Phương pháp dự báo “tốc độ tăng trưởng bình quân”

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 83)

b. Những điểm khác nhau

3.2.2 Phương pháp dự báo “tốc độ tăng trưởng bình quân”

Việt Nam sau sáu năm thực hiện hiệp định thương mại HĐTM và một năm thực hiện các cam kết khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đối với Việt Nam, vì lợi ích phát triển chúng ta không thể không mở rộng quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Còn đối với Hoa Kỳ tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam còn làm tăng cường ảnh hướng của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á. Trên thực tế, mối quan hệ hai chiều sẽ được chính phủ và nhân dân hai nước quan tâm vì lợi ích phát triển của đất nước mình.

Thông qua việc thực hiện Hiệp định Thương mại song phương, hai nước đã và đang tạo những điều kiện thuận lợi cho nhau thông qua quy chế đối xử thương mại bình thường. Việt dự báo triển vọng thương mại song phương Việt Nam –Hoa Kỳ là rất khó khăn vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố phức tạp như cung, cầu…trong và ngoài nước, sự biến động giá cả thế giới… và đặc biệt là quan hệ chính trị giữa Viêt Nam và Hoa Kỳ lại luôn nhạy cảm. Để có thể dự báo một cách rất sơ bộ về triển vọng quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ em xin giả thiết rằng trong giai đoạn từ nay đến 2015 các điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội của hai nước nói riêng và của khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu là ổn định, không có những biến động lớn và kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn có tốc độ tăng trưởng ổn định như hiện nay.

Để tính toán tác em đã sử dụng phương pháp dự báo “tốc độ tăng trưởng bình quân”, kim ngạch dự báo sẽ được tính theo công thức:

Xn+1 = Xn x (P)i Trong đó Xn+1 : kim ngạch của năm dự báo

Xn : kim ngạch của năm cuối cùng của dãy số Xo : kim ngạch của năm đầu tiên của dãy số

(P)i : tốc độ tăng trưởng bình quân được tính theo công thức (P)i =

Theo qui luật phát triển Kinh tế-xã hội của Hoa Kỳ trong bối cảnh thế giới hiện nay có thể nhận định chung là trong 10 năm tới, nền kinh tế Hoa Kỳ có thể bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, khả năng và nhu cầu xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ sẽ tăng lên nhanh chóng. Việt Nam cần tận dụng tích cực thị trường khổng lồ này, đẩy mạnh xuất khẩu, cũng như tăng cường nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo môi trường

thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư của Hoa Kỳ. Trên thực tế, hầu như tất cả các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới đều tận dụng nhân tố Hoa Kỳ, coi đó như một nguồn lực tăng trưởng giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của đất nước mình; do vậy việc chúng ta biết tận dụng hợp lý nhân tố Hoa Kỳ không phải là một trường hợp đặc biệt ngoại lệ.

Kết quả dự báo về triển vọng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam-Hoa Kỳ đến năm 2015 được trình bày trong bảng 3.1.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 83)