Thực trạng công tác ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam (Trang 71)

2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân

2.2.3.Thực trạng công tác ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện

các văn bản pháp luật về doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định một trong những nội dung chính của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là “ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp”. Đây là một nội dung rất quan trọng của quản lý nhà nước vì thực tiễn cả ở trong và ngoài nước đã chứng minh rằng, việc xây dựng chính sách đúng đắn, kịp thời và có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tạo môi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Việc nhà nước có trách nhiệm không ngừng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật kinh doanh sao cho cởi mở, minh bạch, có thể dự báo được sẽ vừa có tác dụng định hướng và quản lý thống nhất doanh nghiệp, vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Do thực tiễn thị trường không ngừng biến đổi, do công cuộc chuyển đổi cơ chế ở nước ta chưa hề có tiền lệ lịch sử, nên các nội dung quy định pháp lý và chính sách đối với doanh nghiệp ở nước ta cũng không thể cố định cứng nhắc. Vì vậy, quy định chức năng quản lý nhà nước về pháp luật kinh doanh đối với doanh nghiệp, trong đó bao hàm nội dung thường xuyên hoàn thiện, ban hành, phổ biến và thực hiện các văn bản pháp luật cần thiết về doanh nghiệp là phù hợp với đòi hỏi khách quan của thực tế. Tuy nhiên, quá trình đi tới sự hoàn thiện của hệ thống pháp lý và chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô đó phải bảo đảm tính ổn định và có thể dự báo được của những điều chỉnh này. Nghĩa là về cơ bản các điều chỉnh pháp lý và chính sách kinh tế - tài chính đối với doanh nghiệp phải giữ được sự thống nhất về hình thức, nhất quán về nội dung, liên tục một chiều về chủ trương, đường lối, cách thức xử

lý, điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc nền tảng trong hiến pháp quốc gia và trong các cam kết hội nhập cũng như thông lệ quốc tế, bảo đảm sự hoạt động ổn định và ngày càng hoàn thiện của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một nội dung nữa của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 là chức năng đào tạo và quản lý con người liên quan đến đời sống doanh nghiệp - nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Việc nhà nước nhận trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp là một hình thức hỗ trợ trực tiếp quan trọng. Quy định này một lần nữa khẳng định mục tiêu của nhà nước là thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, Luật Doanh nghiệp năm 2005 còn có điều khoản ghi rõ trách nhiệm quản lý nhà nước, bao gồm cả “thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Như vậy, trong quá trình triển khai thực hiện luật, các cơ quan quản lý tổng hợp và các cơ quan quản lý kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành, tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển phù hợp với phương hướng phát triển chung của đất nước.

Nhƣ vậy, mặc dù còn những những quy định chưa cụ thể và chưa đầy đủ, nhưng Luật Doanh nghiệp năm 2005 là một trong những luật tiến bộ nhất hiện nay của Việt Nam. Các điều khoản của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đều thể hiện nội dung quy định là quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 nhằm thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển của thành phần kinh tế này; hướng dẫn và khuyến khích doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, đúng định hướng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành,

các địa phương trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; bảo đảm cho doanh nghiệp được hoạt động độc lập, bình đẳng trước pháp luật; tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển lành mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, góp phần giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam (Trang 71)