+ Bệ nh thán thư ( Collectotrichum gloeosporoides): Bệnh hại chủ yếu trên lá và trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Vết bệnh đầu tiên là những đốm
lớn có màu vàng nhạt trên lá, sau vết bệnh hóa nâu và đen dần. Đố m bệnh tròn hoặc không đều, đường kính vết bệnh 4-6c m. Thông thường bệnh hạ i ở phần chóp hoặc mép lá trước. Khi già, rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh, phân cách rõ rệt phần mô bệnh và mô khoẻ. Bệnh cũng có thể lan sang bông hạt làm khô đen, rụng hay lan sang dây nhánh là m rụng cành tháo đốt.
+ Bệ nh đen lá (Lasiodiploidia theobromae): Lúc đầu vết bệnh là những đốm màu vàng nhạt nhỏ sau lớn dần và hóa nâu đen. Vết bệnh có thể la n từ chót lá vào hoặc giữa phiế n lá. Vào lúc vết bệnh đã già màu sắc bệnh hơi bị bạc đi và có thể có những quầng đồng tâm. Vết bệnh có thể chiế m đến lan khắp chiề u dài lá tiêu và dễ nhầ m lẩn với bệnh thán thư nhưng không có quầng đen viền quanh. Nấ m bệnh cũng có thể gây hại trên cành nhá nh là m đốt thân nâu đen, rụng dần từ ngọn xuống, làm tán cây tiê u trông xơ xác và trơ trụi. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa và trên các cây chă m sóc yế u.
+ Bệ nh đốm lá (Rosellinia sp.): Tiêu thường bị bệnh này vào đầu mùa mưa. Ở mặt dưới lá tiê u có những vết nâu đỏ nằ m rãi rác như đất bá m, tập Trung nhiều nhất ở rìa lá. Ở nơi có nhiề u vết bệnh phần mô lá biế n thành màu xanh vàng hoặc vàng tươi. Khi bị nặng lá thường chuyể n sang màu vàng, nhưng ít khi có hiện tượng rụng lá hàng loạt. Lá gốc thường bị và lan dần lên các lá giữa. Những vườn tiêu chăm sóc kém thường bị bệnh nhiều hơn.
+ Bệ nh khô vằn (Rhizoctonia solanni): Bệnh thường phát triển vào mùa mưa, khi ẩm độ vườn tiêu cao. Tiêu càng sinh trưởng tốt, cành lá càng um tùm thì bệnh càng phát triển. Bệnh lây lan rất nhanh, bệnh phát triển từ mặt đất leo lên cây nên bệnh thường thấ y ở tán lá dưới. Vết bệnh trên lá có thể ăn lan từ mép vào hoặc nằ m nga ng giữa phiến lá. Vết bệnh thường loang lổ to, nhỏ không đều, kích thước từ 1-10cm. Vết bệnh mới có dạng thối đen, xung quanh có viền màu nâ u đỏ sẩ m. Khi già vết bệnh chuyển sang màu trắng xám, phồng rộp, đôi khi có quầng loang lổ đồng tâ m.
+ Bệ nh rỉ lá (tảo Cephaleuros mycoides): Bệnh thường xuất hiện trên những tiêu già phía gốc, ở những nơi rậ m rạp, thiếu sáng. Bệnh phát triể n mạnh trong mùa mưa có ẩm độ cao. Tảo đóng thành từng đốm đen trên mặt lá và đôi khi cả dưới mặt lá. Còn thấy vết rỉ đóng ở cả dây, nhánh hoặc chùm trái có ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất thu hoạch.
+ Phòng trừ bệnh hại thân, lá: Nhìn chung các loại nấ m hại thâ n gốc không gây hại lớn cho tiêu, có thể là m giảm các thiệt hại do các bệnh trên bằng các biện pháp sau:
Trồng tiê u với mật độ thíc h hợp để bảo đả m được độ thoáng sáng. Bón phân cân đối và đầy đủ.
Thoát nước cho vườn tiêu trong mùa mưa và tưới đủ trong mùa khô. Tỉa cành nhánh tiêu và thu dọn tàn dư thực vật.
Dùng Benlat, Validacine 0.1% hay Boordeaux 1% để phun trị.