nước ngọt thường xuyên, tạm thời và đất ướt chậm thoát nước ven sông
Giới hạn của các hệ sinh thái này được ghi nhận bao gồm các dải bán ngập và thủy vực của sông Đáy và sông Nhuệ, chúng bao gồm các loài có biên độ sinh thái khác nhau, từ những loài có biên độ sinh thái rộng có thể sống trong nhiều môi trường có chế độ ngập nước khác nhau tới những loài có biên độ sinh thái hẹp chỉ
sống được trong môi trường ngập nước ngọt thường xuyên. Theo ghi nhận của các đợt điều tra thực địa, có thể nhận định có 52 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 32 họ có biên độ sinh thái khác nhau sống trong hệ sinh thái này, chúng bao gồm các nhóm chính sau:
Bảng 3.3: Các loài thực vật có mạch phân bố trong hệ sinh thái chịu ngập nƣớc ngọt thƣờng xuyên và tạm thời và đất ƣớt ven sông
Loài Họ Tên Khoa học Tên Việt Nam Nơi sống
Công dụng
1. Azollaceae Họ Bèo hoa dâu
1. Azolla pinata R.Br. Bèo hoa dâu Trôi nổi Tgs
2. Marsileaceae Họ Rau bợ
2. Marsilea quadrifolia L. Rau bợ thường Chịu ngập Th
3. Salviniaceae Họ Bèo tai chuột
3. Salvinia cucullata Roxb. Bèo tai chuột Trôi nổi Tgs,
Xd 4. Salvinia natans (L.) All. Bèo ong, bèo vẩy ốc Trôi nổi
4. Amaranthaceae Họ Rau dền
5. Alternanthera sessilis (L.)
A.DC. Rau dệu thường
Chịu ngập, ẩm ướt 5. Asteraceae Họ Cúc
6. Enydra fluctuans Lour. Ngổ trâu Trong nước Th,
Tng 6. Bombacaceae Họ Gạo
7. Bombax ceiba L. Gạo hoa đỏ Ẩm ướt Th
7. Celastraceae Họ Dây gối
8. Lophopetalum
wightianum Arn. Sang tràng Chịu ngập G
8. Convolvulaceae Họ Khoai lang
9. Ipomoea aquatica Forsk. Rau muống Trôi nổi,
ẩm ướt
Th, Tng
9. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
10. Phyllanthus reticulatus
Poir. Phèn đen Ẩm ướt –
trên cạn Th, Nh 10. Lecythidaceae Họ Lộc vừng Ca 11. Barringtonia acutangula (L.) Gaertn. Lộc vừng Ẩm ướt G, Tng 11. Lemnaceae Họ bèo tấm
