Có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy. Đó là nguồn ô nhiễm nội tỉnh và nguồn ô nhiễm ngoại tỉnh.
1.3.4.1. Nguồn ô nhiễm nội tỉnh
a. Tác động của quá trình đô thị hóa: Trên dọc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, các hoạt động đô thị hóa tại các khu vực như thị trấn Quế của huyện Kim Bảng, thành phố Phủ Lý, thị trấn Kiện Khê đang diễn ra sôi động. Mặt trái của quá trình đô thị hóa đã gây ra các tác động tiêu cực cho môi trường. Cụ thể:
- Phế thải của các công trình xây dựng như xi măng, phụ gia, gạch đá, chất thải của máy móc xây dựng… được đổ trực tiếp hoặc theo nước mưa chảy tràn xuống các nguồn nước.
- Nước thải và khối lượng rác thải sinh hoạt, các ngành công nghiệp, các loại hình dịch vụ tăng lên một cách nhanh chóng. Chỉ tính riêng nước thải sinh hoạt của 3 cụm dân cư gồm thị trấn Quế, thành phố Phủ Lý, khu dân cư Kiện Khê với
khoảng 100.000 người đã thải ra 10.000 m3/ngày [15]. Khối lượng nước thải này đổ
trực tiếp xuống sông Nhuệ, sông Đáy.
Tỷ lệ thu gom rác thải của công ty Môi trường tại thị xã mới chỉ đạt khoảng 60 – 70%, số rác còn lại tồn đọng trong các bãi ven sông, hồ, khu dân cư và các bến xe. Các bãi rác ở tỉnh Hà Nam trong thời gian qua được xây dựng thiếu quy hoạch, một số không đảm bảo tiêu chuẩn cách ly dễ gây ô nhiễm các nguồn nước lân cận [15].
b. Tác động của phát triển công nghiệp:
Sông Nhuệ chảy vào địa phận Hà Nam chịu ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp, dịch vụ từ thôn Lão Cầu xã Tiên Tân đến thành phố Phủ Lý.
Trên sông Đáy, đoạn từ xã Tượng Lĩnh đến Phủ Lý: Nguồn nước chịu tác động của khu vực khai thác đá xã Tượng Lĩnh, xã Khả Phong, nhà máy gạch Kim Bảng, bến xuất nhập khu vực công ty xi măng 77, xí nghiệp bột đá…
Trên sông Đáy từ ngã ba sông (thành phố Phủ Lý) đến cầu Gián Khẩu nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân: Do nước sông Nhuệ và sông Châu Giang chuyển vào; do các hoạt động công nghiệp của thành phố Phủ Lý; do hoạt động của khu công nghiệp phía Tây sông Đáy từ khu vực cầu Đọ đến cầu sắt Kiện Khê; do hoạt động của cảng Bút Sơn, khu vực khai thác đá và hàng chục lò vôi liên hoàn của thị trấn Kiện Khê và của khu vực Đồng Ao đến cầu Bồng Lạng.
Mục tiêu đặt ra của tỉnh Hà Nam là tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, rượu – bia – nước giải khát, da dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất [15]. Đặc tính của các ngành công nghiệp này là có nguồn nước thải rất lớn với hàm lượng chất hữu cơ cao, gây nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nếu không đầu tư hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn nước tiếp nhận.
c. Tác động của phát triển nông nghiệp và tập quán lạc hậu của người dân Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hà Nam được nhận định là quản lý chưa có hiệu quả. Theo kết quả điều tra có 50% số xã của tỉnh hàng năm dùng phân tươi để bón ruộng và 100% số xã dùng hóa chất bảo vệ thực vật. Hàng năm bình quân tỉnh Hà Nam sử dụng khoảng 80 tấn thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có 60% hóa chất được khai thác ở thị trường tự do, không rõ nguồn gốc và quy chế sử dụng [15]. Lượng hóa chất dư thừa xâm nhập vào môi trường trong đó có nguồn nước mặt là mối nguy hại cho con người và hệ động thực vật.
Ô nhiễm do phế thải khu vực làng chài trên sông Đáy. Nơi đây tập trung một lượng lớn dân cư khá đông với sinh hoạt nhiều thế hệ. Dân cư sinh sống và xả trực tiếp tất cả các dạng thải khác nhau xuống dòng sông.
Hiện nay có 85,4% hộ nông dân của các xã nằm ở lưu vực sông chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm… Trong đó, số hộ có chuồng trại tốt, hợp vệ sinh chỉ chiếm 39,7% số hộ chăn nuôi [15]. Số gia súc, gia cầm chăn thả tự do, phóng uế bừa bãi
Bảng 1.5: Dự báo nguồn nƣớc thải nội tỉnh đến năm 2015
TT Ngành nghề thải ra môi trƣờng Lƣu lƣợng (nghìn m
3
/năm) Năm 2010 Năm 2015
1. Nước thải sinh hoạt 25.504 35.040
2. Nước thải trong chăn nuôi 12.577 18.591
3. Nước thải trong sản xuất công nghiệp 47.610 66.654
4. Nước thải y tế 370 396
1.3.4.2. Nguồn ô nhiễm ngoại tỉnh
Sông Nhuệ, sông Đáy chảy vào địa phận tỉnh Hà Nam đã mang theo một khối lượng lớn nước thải của các cơ sở sản xuất, làng nghề và nguồn nước thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội. Cụ thể:
- Nguồn nước sông Nhuệ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nguồn nước thải sinh hoạt từ các quận nội thành Hà Nội khi hợp dòng với sông Tô Lịch và quận Hà
Đông. Sông Tô Lịch có tổng lượng nước thải khoảng 100.000 m3
/ngày đêm [15]. - Trên phạm vi lưu vực sông Nhuệ thuộc địa phận thành phố Hà Nội, có các nhóm làng nghề sau: chế biến nông sản thực phẩm; dệt, nhuộm, may, thêu; cơ khí; mây tre đan; mộc, đồ dân dụng; điêu khắc, sơn mài, khảm trai; nón lá và tăm hương; sản xuất giầy da…Trên phạm vi lưu vực sông Đáy thuộc địa phận thành phố Hà Nội, có các nhóm làng nghề sau: chế biến nông sản; sản xuất bánh đa nem; sản xuất bún, dệt kim, dệt vải, nhuộm, may, thêu, kim khí, sơn mỹ nghệ. Phần lớn các cơ sở sản xuất này đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Chúng được thải trực tiếp vào nguồn nước sông, và chuyển tải vào địa phận Hà Nam hàng trăm ngàn mét khối nước ô nhiễm.
Hiện nay, thống kê sơ bộ, nguồn nước thải ngoại tỉnh này khoảng 700.000
m3//ngày đêm [19] và ngày càng tăng về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm.
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU