a) Bể điều hòa
- Cho mẫu nước thô vào bể.
- Dùng NaOH hoặc HCl điều chỉnh pH về giá trị tối ưu từ kết quả thí nghiệm tối ưu hóa theo phương án cấu trúc có tâm cấp 2 trên bộ máy Jartest.
- Bật máy sục khí trong bể để tránh cặn lắng và quá trình phân giải yếm khí trong bể, đồng thời để điều hòa chất lượng nước thải.
b) Bể keo tụ
- Bật máy khuấy với tốc độ 150rpm, trong thời gian 2 phút.
- Bật máy bơm nước thải có công suất 101L/h từ bể điều hòa sang bể keo tụ. - Bật máy bơm định lượng có công suất 3G/h (chỉnh ở mức 0.2 tương đương 0,1G/h) để bơm dung dịch PAC hoặc PAFC từ thùng trộn hóa chất sang bể keo tụ.
- Mở van dẫn nước từ bể keo tụ sang bể tạo bông.
- Nước thải sau khi được khuấy trộn với PAC (hoặc PAFC) trong 2 phút, sau đó nước thải theo vòi tự chảy qua bể tạo bông.
c) Bể tạo bông
- Bật máy khuấy với tốc độ 20rpm, trong thời gian 20 phút.
- Nước thải khi sang bể phản ứng tạo bông được khuấy trộn với cường độ nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết dính hạt keo. Thời gian phản ứng tạo bông cặn tối ưu là 20 phút.
- Tính từ thời điểm nước thải từ bể keo tụ bắt đầu chảy sang bể tạo bông, sau 20 phút, mở van dẫn nước sang bể lắng.
- Nước thải sau khi được khuấy trộn tạo bông trong vòng 20 phút sẽ theo vòi tự chảy qua bể lắng.
d) Bể lắng
- Nước thải sau khi được khuấy trộn tạo bông trong vòng 20 phút sẽ theo vòi tự chảy qua bể lắng qua ống trung tâm.
- Từ ống trung tâm, dòng nước đi lên, qua máng tràn, qua máng thu nước sau lắng để chuẩn bị sang hệ thống xử lý sinh học, các bông cặn sinh ra sau quá trình keo tụ tạo bông sẽ lắng xuống đáy bể lắng.
- Sau một tuần bể lắng hoạt động thì phải thu hồi bùn thải một lần qua van xả bùn dưới đáy bể lắng.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả khảo sát quy trình công nghệ xử lý nước cấp 3.1.1Sơ đồ công nghệ