Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam (Trang 111)

Ngoài những giải pháp đã nêu trên trong việc xử lý các vấn đề bức xúc, cũng như tạo điều kiện thuận lợi chung cho quá trình phát triển kinh tế tư nhân, cần quan tâm đúng mức đến những giải pháp khác, mà nổi bật là:

Thứ nhất, thúc đẩy căn bản tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và khởi động quá trình tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp, trên cơ sở thống nhất một luật kinh doanh chung và tạo điều kiện bình đẳng về các điều kiện tiếp cận với các yếu tố “đầu vào” cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước - doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp trong nước - doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp công nghiệp - doanh nghiệp nông nghiệp - doanh nghiệp dịch vụ.

Thứ hai, xoá bỏ căn bản những định kiến tâm lý và nhận thức cả trong lý luận lẫn thực tiễn về kinh tế tư nhân cũng như các thành phần kinh tế, thống nhất những giá trị xã hội chuẩn chung đối với khu vực kinh doanh. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, đối thoại và sự tôn vinh dưới nhiều hình thức cần thiết, nhằm thiết lập môi trường xã hội tốt nhất cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Thứ ba, cần xây dựng và triển khai hiệu quả chương trình giáo dục, đào tạo riêng thích hợp, nhằm bồi dưỡng kiến thức và tăng cường năng lực nhận thức, phán đoán, kỹ năng phản ứng thị trường của chủ doanh nghiệp cũng như người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân.

Thứ tƣ, tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra sự chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi của người lao động, chống làm hàng giả và các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, tiêu chuẩn hoá chất lượng hàng hoá và các yêu cầu về đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp và doanh nhân.

Thứ năm, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có những quy định pháp luật và chế tài có hiệu lực nhằm đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội (trong đó có bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế) và các chế độ phúc lợi khác cho người lao động thuộc khu vực kinh tế tư nhân tương tự như đối với người lao động trong khu vực kinh tế nhà nước. Đồng thời, tôn trọng và phát triển hiệp hội của những người sử dụng lao động (kiểu câu lạc bộ các giám đốc doanh nghiệp, hội doanh nghiệp, ban đại diện chủ doanh nghiệp…) nhằm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động trong các tranh chấp phát sinh, cũng như tăng cường mối quan hệ và hiểu biết lẫn nhau giữa các doanh nhân, chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp với cơ quan công quyền và với người lao động xã hội.

Thứ sáu, cải cách và tăng cường năng lực, hiệu lực của bộ máy tư pháp trong việc xử lý các vi phạm và tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân, đề cao sự nghiêm minh và tăng cường lòng tin của dân chúng, doanh nhân và doanh nghiệp vào luật pháp và chính quyền nhà nước các cấp…

KẾT LUẬN

Với thực trạng và định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân thực sự là vấn đề quyết định đến sự hưng thịnh của đất nước. Luận văn: Quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tƣ nhân ở Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

Luận văn tiến hành đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên các mặt thực hiện Luật Doanh nghiệp và quá trình xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách của nhà nước liên quan đến khu vực kinh tế tư nhân.

Từ đó, Luận văn phân tích những nguyên nhân chủ yếu của những bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân, hạn chế sự phát triển của khu vực kinh tế này.

Trên cơ sở thực trạng và những bất cập đó, Luận văn trình bày quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân. Luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn nhằm hoàn thiện và đổi mới các phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp như: Luật pháp - hệ thống các chính sách và cách thức tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước.

Các giải pháp mà Luận văn đưa ra với mục đích nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập đã được nêu ra, đồng thời phù hợp với hệ thống luật pháp hiện nay, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân là một vấn đề hết sức rộng lớn, mặc dù Luận văn đã hết sức cố gắng, song do nhiều lý do về cả chủ quan lẫn khách quan nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Mong rằng trong thời gian tới, đề tài này sẽ còn nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, bổ xung và hoàn thiện, để đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân nhằm thúc đẩy khu vực này phát triển nhanh, bền vững trong xu thế toàn cầu hoá và kinh tế quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu về chủ trƣơng, chính sách của Đảng

Đảng Cộng sản Vịêt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX. Nxb. Sự thật, Nxb. Chính trị Quốc gia.

