Hiệp định Thươngmại tác động tích cực tới môi trường đầu tư của Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 55)

Việt Nam

HĐTM tác động trực tiếp đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung, thời gian đầu mức độ tăng trưởng còn khiêm tốn, mới chỉ bùng nổ trong hơn hai năm gần đây. Giai đoạn 2002-2003, số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 24%, trong khi vốn thực hiện chỉ tăng ở mức 13%. Từ năm 2003 - 2006, đầu tư trực tiếp nước ngoài bùng nổ, trong đó vốn đăng ký tăng gần 375% với giá trị khoảng 12 tỉ USD, vốn thực hiện tăng 55%. Nổi bật trong xu hướng tăng trưởng này là sự kiện vào năm 2006, Intel đăng ký đầu tư nhà máy sản xuất chip bán dẫn với số vốn 1 tỉ USD vào TP. Hồ Chí Minh.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo Báo cáo của Ban Công tác WTO, các dự án đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm tháng 12-2005 chiếm 18% tổng giá trị vốn đầu tư, 31% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 37% tổng sản phẩm công nghiệp của Việt Nam và đóng góp vào khoảng 14% GDP của Việt Nam. Các dự án đầu tư nước ngoài này đã tạo ra 620.000 việc làm trực tiếp và hàng trăm nghìn việc làm gián tiếp.

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng mạnh trong những lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Nhờ có HĐTM, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã được cắt giảm mạnh thuế suất, dẫn tới khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đầu tư vào các

ngành nghề có tiềm năng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Đó là các ngành có lợi thế cạnh tranh , đã chịu nhiều hạn chế ràng buộc, đặc biệt là các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói chung vào Việt Nam đã tăng mạnh sau khi ký HĐTM, song vấn đề là FDI tập trung đầu tư trong các lĩnh vực xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Minh chứng, nguồn vốn này chủ yếu rót vào hàng dệt may, giày dép, chế biến gỗ và đỗ gỗ - ba mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng sau khi thực hiện HĐTM. Xuất khẩu dệt may năm 2002 tăng 1.769% so với năm 2001, và năm 2003 tăng 164% (bảng 1.4); đồ gỗ tăng tương ứng là 499% và 133%...

Bảng 2.3 Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo các lĩnh vực xuất khẩu mạnh sang Hoa Kỳ sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực (Đơn vị: triệu USD).

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Quần áo và dệt may 551 348 362 93 57 178 407 302 603 341 476 480 Chế biến gỗ và đồ gỗ 20 30 34 38 20 56 60 136 144 309 183 165 Giày dép 168 77 73 27 44 89 270 173 125 111 192 855 Tổng cộng 739 455 469 158 120 322 738 612 872 760 851 1.500

(Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư) [5; tr.40]

FDI đầu tư vào ba mặt hàng trên đã tăng gần 7 lần trong giai đoạn 1999- 2005, từ 120 triệu USD vào năm 1999 lên 851 triệu USD vào năm 2005. Xét về tỷ trọng, vốn đầu tư vào các lĩnh vực trên tăng từ 3% vào năm 1998 và lên mức đỉnh điểm là 27% trong năm 2003.

Cục Đầu tư nước ngoài xác nhận hầu hết các dự án đầu tư vào 3 lĩnh vực trên đều nhằm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, dù hầu hết các nhà đầu tư đến từ khu vực Đông Á, phần lớn từ Đài Loan, Hồng Công, Hàn Quốc và Singapore. Các nhà đầu tư Mỹ chỉ chiếm dưới 2% tổng vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực này. Như vậy, HĐTM trực tiếp và gián tiếp làm tăng cơ bản đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nguồn không phải Hoa kỳ nhằm mở rộng sản xuất để cung cấp tới thị trường Hoa Kỳ mới được mở cửa. Chính nhờ những nguồn lực trên mà xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng đột biến. Năm 2002 tăng 128% so với năm 2001, năm 2003 tăng 90% so với

năm 2002 (bảng 1.2). 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm T ri ệu U S D

Quần áo và dệt may Chế biến gỗ và đồ gỗ Giày dép Tổng cộng

Hình 2.2 Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký trong các lĩnh vực xuất khẩu mạnh sang Hoa Kỳ sau khi Hiệp định Thương mại được ký kết

Ngoài ra, HĐTM cũng có tác động tới việc mở cửa các lĩnh vực trước đây bị hạn chế của Việt Nam cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà rất nhiều trong số này là các lĩnh vực Hoa Kỳ lại có tính cạnh tranh cao như ngân hàng, viễn thông, phân phối… Sau khi ký kết Hiệp định Thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung vào Việt Nam tăng trưởng ở mức độ khiêm tốn trong 2 năm 2002 và 2003 khi đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh trên qui mô toàn cầu đặc biệt ở các nước phát triển. Tuy nhiên sau đó làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bùng nổ trong hai năm 2005 và 2006 trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng 375% với giá trị khoảng 12 tỷ USD, cho dù đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện chỉ tăng 55%.

Mặc dù vẫn còn có sự lệch pha thông thường giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký với đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện, đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong vài năm tới. Sự tin tưởng của các nhà đầu tư tăng cao do việc thực hiện có hiệu quả Hiệp định Thương mại, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện… đây là triển vọng tươi sáng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Việt Nam sang Hoa Kỳ gia tăng mạnh nhất sau khi Hiệp định Thương mại được ký kết. Tác động kinh tế trực tiếp nhất của Hiệp định Thương mại là việc trao Quy chế quan hệ thương mại bình thường (MFN) cho hàng Việt Nam. Thị trường Hoa Kỳ vừa được mở cửa là một lối thoát cho lợi thế cạnh tranh bị dồn nén của các công ty Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, gỗ và các sản phẩm gỗ. Số liệu thống kê cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ba ngành này tăng hơn bảy lần trong giai đoạn 1999-2005. Tuy nhiên, hầu hết luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài nêu trên đều xuất phát từ các nền kinh tế Châu Á và không thấy có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nào của Hoa Kỳ, nước có rất ít công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm sử dụng nhiều lao động cho dù rất nhiều công ty Hoa Kỳ trực tiếp phân phối các sản phẩm loại này ở Hoa Kỳ và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 55)