Dự báo triển vọng quan hệ thươngmại Việt Nam-Hoa Kỳ đến

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 85 - 86)

b. Những điểm khác nhau

3.2.3Dự báo triển vọng quan hệ thươngmại Việt Nam-Hoa Kỳ đến

Từ bảng 3.1 ta nhận thấy, tổng kim ngach xuất nhập khẩu giữa Việt Nam- Hoa Kỳ có thể đạt tới giá trị 14 tỷ USD vào năm 2008, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 18%/năm. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao khi thương mại hai nước đã đạt được những thành tựu to lơn bước đầu, khó mà có thể duy trì nó trong một thời gian dài. Một nhận xét nữa là, giá trị cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Hoa Kỳ thực chất là nhờ chủ yếu vào giá trị cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chỉ đóng góp một phần rất nhỏ 12,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Kết quả dự báo được trình bày trong bảng 3.2 cho thấy trong 15 năm sau khi ký Hiệp định Thương mại sẽ có hai giai đoạn với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khác nhau.

Bảng 3.2 Dự báo về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đến 2015

(Đơn vị : Triệu USD)

Năm 2004 2005 2006 2007 Dự báo 2008 Dự báo 2010 Dự báo 2015

Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

5.275 6.631 8.531 10.633 12.700 18.000 43.000

Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ

1.164 1.193 1.100 1.902 2.100 2.700 5.000

Tổng kim ngạch XNK Việt Nam-Hoa Kỳ

6.439 7.824 9.667 12.536 14.800 20.700 48.000

Trong giai đoạn đầu 2008-2010, Việt Nam sẽ gia tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với tốc độ hết sức nhanh chóng. Đến năm 2010, giá trị xuất khẩu của Việt Nam

sang Hoa Kỳ sẽ đạt khoảng 18 tỷ USD, giá trị nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 5 tỷ USD và tổng kim ngạch XNK của hai nước sẽ đạt khoảng 21 tỷ.

Trong giai đoạn thứ hai (2010-2015), tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ có giảm hơn trước, nhưng vẫn còn khá cao, khoảng trên 7% một năm. Đến năm 2015, giá trị hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt khoảng 43 tỷ USD.

Hai giai đoạn trên đây phản ánh những đặc điểm khác nhau trong trình độ phát triển kinh tế và xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trước tiên, trong giai đoạn đầu, nhiều mặt hàng vốn có sẵn tiềm năng của Việt Nam đã được khai thác phục vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế, và cũng đã được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Trong thời kỳ này nếu chúng ta biết khai thác triệt để những lợi thế mà Hiệp định Thương mại giữa hai nước mang lại, lợi ích mà Việt Nam thu được từ việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh này sẽ tăng lên đáng kể.

Trong 5 năm tiếp theo, từ 2010 đến năm 2015, các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam bắt đầu có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế. Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn trước vẫn có thể duy trì được mức tăng về khối lượng và giá trị so với trước, nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng giá trị xuât khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã giảm xuống dần. Những mặt hàng công nghiệp chế tạo đang được hình thành hiện nay sẽ dần dần có vị trí cao hơn trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Đó là những mặt hàng máy móc điện tử, thiết bị viễn thông, chế biến dầu khí, thiết bị giao thông vận tải…

Theo dự báo của một số chuyên gia, trong những năm tới, sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, nền kinh tế Hoa Kỳ có thể bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, khả năng và nhu cầu xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ sẽ tăng lên nhanh chóng, Việt Nam cần tận dụng tích cực sức tiêu thụ của thị trường khổng lồ này.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 85 - 86)