm sổ sách kế toán, nhân viên trực tiếp khoảng 15 người là công nhân trong nhà máy. Tùy theo các đơn đặt hàng mà doanh nghệp sẽ ký hợp đồng dịch vụ với các Công ty bán kẹo, phân bón mà doanh nghiệp sẽ gia công hoặc thuê nhân viên thời vụ để làm hàng đáp ứng tiến độ hợp đồng cho đối tác.

3.5 Công tác an toàn vệ sinh lao động

Công tác an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động ngày càng được nâng cao bằng nhiều biện pháp thiết thực, phù hợp với từng đối tượng:

- Đối với khối Văn phòng được bố trí nơi làm việc thuận lợi, phù hợp.

- Đối với khối sản xuất đặc biệt là Nhà máy, công ty đã đầu tư trang bị các hệ

thống, công cụ làm việc và sinh hoạt tiện lợi đảm bảo an toàn là trên hết

- Toàn thể người lao động trong công ty đều được khám sức khỏe định kỳ hàng

năm, được công ty mua Bảo hiểm tai nạn con người có dịch vụ BH trách nhiệm cao giúp CBCNV an tâm về chế độ chăm sóc sức khỏe.

IV. Phân tích tình hình kinh doanh - tài chính

4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng v1: Bảng cân đối kế toán

Đvt: triệu đồng

NĂM 2012 2013 Chênh lệch

I. Phần Tài Sản

Tài sản ngắn hạn 117,384 149,920 32,536

Tiền và các khoản tương đương tiền 5,089 8,184 3,095

Các khoản phải thu ngắn hạn 88,976 125,347 36,371

Hàng tồn kho 23,241 16,291 - 6,950

Tài sản ngắn hạn khác 78 98 20

Tài Sản Dài Hạn

Tài sản cố định 31,852 27,109 - 4,743

(Giá trị hao mòn lũy kế) -61,340 -67,678 - 6,338

Tổng tài sản dài hạn khác 212 1,414 1,202 TỔNG TÀI SẢN 149,449 178,442 II. Phần Nguồn Vốn Nợ ngắn hạn 67,450 103,799 36,349 Nợ dài hạn 10,125 - 10,125 Tổng Nợ 77,576 103,799 26,223 Nguồn Vốn 71,873 74,643 2,770 Vốn chủ sở hữu 71,873 74,643 2,770 TỔNG NGUỒN VỐN 149,449 178,442

Nhận xét:

Tổng Tài sản: năm 2013 là 178,442 trđ, tương đối ổn định so với đầu năm. Trong đó: TSLĐ 149,920 trđ (chiếm tỷ trọng 84%/TTS) và TSCĐ 27,109 trđ (chiếm tỷ trọng 16%/TTS), trong đó bao gồm:

+ Tài sản lưu động: 149,920 trđ tăng 32,536 trđ, cụ thể:

Tiền: 3,095 trđ, là khoản tiền mặt doanh nghiệp duy trì để thanh toán nguyên liệu cho các công ty cung cấp nguyên liệu và các khoản chi phí phục vụ hoạt động gia công, vận chuyển hàng ngày.

Khoản phải thu: tăng 36,371 tđ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 70% trong cơ cấu tài sản. Đây là khoản ứng trước cho các công ty cung cấp nguyên liệu mà doanh nghiệp thường xuyên thu mua để được ưu tiên mua với số lượng lớn và giá cả ổn định. Do đã có thời gian hoạt động khá lâu trong ngành, quá trình thanh toán uy tín nên đã nguồn cung cấp đầu vào của doanh nghiệp rất ổn định và đa dạng. Nguồn nguyên liệu được doanh nghiệp thu mua rải rác khắp các tỉnh ven biển trong cả nước.

Hàng tồn kho: giảm - 6,950 trđ (chiếm tỷ trọng 10%/TTS), chủ yếu là Thành phẩm đã được đóng gói để chờ xuất bán, thông thường lượng thành phẩm của doanh nghiệp sẽ được tồn trữ tại các kho để đáp ứng đủ số lượng trước khi xuất hàng. Hàng hóa được tồn trữ tại kho nên giá trị thương phẩm cao, khả năng luân chuyển thành tiền tốt nên đem lại giá trị và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp .

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SacomBank - chi nhánh Khánh Hòa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)