12. Lemna perpusilla Torr. Bèo tấm, bèo cám
nhỏ Trôi nổi Tgs
12. Lythraceae Họ Bằng lăng
13. Lagestroemia speciosa
(L.) Pers. Bằng lăng nước
Chịu ngập ngắn ngày
G, Th
14. Rotala indica (Willd.)
Koehne Vẩy ốc ấn Chịu ngập, ẩm ướt Tng, Tgs 13. Mimosaceae Họ Trinh nữ
15. Mimosa pigra L. Ma dương Ẩm ướt
14. Moraceae Họ Dâu tằm
16. Ficus benjamina L. Si, xanh Ẩm ướt Th,
Ca
17. Ficus racemosa L. Sung Ẩm ướt Tng
15. Myrtaceae Họ Sim
18. Syzygium jambos (L.)
Alston Roi Ẩm ướt Tng
16. Oleaceae Họ Nhài
19. Fraxinus chinensis Roxb. Trần bì trung quốc Chịu ngập
ngắn ngày G
17. Onagraceae Họ Rau dừa
20. Ludwigia adscendens (L.)
Hara Rau dừa nước Chịu ngập Th
21. Ludwigia octovalvis (Jacq.)
18. Polygonaceae Họ Rau răm
22. Polygonum barbatum
Lour. Nghể trâu
Chịu ngập,
ẩm ướt Tng
23. Polygonum chinensis L. Thồm lồm Chịu ngập,
ẩm ướt
24. Polygonum hydropiper L. Nghể răm Chịu ngập,
ẩm ướt Th
25. Polygonum odoratum
Lour. Rau răm Chịu ngập,
ẩm ướt
Th, Tng
26. Polygonum orientale L. Nghể phương đông Chịu ngập,
ẩm ướt Tng
19. Rubiaceae Họ Cà phê
27. Canthium dicoccum
(Gaertn.) Teysm. Et Binn. Găng vàng hai hạt
Chịu ngập ngắn ngày,
ẩm ướt
Th
28. Nauclea orientalis (L.) L. Gáo vàng
Chịu ngập ngắn ngày,
ẩm ướt 20. Salicaceae Họ Liễu
29. Salix tetrasperma Roxb. Và nước Chịu ngập
21. Saururaceae Họ Giấp cá
30. Houttuynia cordata
Thunb. Giấp cá ẩm ướt Th,
Tng 22. Scrophulariaceae Họ Hoa mõm chó
31. Limnophila aromatica
Merr. Ngổ thơm ẩm ướt Tng,
Tgs
32. Limnophila chinensis
(Osb.) Merr. Rau om trung hoa ẩm ướt
23. Alismataceae Họ Rau mác
33. S. sagittaefolia L. Subsp.
Hartoz.
24. Acoraceae Họ Thạch xƣơng bồ
34. Acorus verus Houtt. Thủy xương bồ Chịu ngập Th
25. Araceae Họ Ráy 35. Colocasia gigantea (Blume) Hook.f. Dọc mùng to Chịu ngập ngắn ngày, ẩm ướt Tng
36. Pistia stratiotes L. Bèo cái Trôi nổi Th,
Tgs
26. Arecaceae Họ Cau
37. Cocos nucifera L. Dừa Ẩm ướt Gs,
Tng 27. Cyperaceae Họ Cói
38. Cyperus tegetiformis
Roxb. Lác nước Chịu ngập Gs
39. Eleocharis acutangula
(Roxb.) Schult. Năn cạnh nhọn Chịu ngập
28. Eriocaulaceae Họ Dùi trống
40. Eriocaulon bonii Lecomte Cỏ dùi trống bon Chịu ngập
41. Eriocaulon gracile Mart.
In Wall. Cỏ dùi trống Chịu ngập
29. Hydrocharitaceae Họ Thủy thảo
42. Hydrilla verticillata (L.f.) Royle
Thủy thảo, rong
đuôi chó Trong nước Tgs
43. Monochoria hastata (L.)
Solms Rau bát Trong nước Th,
Tng
30. Poaceae Họ Hòa thảo
44. Acrachne racemosa
(Roem.et Sch.) Ohwi Cỏ mần trầu tầng
Chịu ngập ngắn ngày,
ẩm ướt
Schult. & Schult.
46. Echinochloa colona Link Cỏ lồng vực nhỏ Chịu ngập Tgs
47. Echinochloa crus-galli
(L.) P.Beauv. Cỏ lồng vực Chịu ngập
48. Panicum repens L. Cỏ gừng nước Chịu ngập Th,
Tgs
49. Phragmites australis
(Cav.) Trin. Sậy Chịu ngập
31. Pontederiaceae Họ Lục bình
50. Eichhornia crassipes
(Mares) Solms Bèo tây Trôi nổi
Th, Tgs
51. Monochoria hastata (L.)
Solms Rau mác thon Trong nước Tng,
Tgs 32. Potamogetonaceae Họ Giang thảo
52. Potamogeton crispus L. Rong mái chèo Trong nước Tgs
Ghi chú: G: Cho gỗ Nh: Chất nhuộm
Gs: Nguyên liệu giấy Ca: Cây cảnh
Td: Tinh dầu Tng: Thức ăn cho người
Db: Dầu béo Tgs: Thức ăn gia súc
Ta: Cho Tannin Xd: Nguyên liệu xây dựng
Th: Làm thuốc
3.2.1.1. Nhóm các loài thực vật sống chìm trong nước
Gồm các loài Rong mái chèo Potamogeton crispus L., Rau Mác thon
Monochoria hastata (L.) Solms, Rau bát Ottelia alismoides (L.) Pers., Rong đuôi chó Hydrilla verticillata (L.f.) Royle, tất cả những loài này là thực vật chỉ thị cho môi trường nước sạch. Hiện nay chúng phân bố nhiều nhất trên thượng nguồn sông, những nơi môi trường nước chưa bị ô nhiễm, nhất là thượng nguồn sông Đáy. Tập
hợp các loài này tạo thành quần xã thực vật thủy sinh sống chìm có rễ bám hoặc toàn bộ thân rễ lá sống dựa vào nước của thủy vực. Quần xã này phát triển mạnh nhất và đạt sinh khối cao nhất trên những thủy vực có điều kiện tự nhiên chưa thay đổi mạnh như ở thượng du sông Đáy thuộc xã Tượng Lĩnh. Chiều cao của quần xã đạt tới 1,5 – 2m (tính từ
đáy sông), sinh khối đạt tới 35 tấn/ha. Đây đồng thời là ổ sinh thái cho nhiều loài động vật thích nghi với môi trường nước sạch mẫn cảm với các mức độ ô nhiễm khác nhau.
