Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập trong quản lý nhà nƣớc đố

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam (Trang 88)

NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN

Xuất phát từ sự yếu kém của nền kinh tế, đƣợc thể hiện ở:

- Các nguồn lực để sản xuất của nước ta tuy phong phú, song chủ yếu mới ở dạng tiềm năng. Để biến chúng thành hiện thực và có hiệu quả, cần phải có lượng vốn lớn; kỹ thuật công nghệ đồng bộ, hiện đại; đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có năng lực; đồng thời phải có trình độ tổ chức và quản lý thích hợp của nhà nước cũng như của mỗi doanh nghiệp…mà trên thực tế về những mặt này hiện nay chúng ta còn yếu kém;

- Sự thấp kém, lạc hậu về kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế cũng như của từng doanh nghiệp: đây là một lực cản hàng đầu đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Trình độ kết cấu hạ tầng, dịch vụ ở nước ta chỉ ở dưới mức trung bình so với các nước đang phát triển;

- Chưa có tích luỹ từ nội bộ của nền kinh tế nên chưa có khả năng chi trả đúng số lượng đến hạn và quá hạn các khoản vay nợ nước ngoài dẫn đến việc vay vốn nước ngoài không còn thuận lợi. Mặt khác, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn quá thấp, lãi suất tiền vay cao, trong khi khả năng cạnh tranh của sản phẩm và kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế còn yếu kém;

- Sự yếu kém của nền kinh tế chịu ảnh hưởng không nhỏ của việc tổ chức thực thi các chính sách kinh tế của Nhà nước: nhiều chính sách mới chỉ dừng lại ở việc ban hành văn bản mà không có khả năng thực thi trong thực tế

vì không đủ nguồn lực.

Nhận thức về đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ở nƣớc ta chƣa theo kịp thực tiễn từ khi thực hiện chủ trƣơng đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế. Cụ thể là:

- Chưa có nhận thức khoa học về sự cần thiết khách quan và vai trò đích thực của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nước ta, cũng như của việc quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp.

- Chậm và không kiên quyết trong việc cải cách chế độ sở hữu trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Thiếu quyết tâm, thiếu phương hướng trong việc “củng cố” từng loại hình doanh nghiệp để chúng ngang tầm với vai trò mà chúng cần phải có.

- Thiếu căn cứ lựa chọn các hình thức tổ chức nhà nước để quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp…

Xuất phát từ ảnh hƣởng nặng nề của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, từ lối tƣ duy không đúng về mô hình chủ nghĩa xã hội trƣớc đây.

Tư duy về mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây đã chi phối đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với cơ cấu chỉ có hai thành phần (quốc doanh và tập thể), đồng nhất mục tiêu với phương tiện của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, muốn xoá bỏ kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể, coi kinh tế quốc doanh dựa trên chế độ sở hữu toàn dân là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Trong tư duy cũng như trong thực tiễn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trước đây, chúng ta thường xem nhẹ quy luật kinh tế khách quan của thị trường, coi kinh tế thị trường là riêng có của chủ nghĩa tư bản. Từ đó dẫn đến kết quả là công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp chỉ đặt trọng tâm vào các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời, việc đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước được chú trọng hơn, xem nhẹ việc đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân.

- Xuất phát từ sự chậm đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật, sự yếu kém về trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp…đã làm cho quá trình thực hiện pháp luật và các chính sách về doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật và các chính sách còn yếu kém…Đây cũng chính là một lực cản rất lớn trong công cuộc đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở nước ta trong những năm qua và trong thời gian tới.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam (Trang 88)