Bên cạnh giá trị về sinh thái môi trường, các loài thực vật thuộc hệ sinh thái này còn có giá trị tài nguyên theo các công dụng sau:
Bảng 3.5: Giá trị sử dụng tài nguyên thực vật ở khu vực nghiên cứu STT Nội dung Ký hiệu Số lƣợng loài
1. Cho gỗ G 3
2. Nguyên liệu giấy Gs 2
3. Làm thuốc Th 18
4. Chất nhuộm Nh 1
5. Thức ăn cho người Tng 15
6. Thức ăn gia súc Tgs 12
7. Nguyên liệu xây dựng Xd 1
Mặc dù thành phần không lớn (52 loài), nhưng hầu hết các loài trong hệ sinh thái này đều có giá trị sử dụng thiết yếu cho đời sống con người. Chiếm phần lớn là các loài có tác dụng làm thuốc (18 loài), thức ăn cho người (15 loài) và thức ăn cho gia súc (12 loài). Đây cũng được xem là một trong những nguồn tài nguyên tái tạo được và có ý nghĩa lớn trong khu vực nghiên cứu. Tất cả các đặc điểm trên cần được lưu ý, xem xét để vạch ra những định hướng sử dụng hợp lý và quy hoạch môi trường phát triển bền vững.
Tuy nhiên, hiện nay, mức độ đa dạng sinh học của thực vật thủy vực đang có dấu hiệu suy giảm với các nguyên nhân như:
- Khai thác lạm dụng và xây dựng các quần xã cây trồng phục vụ cho nhu cầu của người dân đã làm vắng bóng hoặc giảm đáng kể diện tích các loài tự nhiên thủy vực và ven sông.
- Ô nhiễm môi trường nước đã làm suy giảm hoặc biến mất các loài thực vật mẫn cảm với môi trường ô nhiễm và tăng mật độ cá thể các loài chịu được môi trường thoái hóa và có biên độ sinh thái rộng.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có các biện pháp bảo vệ và phục hồi tính đa dạng sinh học của hệ thực vật thủy vực. Cải thiện môi trường nước thủy vực bằng cách sử dụng các tập đoàn cây trồng hợp lý, có tác dụng khử độc, phân giải các chất ô nhiễm là một trong các giải pháp tối ưu.