Giới thiệu khái quát về Tập đoàn DOJ

Một phần của tài liệu Phát triển kênh truyền thông cho Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI trong thời kì hội nhập hiện nay (Trang 27)

Từ năm 1994, sự ra đời của công ty tiền thân là Công ty Phát triển Công nghệ & Thương mại TTD đã chính thức đánh dấu một cột mốc quan trọng, mở đầu cho sự hình thành của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý (VBĐQ) DOJI ngày nay. Hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực Khai thác Mỏ, Chế tác, Cắt mài, Xuất nhập khẩu đá quý, Sản xuất hàng trang sức, TTD luôn xuất hiện tại các hội chợ đá quý quốc tế với những sản phẩm đá quý chất lượng được khai thác trực tiếp từ Việt Nam, trở thành thành viên Việt Nam duy nhất của Hiệp hội đá quý quốc tế (ICA) và được mệnh danh là Ông hoàng của Ruby Sao – “Vietnam Star Ruby”.

Năm 2007, TTD chính thức đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn VBĐQ DOJI, tiếp tục hoạt động các lĩnh vực của Công ty tiền thân, đồng thời mở rộng các họat động mạnh mẽ về Trang sức, sở hữu một loạt các thương hiệu gồm Trang sức Kim cương Diamond House, Trang sức đá màu Dojiwell, Trang sức Cưới Wedding Land, Trang sức Bạc Silver d’amour.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tập đoàn DOJI

2.1.2.1. Sứ mệnh của DOJI

Từ khi bước chân vào thị trường, Doji đã luôn tâm niệm một sứ mạng nhất quán, đó là: Hướng tới con người và vì con người bằng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng hàng đầu trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, vì sự phồn vinh của xã hội, giá trị cá nhân và tinh hoa cuộc sống.

2.1.2.2. Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược

Không ngừng mở rộng quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững để trở thành một tập đoàn hàng đầu Việt Nam và khu vực trong các lĩnh vực khai thác và sản xuất và kinh doanh vàng bạc, đá quý cũng như trang sức cũng như các lĩnh vực đầu tư thương mại và dịch vụ.

Mục tiêu đến năm 2020:

- Trở thành Tập đoàn Vàng bạc Đá quý lớn nhất Việt Nam - Là nhà phân phối Kim cương lớn nhất Việt Nam

- Xây dựng Nhà máy sản xuất trang sức và cắt mài đá quý với 1.000 công nhân, sản lượng 3 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm, 1 triệu carat đá quý mỗi năm.

- Xây dựng hệ thống 100 trung tâm và cửa hàng trang sức cao cấp ở 63 tỉnh thành trên cả nước.

- Xuất khẩu tối thiểu 200 triệu USD/ năm

- Doanh số 85.000 tỷ đồng ( tương đương 4 tỷ USD)

- Tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán với giá trị vốn hóa tối thiểu 1 tỷ USD.

- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quy mô nhân lực 5000 cán bộ nhân viên.

- Xây dựng nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc, tạo giá trị cốt lõi cho quá trình phát triển bền vững của tập đoàn.

Cơ cấu tổ chức của DOJI được bố trí theo hình 2.1.3. Bao gồm các khối tổ chức như sau:

- Khối nhân sự quản trị gồm: Phòng Tài chính – kế toán; Phòng Nhân sự; Phòng Hành chính quản trị.

-Khối Marketing gồm: Phòng kinh doanh trang sức; Phòng bán hàng, marketing trực tiếp; Phòng thiết kế trang sức và bộ phận bán lẻ.

- Khối Kinh doanh vàng: Phòng kinh doanh vàng

- Khối truyền thông quảng cáo gồm: Phòng truyền thông và sự kiện; Phòng thiết kế quảng cáo.

- Khối tòa nhà gồm: Ban quản lý tòa nhà, Bộ phận an ninh, Bộ phận vệ sinh làm sạch.

- Khối xí nghiệp gồm: Xưởng chế tác đá quý, Xưởng sản xuất trang sức, Phòng kiểm định đào tạo, Bộ phận khai thác mỏ.

- Khối dịch vụ gồm: Nhà hàng Ngọc Mai Vàng, Ngọc Mai Đỏ, AKARISUN; AQUAMARINE SPA và RED ONE café.

- Khối đầu tư và bất động sản: Dự án bất động sản, các hoạt động đầu tư.

Theo cơ cấu dưới đây, người lãnh đạo có mối quan hệ trực tiếp với người thừa hành, các phòng ban chức năng là bộ phận tham mưu có vai trò cố vấn, và trợ lý cho lãnh đạo. Nhiệm vụ của các khối chức năng là hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chức năng của mình, trực tiếp nắm tình hình, theo dõi điều hành và phát hiện mọi tình huống đột xuất có thể xảy ra trong phạm vi xử lý của mình:

(Nguồn:TLTK, mục 1)

Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức của Tập đoàn DOJI.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Khối marketing Khối nhân sự quản trị

Khối đầu tư và bất động sản Khối dịch vụ Khối xí nghiệp Khối tòa nhà Khối truyền thông quảng cáo Khối kinh doanh vàng

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh và các nguồn lực của DOJI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4.1. Nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh của DOJI

Bảng 2.1: Nghành nghề kinh doanh của Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý DOJI

STT Nghành nghề kinh

doanh Nội dung

1 Khai thác đá quý Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động thế mạnh và quan trọng của DOJI, Tập đoàn đã trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này.

Xí nghiệp được trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại. Hiện nay tập đoàn sở hữu nhiều viên đá quý có giá trị như Đại Lam Ngọc – khối Saphia lớn nhất Việt Nam nặng 15 tấn, Bảo Hồng Ngọc – viên Ruby sao thô quý hiếm nhất, và đặc biệt là Viên Ruby Sao Hoàng Đế.