3.2.1.2. Nhóm các loài thực vât sống trôi nổi trên mặt nước
Là những loài thực vật có rễ hoặc thân rễ phát triển trong nước, phần thân và lá nổi trên mặt nước và có thể di chuyển nhờ nước. Toàn bộ quá trình dinh dưỡng và trao đổi chất diễn ra nhờ nước. Chúng bao gồm các loài: Bèo tây Eichhornia crassipes (Mares) Solms, Bèo cái Pistia stratiotes L., Bèo ong Salvinia natans (L.) All., Bèo tai chuột Salvinia cucullata Roxb., Bèo tấm Lemna perpusilla Torr., Rau muống Ipomoea aquatica Forsk., Ngổ trâu Enydra fluctuans Lour. Thông thường các loài trôi nổi tập trung thành từng mảng với các kích thước khác nhau. Biên độ sinh thái của các loài khá rộng, phân bố từ những nơi nước sạch đến những vùng nước bị ô nhiễm tương đối nặng. Kích thước và sinh khối quần xã rất khác nhau tùy thuộc vào môi trường. Trên những vùng nước sạch chưa bị ô nhiễm thường tồn tại
các quần hợp nhỏ Bèo tây Eichhornia crassipes (Mares) Solms, quần hợp Bèo cái
Pistia stratiotes L. Trên những vùng bị ô nhiễm khá mạnh thường thấy quần xã thực
Hình 3.1: Quần xã Rong đuôi chó Hydrilla verticillata (L.f.) Royle (Tuyến 2)
vật trôi nổi với ưu thế các loài Rau muống Ipomoea aquatica Forsk., Bèo tây Eichhornia crassipes (Mares) Solms, Bèo cái Pistia stratiotes L., Bèo ong Salvinia natans (L.) All., Bèo tai chuột Salvinia cucullata Roxb., Bèo tấm Lemna perpusilla
Torr., Ngổ trâu Enydra fluctuans Lour. Chúng tạo thành những mảng lớn phủ kín
trên một diện tích lớn thủy vực. Những nơi nước nông gần bờ xuất hiện thêm các
đại diện chịu ngập cố định như Rau dừa nước Ludwigia adscendens (L.) Hara, Rau
mương đứng Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven (phân bố nơi nước sạch), Cỏ gừng nước Panicum repens L., Sậy Phragmites australis (Cav.) Trin., Cỏ lồng vực nhỏ Echinochloa colona Link, Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli (L.) P.Beauv... Diện tích kích thước và sinh khối quần xã thay đổi theo mùa nước, tuy nhiên trên những vùng nước ít chảy xiết chúng thường phát triển rất mạnh, tập trung thành những khu vực lớn trên bề mặt cũng như ngập trong nước trong các thủy vực nói trên. Nhiều loài trong số chúng có khả năng phân giải từng phần ô nhiễm nguồn nước sông. Sinh khối trung bình đạt khoảng 45 – 50 tấn/ha. Quần xã này phổ biến trên tất cả các tuyến sông khảo sát. Nhìn chung, các quần xã thực vật trôi nổi này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước trên các lưu vực sông nhất là đoạn từ cống Nhật Tựu đến ngã ba sông – nơi hòa nguồn nước với sông Đáy. Chúng có tác dụng làm lắng đọng các chất thải rắn trôi nổi trong nguồn nước chảy qua cống Nhật Tựu nhờ hệ rễ của các cá thể trong quần xã. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự phát triển của chúng lại làm hạn chế dòng chảy và mỗi khi có mưa xuống hay mỗi đợt thải nước qua cống, do các quần xã này gây cản trở dòng chảy đã làm nước thải ô nhiễm lan rộng vào các dải đất ven sông.
Hình 3.2: Quần xã rau muống –
Ipomoea aquatica Forsk. (Tuyến 1)
Hình 3.3: Quần xã bèo tây – Eichhornia crassipes (Mares) Solms (Tuyến 3)
3.2.1.3. Nhóm các loài thực vật chịu ngập
Là những loài tạo nên các quần xã thực vật đặc sắc nhất cả về ý nghĩa sinh thái lẫn cảnh quan của khu vực. Một số loài trong chúng là những loài tự nhiên còn sót lại trên những dải ngập ven sông, nơi còn tầng phù sa lắng đọng và được xem là những quần xã nguyên sinh còn sót lại trong khi một số loài khác tạo thành các quần xã thứ sinh trên những diện tích ô nhiễm nặng. Do khá đa dạng về dạng sống từ các cây gỗ, cây bụi đến những loài thân cỏ dạng lúa, thân thảo nên chúng đã hình thành nhiều quần xã đa dạng khác nhau.