2. Hệ thống văn bản pháp quy của Quốc hội, Chính phủ Việt Nam

2.1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Luật Công ty Luật; Luật Các tổ chức tín dụng; Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001; Luật Doanh nghiệp tư nhân; Luật Đất đai (2003); Luật Đầu tư nước ngoài; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; ; Luật Lao động Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (2003); Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (2003).

- Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

2.2. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Nghị định: NĐ số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998; NĐ số 51/1999/NĐ- CP ngày 8/7/1999; NĐ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001; NĐ sô 88/NĐ-CP ngày 29/8/2006;

- Nghị quyết của Chính phủ số 01/2004/NQ-CP ngày 12 tháng 1 năm 2004.

3. Các báo cáo, tài liệu Bộ, ban ngành

3.1. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2003 và nhiệm vụ năm 2004. Báo cáo của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại Kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá IX.

3.2. Tổ chức thi hành Luật Doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ: Báo cáo 6 năm thi hành Luật doanh nghiệp.

3.3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp, Báo cáo tại Hội nghị Chính phủ tổng kết 4 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Hà Nội, tháng 11 năm 2003.

- Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 12 và cả năm 2006 (Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ tại phiên họp ngày 26-27 tháng 12 năm 2006)

- Báo cáo kết quả giao ban sản xuất kinh doanh, đầu tư tháng 12 và tình hình kinh tế - xã hội năm 2005, các giải pháp chủ yếu trong quý I năm 2006. (Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ tại cuộc họp thường kỳ tháng 12 năm 2005)

- Báo cáo Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2004 - Kết quả giao ban sản xuất, đầu tư. (Tóm tắt Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ ngày 27-28 tháng 12 năm 2004)

- Báo cáo tình hình doanh nghiệp dân doanh và định hướng phát triển giai đoạn 2007-2010 (Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 4746/BC-BKH ngày 05/7/2007)

- Báo cáo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, thực trạng và giải pháp (Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 4744/BC-BKH ngày 05/7/2007) - Báo cáo của Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hội nghị Phát triển Doanh nghiệp dân doanh giai đoạn 2007-2010, ngày 7/9/2007.

- Báo cáo số 3911/BC-BKH ngày 5/6/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thủ tục gia nhập thị trường và việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông.

4. Hệ thống sách, báo, đề tài khoa học

4.1. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung: Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nxb. Lao động, 1998.

4.2. Diêu Dương, Hạ Tiểu Lâm: “ Khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc: chính sách, quá trình phát triển và những trở ngại trước mắt”. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 287, tháng 4/2002.

4.3. Đặng Danh Lợi: “ Kinh tế tư nhân Việt Nam; Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển”, Tạp chí Phát triển kinh tế, 4-/2003.

4.4. Nguyễn Đăng Nam: “Tài chính với sự phát triển kinh tế tư nhân”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế; 9/2002.

4.5. Nguyễn Huy Oánh: “ Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế; 12/2001.

4.6. Phạm Quang Phan: “ Một số nhận thức cơ bản về sở hữu và nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 61, tháng 7 năm 2002.

4.7. Nguyễn Trần Quế: “ Các thành phần kinh tế ở Việt Nam: chính sách và thực tiễn thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Kinh tế Thế giới; 7/2003.

4.8 Lê Viết Thái (chủ biên): Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Hiện trạng và những kiến nghị giải pháp, 2000. Nxb. Lao động, 2000.

4.9. Vũ Quang Việt: Phân tích về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 1990 – 2000.

4.10. Giải pháp kinh tế - tài chính hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế tư nhân (Tài liệu hội thảo). Học viện Tài chính - Bộ Tài chính, Hà Nội, tháng 8/2002

4.11. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2001, 2002, 2003.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam (Trang 111)