Dựa vào kết quả của quá trình nghiên cứu cho thấy để nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý, chất lượng nước sau xử lý cũng như tiết kiệm đáng kể chi phí cho quá trình xử lý của nhà máy thì cần phải thay đổi công nghệ xử lý hiện tại của nhà máy bằng cách:
Trên đường ống nước từ trạm bơm cấp I đến bể trộn hóa chất, ta châm thêm một lượng NaOH để nâng pH của nước lên 6,9, có thể dùng giấy quỳ để kiểm tra,
Tại bể trộn hóa chất, đường ống châm PAC thay bằng chất keo tụ PAFC, lượng hóa chất cho vào theo đúng liều lượng đã tối ưu trong quá trình thực nghiệm.
Nước sau bể lắng có giá trị pH = 6,32 chưa đạt tiêu chuẩn, vì vậy tại máng thu nước vào bể lọc thiết kế đường ống châm vôi để nâng pH của nước lên 6.5 ÷ 8.5.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Dựa vào kết quả trong quá trình nghiên cứu cho thấy điều kiện tối ưu cho quá trình keo tụ :
Sử dụng chất keo tụ PAFC để xử lý với nồng độ tối ưu là 25,5 [µL/L],
pH tối ưu cho quá trình xử lý là 6,90, hiệu suất keo tụ đạt 92,86%.
Khi sử dụng chất keo tụ PAFC cho quá trình xử lý không những đạt hiệu suất keo tụ cao, chất lượng nước sau xử lý tốt mà còn tiết kiệm được một lượng lớn hóa chất xử lý tiết kiệm đáng kể chi phí cho quá trình xử lý của nhà máy.
Các chỉ tiêu của chất lượng nước đầu ra khi sử dụng chất keo tụ PAFC để xử lý luôn đạt hiệu quả cao và đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo theo QCVN 01:2009/BYT / - QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Kiến nghị
Theo kết quả trong quá trình thực nghiệm và phân tích cho thấy khi sử dụng chất keo tụ PAFC để xử lý có nhiều ưu điểm vượt trội hơn khi sử dụng chất keo tụ PAC thực nghiệm hoặc PAC tại KCN: Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước sau khi xử lý luôn đạt kết quả tốt hơn so với chất lượng nước xử lý tại KCN cũng như khi sử dụng chất keo tụ PAC thực nghiệm, và luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo theo QCVN 01:2009/BYT / - QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế. Ngoài ra, lượng hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý cũng giảm đi rất nhiều, chi phí cho quá trình xử lý cũng tiết kiệm một cách đáng kể, góp phần làm giảm chi phí xử lý cho nhà máy. Vì vậy, có thể sử dụng chất keo tụ PAFC cho quy trình xử lý nước tại Trung tâm cấp nước sạch Khu công nghiệp Suối Dầu.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Cảnh, 1993, Quy hoạch thực nghiệm, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 2. Nguyễn Ngọc Dung, Xử lý nước cấp, NXB Xây dựng 1999.
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung – T/c Khoa học Kiến trúc - Xây dựng, 2010, số 1, tr.73, Định hướng phát triển cấp, thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
4. Trịnh Xuân Lai, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, nhà xuất bản xây dựng 2004
5. Nguyễn Lan Phương, bài giảng xử lý nước cấp, NXB Đại học bách khoa Hà Nội 6. Nguyễn Thị Thu Thủy, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, nhà xuất
bản khoa học – kỹ thuật Hà Nội năm 2000.
7. Th.S Lê Anh Tuấn, 2002, Cẩm nang cấp nước nông thôn.
8. Lương Đức Phẩm, Lê Văn Cát, Dương Hồng Anh, Lê Quốc Hùng, Ngô Kim Chi, Nguyễn Hữu Phú, Cao Thế Hà, Lê Anh Tuấn, 2009, Cơ sở khoa học trong công nghệ bảo vệmôi trường, tập 3, Các quá trình hóa học trong công nghệ môi
trường, NXB Giáo dục Việt Nam.
9. http://yeumoitruong.vn/forum/threads/3251-TONG-QUAN-VE-CAP- NUOC.html 10. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/do-cung-va-tac-hai-cua-nuoc-cung.1125692.html 11. http://thietbinuoc.com.vn/50-3-17-93/tin-tuc-va-bai-viet-hay/cac-chi-tieu-can- biet-trong-nuoc-sach.html 12. http://xulynuocsaoviet.com/Chat-keo-tu-PAC/Chat-keo-tu-PAC.html 13. http://cuumoitruong.com/index.php?language=vi&nv=news&op=Vat-lieu-xu- ly/Hoa-chat-tao-keo-tu-PAFC-183#.Ub5hG1JrSF4