Bảng 3.4: Các loài thực vật chịu ngập nƣớc ngọt thƣờng xuyên và tạm thời
Loài Tên Khoa học Tên Việt Nam Hình thái
1. Marsilea quadrifolia L. Rau bợ thường Thân thảo
2. Alternanthera sessilis (L.) A.DC. Rau dệu thường Thân thảo
3. Lophopetalum wightianum Arn. Sang tràng Gỗ
4. Lagestroemia speciosa (L.) Pers. Bằng lăng nước Gỗ 5. Rotala indica (Willd.) Koehne Vẩy ốc ấn Thân thảo 6. Fraxinus chinensis Roxb. Trần bì trung quốc Gỗ 7. Ludwigia adscendens (L.) Hara Rau dừa nước Thân thảo 8. Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven Rau mương đứng Thân thảo
9. Polygonum barbatum Lour. Nghể trâu Thân thảo
10. Polygonum chinensis L. Thồm lồm Thân thảo
11. Polygonum hydropiper L. Nghể răm Thân thảo
12. Polygonum odoratum Lour. Rau răm Thân thảo
13. Polygonum orientale L. Nghể phương đông Thân thảo 14. Canthium dicoccum (Gaertn.)
Teysm. Et Binn. Găng vàng hai hạt Cây Bụi
15. Nauclea orientalis (L.) L. Gáo vàng Gỗ
16. Salix tetrasperma Roxb. Và nước Gỗ
17. S. sagittaefolia L. subsp. Leucopetela
(Miq.) Hartoz. Từ cô, rau mác Thân thảo
18. Acorus verus Houtt. Thủy xương bồ Thân thảo
19. Colocasia gigantea (Blume) Hook.f. Dọc mùng to Thân thảo
21. Eleocharis acutangula (Roxb.)
Schult. Năn cạnh nhọn Thân cỏ
22. Eriocaulon bonii Lecomte Cỏ dùi trống bon Thân cỏ 23. Eriocaulon gracile Mart. In Wall. Cỏ dùi trống Thân cỏ 24. Acrachne racemosa (Roem.et Sch.)
Ohwi Cỏ mần trầu tầng Thân cỏ
25. Echinochloa colona Link Cỏ lồng vực nhỏ Thân cỏ 26. Echinochloa crus-galli (L.) P.Beauv. Cỏ lồng vực Thân cỏ
27. Panicum repens L. Cỏ gừng nước Thân cỏ
28. Phragmites australis (Cav.) Trin. Sậy Thân cỏ
Trong thủy vực nghiên cứu có thể thấy tính đa dạng các quần xã thực vật chịu ngập thông qua các đặc trưng như sau:
a. Các loài cây gỗ và các quần xã rừng ngập nước ngọt thường xanh cây lá rộng do chúng tạo thành:
Đây là quần xã đặc sắc nhất và hiếm gặp nhất không chỉ trên các sông khảo sát mà hầu như rất ít gặp trên các sông đồng bằng Bắc Bộ. Chúng được hình thành bởi các loài cây gỗ thường xanh chịu ngập cây lá rộng của lớp hai lá
mầm ngành Hạt kín. Tham gia tầng tán có các loài Và nước Salix tetrasperma
Roxb., Trần bì Trung quốc Fraxinus chinensis Roxb., Gáo vàng Nauclea orientalis
(L.) L., Sang tràng Lophopetalum wightianum Arn., đôi chỗ còn thấy có Bằng lăng
nước Lagestroemia speciosa (L.) Pers.. Hiện nay do tác động mạnh của con người cả về tác nhân cơ học (chặt phá) và tác nhân khác (gây ô nhiễm nguồn nước) cho
nên phần lớn diện tích này đã bị thu hẹp chỉ còn những mảnh nhỏ rải rác ven sông với các quần xã có thành phần loài ưu thế khác nhau.
Trên diện tích nhỏ từ ngã ba sông Phù Vân đi cống Nhật Tựu còn sót lại quần xã với
ưu thế chính là Và
nước Salix tetrasperma
Roxb., Trần bì Trung
quốc Fraxinus
chinensis Roxb.. Ngoài ra còn thấy rải rác các cá thể Gáo vàng Nauclea orientalis (L.) L. Mật độ cá thể các
loài ưu thế khoảng 70%, độ che phủ tầng tán khoảng 60%. Chiều cao quần xã 7 – 8m, khoảng cách giữa các cá thể cây gỗ trung bình 6m/cây, sinh khối trung bình đạt khoảng 70 tấn/ha. Quần xã đang chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình ô nhiễm nguồn nước tại khu vực. Tầng dưới tán phát triển khá đồng nhất với các loài thực vật trôi
nổi như Rau muống Ipomoea aquatica Forsk., Bèo tây Eichhornia crassipes
(Mares) Solms, Ngổ trâu Enydra fluctuans Lour.. Bên cạnh đó các loài chịu ngập như Rau dừa nước Ludwigia adscendens (L.), Cỏ gừng nước Panicum repens L.,
Rau bợ Marsilea quadrifolia L.. Nhiều nơi chúng thoát ly khỏi tầng cây gỗ tạo thành quần xã riêng trôi nổi trên sông thành các mảng, các bè lớn. Trong tất cả các điểm khảo sát chỉ duy nhất ở đây tồn tại quần xã tương đối đặc trưng cho rừng ngập nước ngọt với khá nhiều loài ưu thế, thể hiện tính đa dạng của kiểu rừng này đồng thời nó vẫn giữ được nhiều đặc điểm tương đồng với những đặc điểm của quần xã ít bị tác động chặt phá. Người dân nơi đây đang tận dụng quần xã này để giữ phù sa, dần dần tạo thành diện tích canh tác theo các mục đích khác nhau.
Trong tuyến sông Đáy từ ngã ba Phù Vân đi Tường Lĩnh, quần xã chỉ còn lại những diện tích nhỏ ven sông dưới dạng các dải hẹp các cá thể ưu thế
thuộc loài Và nước
Salix tetrasperma
Roxb., thành phần
các loài còn lại
không rõ nét. Trên
suốt chiều dài của đoạn sông nghiên cứu thấy sự xen lấn của các loài Cỏ gừng nước Panicum repens L., Sậy Phragmites australis (Cav.) Trin., như là sự hiện diện các loài dưới tán.
Vùng hạ du từ nơi hợp nhất của hai sông tại ngã ba Phù Vân chảy xuống, quần xã chỉ còn dưới dạng các mảnh nhỏ rải rác, đôi chỗ các cá thể chỉ có vài chục thậm chí vài cá thể rải rác với ưu thế chính là Và nước Salix tetrasperma Roxb., loài dưới tán chủ yếu là Sậy Phragmites australis (Cav.) Trin., Bèo tây Eichhornia crassipes (Mares) Solms, Ngổ trâu Enydra fluctuans Lour.. Xen lẫn trong các đám Sậy là các loài dây leo thuộc một số họ như Thiên lý – Asclepiadaceae, họ Khoai lang – Convolvulaceae…
b. Các loài cây thân cỏ và các trảng cỏ ngập nước do chúng tạo thành: Phân bố rộng khắp lưu vực từ thượng du tới hạ du của cả hai sông. Có thể xác định được hai quần xã chính sau:
- Quần xã Sậy Phragmites australis (Cav.) Trin.: Loài ưu thế chính là Sậy
với mật độ cá thể chiếm tới trên 90%. Độ che phủ tới 100%. Chiều cao trên 2 mét.
Các loài đi theo chủ yếu là dây leo thuộc họ Thiên lý – Asclepiadaceae, họ Khoai lang – Convolvulaceae. Quần xã có biên độ sinh thái rộng, phân bố từ diện tích thủy vực chưa bị ô nhiễm trên, vùng nước sạch ở thượng du cho tới
vùng bị ô nhiễm nặng ở hạ du. Đây là một trong những quần xã có khả năng phân giải, giảm thiểu chất ô nhiễm cho môi trường nước và cố định phù sa khá hiệu quả. Có thể vận dụng trong xây dựng mô hình kinh tế sinh thái làm sạch môi trường nước.
- Quần xã Rau dừa nước Ludwigia adscendens (L.) Hara, Cỏ gừng nước Panicum repens L., Cỏ lồng vực nhỏ Echinochloa colona Link, Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli (L.) P.Beauv, Lác nước Cyperus tegetiformis Roxb.. Quần xã này phân bố dưới dạng các mảnh nhỏ manh mún dọc theo sông. Các
loài đi theo gồm Năn cạnh nhọn Eleocharis acutangula (Roxb.) Schult., Cỏ dùi
trống bon Eriocaulon bonii Lecomte, Cỏ dùi trống Eriocaulon gracile Mart. In