2 Chế tác đá quý - Xí nghiệp chế tác với tổng diện tích 800 m2, đặt tại trụ sở chính của Tập đoàn DOJI.

- Xí nghiệp có trang thiết bị máy móc hiện đại, phong phú, phù hợp với từng thao tác cắt mài và chế tác đá quý như tạo dáng, mài bóng…đều được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thái Lan…

- Các loại đá quý được chế tác: đá Ruby, Ruby Sao, Saphia hồng, Saphia xanh, đá bán quý các loại.

3 Sản xuất vàng, trang sức

- Bao gồm Vàng ta, Vàng mỹ nghệ và trang sức cao cấp Doji

- Máy móc được nhập từ Đức, Nhật…bao gồm máy hàn laze, máy đúc vàng tự động, máy đúc platin, máy tạo mẫu sáp 3D, máy thử tuổi vàng…

4 Kinh doanh vàng,

trang sức - Tập đoàn đã và đang mở rộng toàn bộ hệ thống trung tâm Trang sức DOJI tại các thành phố lớn và các chi nhánh trên cả nước.

- Các thương hiệu nổi tiếng mà Tập đoàn đã và đang sở hữu : Diamond House, Gems City, trang sức cưới Wedding Land, trang sức bạc Silver d’amour, trang sức vàng 99.9 và 999.9 Lộc – Phát – Tài.

- Hai trung tâm lớn tại của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

5 Xuất nhập khẩu

vàng, đá quý - Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Thụy Sỹ, các nước Châu Âu (EU), Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kong…

(Nguồn:TLTK, mục 3)

DOJI tự hào là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vàng bạc đá quý và là thành viên Việt Nam duy nhất của Hiệp hội Đá quý quốc tế (ICA). Tập đoàn DOJI đã đầu tư chuyên sâu trên các lĩnh vực: khai thác, chế tác đá quý, sản xuất trang sức, kinh doanh vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng. Nổi tiếng về kim cương cao cấp, trang sức đá quý sang trọng.

2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011- 2013

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của doanh nghiệp

(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

2013/2012 2014/2013 Chênh

lệch % Chênh lệch %

1 Doanh thu 30 32,05 35 2,05 6,833 2.95 9,204

2 Chi phí 20,08 19,05 20,15 -1,03 -5,129 1,1 5,774 3 Lợi nhuận trước thuế 10,08 13 14,85 3,08 30,555 1,85 14,231 4 Thuế thu nhập doanh

nghiệp

7,5 8,0125 8,75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Lợi nhuận sau thuế 2,58 4,9875 6,1 2,4075 93,313 1,1125 22,305

(Nguồn:TLTK, mục 1)

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy, doanh thu của Tập đoàn tăng đều qua 3 năm, cụ thể năm 2013 tăng 2,05 nghìn tỷ đồng so với năm 2012; năm 2014 tăng 2,95 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy sự tăng trưởng bền vững của TĐ trong ba năm liên tiếp, cũng cho thấy TĐ đã mở rộng được thị trường tiêu thụ của mình, từ đó làm gia tăng lượng khách hàng mua sản phẩm, khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

Về chi phí, có sự biến động nhẹ. Năm 2012, mức chi phí là 20,08 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2013 giảm chỉ còn 19,05 nghìn tỷ đồng. Như vậy, ta có thể thấy hiệu quả từ các chính sách hay chiến lược cùng nỗ lực của Tập đoàn khi mà chi phí giảm xuống, còn doanh thu vẫn tăng. Điều này dẫn đến lợi nhuận trước thuế của TĐ tăng mạnh, từ 10,08 nghìn tỷ đồng năm 2012 lên đến 13 nghìn tỷ đồng trong năm 2013 (tăng 3,08 nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, chi phí lại có sự tăng lên từ năm 2013 (19,05 nghìn tỷ đồng) đến năm 2014 (20,15 nghìn tỷ đồng). Tuy vậy, lợi nhuận vẫn không hề bị giảm do sự gia tăng không đáng kể của chi phí, lợi nhuận năm 2014 là 14,85 nghìn tỷ đồng (tăng 1,85 nghìn tỷ đồng).

Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế có sự tăng lên giữa các năm cho thấy hiệu quả kinh doanh của TĐ cùng những nỗ lực của toàn bộ nhân viên của TĐ. Với mức lợi nhuận như này, thì giấc mơ trở thành cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực vàng bạc đá quý của ông chủ DOJI sẽ thành sự thật trong tương lai không xa.

2.1.4.3. Nguồn lực của Tập đoàn

Là một TĐ lớn trong nghành, DOJI hiện đang sở hữu những nguồn lực vô cùng có giá trị, tiêu biểu là một số nguồn lực sau: nguồn nhân lực, nguồn lực về tài chính và các cơ sở vật chất công nghệ.

Về nhân lực, DOJI sở hữu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, luôn gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể, coi DOJI như ngôi nhà thứ hai của mình.

Về nguồn lực tài chính, DOJI sở hữu sức mạnh tài chính từ ông chủ Đỗ Minh Phú khi là chủ tịch của DIANA Việt Nam và là chủ tịch Ngân hàng TienPhong Bank.

Về cơ sở vật chất, công nghệ, DOJI là đơn vị kinh doanh luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, Viện Ngọc học và trang sức DOJI đã được trang bị những thiết bị phân tích và giám định vàng bạc đá quý vào loại hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Các yếu tố nguồn lực này là động lực thúc đẩy DOJI phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển kênh truyền thông cho Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI trong thời kì hội nhập hiện nay (Trang 27)