nhiễm môi trường nước
- Từ kết quả điều tra về thành phần các loài thực vật có mạch phân bố trong hệ sinh thái chịu ngập nước ngọt thường xuyên và tạm thời và đất ướt ven sông trên lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy (trong địa phận tỉnh Hà Nam), chúng tôi chọn ra một số loài thực vật thủy sinh điển hình có khả năng xử lý ô nhiễm môi trường nước. Đây chính là các tập đoàn cây trồng sẽ được sử dụng trong mô hình cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở khu vực nghiên cứu.
- Mô hình chính được sử dụng là mô hình đất ngập nước với dòng chảy bề mặt (Free water surface constructed wetlands – FWS CW) bao gồm các lưu vực hoặc các kênh, với đất hoặc các vật liệu khác thích hợp cho thực vật có rễ (nếu có) và mực nước chảy qua hệ tương đối nông, vận tốc dòng chảy nhỏ, và có thân cây và lá điều tiết lưu lượng nước, đảm bảo điều kiện dòng chảy không bị xáo trộn. Một trong những mục đích thiết kế chính của hệ là cho nước thải tiếp xúc với bề mặt sinh học hoạt động (Kadlec và Knight, 1996) [43].
Cơ sở khoa học của phương pháp xử lý nước thải bằng hệ thực vật bậc cao là sự kết hợp của các loài thực vật và các vi sinh vật. Sự phân hủy các chất hữu cơ do vi sinh vật sống trong hệ thống rễ của các loài thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý. Các vi sinh vật sinh sống trong hệ thống rễ thực vật thủy sinh có mối quan hệ cộng sinh với những loài thực vật bậc cao hơn. Ngoài ra, các vi sinh vật có thể sử dụng một phần hoặc toàn bộ các chất ô
nhiễm trong nước thải như một nguồn dinh dưỡng. Vì vậy quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra nhanh hơn và các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải được loại bỏ (Wolverton, 1987) [56].
Các FWS CW được phân loại theo các loại thực vật:
+ Hệ thống với thực vật trôi nổi tự do (Ví dụ: Lục bình, bèo tấm). + Hệ thống với thực vật lá nổi (Ví dụ: Súng, Sen).
+ Hệ thống với thực vật sống chìm trong nước (Ví dụ: Rong đuôi chó, rong mái chèo).
+ Hệ thống với thực vật chịu ngập có rễ bám đất ngập nước và thân vươn lên khỏi mặt nước (ví dụ: Sậy).
Để tăng hiệu quả của việc xử lý và phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu, mô hình chúng tôi đề xuất là sự kết hợp các hệ thống trên, thực vật sử dụng bao gồm các tập đoàn cây trồng và bổ sung thêm các thực vật có khả năng chỉ thị cho môi trường nước sạch làm cơ sở để đánh giá chất lượng nước.
- Tham khảo một số tài liệu có uy tín khoa học được công bố. Bao gồm:
+ Jan Vymazal, Lenka Kropfelová (2008), Wastewater Treatment in
Constructed Wetlands with Horizontal Sub-Surface Flow, Springer [54].
+ Duncan Mara (2004), Domestic Wastewater Treatment in developing
countries, Earthscan in the UK and USA [46].
+ Đặng Đình Kim (chủ biên) (2011), Xử lý ô nhiễm môi trường bằng thực
Hình 2.1: Sơ đồ các tuyến khảo sát Tuyến 1 Tuyến 2 Tuyến 3 Tượng Lĩnh Lĩnh Nhật Tựu Phù Vân Vân Kiện Khê Sông Nhuệ Sông Đáy Sông Đáy Bồng Lạng
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN