tục hành chính phù hợp hơn với thông lệ và nhu cầu của nền kinh tế thị trường
Như đã phân tích trong phần đánh giá quá trình thực thi Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước, một loạt các văn bản pháp luật, pháp lệnh…đã được thay mới hoặc chỉnh xửa cho phù hợp với các cam kết trong Hiệp định Thương mại. Quá trình đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định tạo điều kiện cho các cơ quan hoạch định chính sách nước ta hiểu sâu sắc hơn về bản chất của toàn cầu hoá và hội nhập, các nguyên tắc của WTO. Nhiều nghĩa vụ của Việt Nam trong HĐTM cũng chính là những nghĩa vụ mà Việt Nam phải cam kết thực hiện khi gia nhập WTO, do đó việc thực thi HĐTM là sự chuẩn bị của Việt Nam sẵn sàng cho việc gia nhập WTO.
Cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam khi thiết kế Hiệp định Thương mại đều kỳ vọng nó sẽ là bước đệm cho Việt Nam tham gia WTO, vì thế Hiệp định Thương mại được xây dựng dựa trên nền tảng các hiệp định WTO và các công ước quốc tế có liên quan trong đó kết hợp các thông lệ quốc tế tốt nhất về thương mại và đầu tư toàn cầu. Hầu hết các cải cách hành chính và pháp luật cần thiết cho việc gia nhập WTO của Việt Nam đã bắt đầu được thực hiện trong quá trình thực hiện Hiệp định Thương mại.
Hệ thống tòa án cũng được củng cố và hoạt động độc lập hơn cùng những thủ tục được áp dụng theo hướng hiện đại hóa nhằm giải quyết hiệu quả các tranh chấp thương mại. Tính minh bạch của hệ thống lập pháp, luật pháp và quản lý đã
được tăng cường đáng kể là bước tiến có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản trị kinh tế hiệu quả.
Chính phủ đã nới lỏng đáng kể các hạn chế đối với hoạt động thị trường của các công ty trong và ngoài nước trong giai đoạn này. Việc thành lập và mở rộng hoạt động kinh doanh đã trở nên dễ dàng hơn nhiều, bằng chứng là hơn 160.000 công ty tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập ở Việt Nam. Các công ty này có thể hoạt động dễ dàng hơn trong hầu hết các lĩnh vực so với các doanh nghiệp nhà nước, như vậy sân chơi chung đã trở nên công bằng hơn.
Các quy định về quản trị doanh nghiệp đối với mọi loại hình công ty cũng đã được cải thiện. Hiệp định Thương mại đã góp phần trực tiếp vào việc tạo cơ hội tiếp cận thị trường cho trên 20 lĩnh vực dịch vụ quan trọng và một số lĩnh vực đầu tư khác đối với các nhà đầu tư và cung ứng dịch vụ của Hoa Kỳ. Hiệp định Thương mại giúp Việt Nam hiện đại hóa các thủ tục Hải quan, loại bỏ hầu hết các hạn ngạch nhập khẩu, tự do hóa và đơn giản hóa quyền kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thành công của quá trình thực hiện Hiệp định trong 5 năm (2002-2006) thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO đã góp phần làm tăng uy tín của Việt Nam trong việc tuân thủ các cam kết quốc tế. Hơn thế nữa, việc gia nhập WTO đòi hỏi hầu hết mọi yêu cầu của WTO về cải cách pháp luật và hành chính đều phải được bắt đầu trước khi các thành viên WTO phê chuẩn việc gia nhập của thành viên mới. Như vậy, 5 năm thực hiện Hiệp định Thương mại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vì nó tạo điều kiện cho Việt Nam có thời gian đầu tư vào việc thực hiện các cải cách pháp luật, hành chính và tư pháp cần thiết để tuân thủ các hiệp định của WTO.