- Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng khác như: Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao, thiếu vắng tính khác biệt trong sản phẩm, tính đa dạng của ngành cũng ảnh
2.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo thị trường tiêu thụ
Bảng 3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Sơn Hoàng Gia trong 3 năm 2008 – 2010 theo thị trường tiêu thụ
(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % DT BH&CCDV 16.704,46 25.451,99 23.316,94 8.747,53 52,37 -2.135,05 -8,39 - Trong tỉnh 9.688,59 15.780,23 13.523,83 6.091,64 62,87 -2.256,40 -14,30 - Ngoại tỉnh 7.015,87 9.671,76 9.793,11 2.655,89 37,86 121,35 1,25
Xét về khía cạnh bán hàng ta thấy, hàng năm Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT BH&CCDV) của công ty luôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Cụ thể năm 2008 chỉ tiêu này chiếm tới 81%; trong năm 2009 là 88,3% và năm 2010 là 86,8% . Điều này cho thấy hoạt động bán hàng của công ty luôn đặt lên vị trí hàng đầu và luôn được quan tâm, đầu tư đúng mức. Chỉ tiêu doanh thu này trong năm 2009 tăng so với năm 2008 là 8.747,53 triệu đồng tương ứng tăng 52,37%. Đến năm 2010 chỉ tiêu này có giảm nhưng không đáng kể chỉ khoảng 8,39%. Trong đó doanh thu chủ yếu tập trung vào sản phẩm sơn dầu, sơn công nghiệp và xây dựng. Điều đó cho thấy ảnh hưởng của sản phẩm lên công tác bán hàng của công ty đặc biệt quan trọng. Khả năng bán hàng trong hoạt động bán hàng của công ty còn “bỏ quên” những sản phẩm mới mang tính đặc trưng riêng của công ty.
Bên cạnh yếu tố bán hàng theo sản phẩm, hoạt động bán hàng còn chịu ảnh hưởng của thị trường. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy; Cơ cấu thị trường của công ty tương đối đồng đều. Có sự chênh lệch nhưng không lớn lắm. Thị trường của công ty chủ yếu vẫn nằm trong nội tỉnh. Cơ cấu về tỷ trọng thị trường nội tỉnh chiếm khoảng 60%. Hàng năm, doanh thu từ hoạt động này đem lại khoảng hơn 60% tổng doanh thu của công ty. Và thị trường này ngày càng được lực lượng bán hàng ở công ty chiếm lĩnh. Nhu cầu ở thị trường nội tỉnh tuy nhỏ nhưng với chính sách bán hàng thích hợp như xây dựng các cửa hàng, đại lý cấp 1, cấp 2, thậm chí có vùng có đại lý cấp 3 nên khả năng sản phẩm của công ty tiếp xúc với nguwoif tiêu dùng thông qua các trung gian phân phối này là rất lớn. Do đó, ảnh hưởng đến kết quả doanh thu từ thị trường này cũng tương đối cao. Cụ thể năm 2009, doanh thu từ thị trường trong tỉnh chiếm đến hơn 60% trong tổng doanh thu về BH&CCDV của công ty. Trong năm 2008 thị trường này chỉ chiếm khoảng 55% và đặc biệt trong năm 2010, mặc dù doanh thu BH&CCDV của năm giảm nhưng lực lượng bán hàng của công ty vẫn giữu chặt thị trường, chiếm lĩnh thị phần, không để rơi vào tay đối thủ cạnh tranh khác (56%). Điều này chính là một thành công đáng kể của đội ngũ bán hàng của công ty trong năm qua.
Tuy nhiên, ta thấy thị trường ngoại tỉnh công ty vẫn còn chưa chú trọng đến, đặc biệt là thị trường có tốc độ xây dựng và công nghiệp phát triển cao như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… vẫn đang cong bỏ ngỏ, chưa có khả năng và tiềm lực để cạnh tranh với các sản phẩm và các đối thủ cùng ngành khác. Mặc dù hang năm doanh thu ở thị trường này có tăng nhưng tốc độ tăng vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng của thị trường trong tỉnh. Do vậy, trong những năm tiếp theo, đội ngũ bán hàng của công ty cần phải xây dựng chiến lược để chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này.