Bài học tham khảo dành cho Việt Nam trong việc đổi mới quản lý nhà

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam (Trang 41)

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN

Từ những kinh nghiệm ở một số nước nói trên, có thể rút ra bài học tham khảo cho Việt Nam như sau:

- Cần tạo môi trƣờng kinh doanh thông thoáng

Đây chính là nội dung ưu tiên hàng đầu của bất cứ chính phủ nào trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường. Tạo môi trường kinh doanh chiếm nhiều nỗ lực nhất, xuyên suốt nhất đối với một nhà nước trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý các doanh nghiệp nói riêng. Tạo môi trường kinh doanh chính là việc xây dựng hệ thống luật pháp thống nhất, bình đẳng bao gồm nhóm luật chủ thể và nhóm luật hành vi; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng làm cho các vùng địa lý thông thương dễ dàng, gia tăng mong muốn và cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp, đồng thời phát huy được lợi thế của mỗi vùng địa lý. Hình thành các loại thị trường cho các yếu tố đầu vào, đầu ra và cam kết tôn trọng các quy luật của thị trường, chính phủ chỉ làm thay đổi các thông số của các quy luật đó với mong muốn các quy luật đó sẽ làm thay đổi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra theo đúng mục

tiêu đặt ra. Thực chất của nội dung này là làm giảm mặt bằng chi phí chung cho toàn bộ nền kinh tế, giải phóng tiềm năng, lợi thế của doanh nghiệp, khuyến khích làm giàu hợp pháp.

- Tập trung nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Rõ ràng chính phủ không thể làm thay các doanh nghiệp về những vấn đề của họ, nhưng khả năng cạnh tranh, hội nhập yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng là điều đáng băn khoăn của các cơ quan quản lý nhà nước, trong khi tiến trình cam kết mở cửa, hội nhập kinh tế không cho phép ai chần chừ. Việc tái cơ cấu lại các doanh nghiệp về số lượng, ngành nghề, quy mô theo hướng gia tăng các lợi thế tuyệt đối cho doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ họ nâng cao năng lực quản lý bằng các biện pháp gián tiếp thông qua các chính sách ưu đãi không ảnh hưởng đến các cam kết đối ngoại của chính phủ. Chính phủ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức như, lập một danh mục các lợi thế (về lượng và chất) mà họ có thể có (so sánh với các nước khác trên thế giới) với mục đích giúp họ về thông tin và hỗ trợ chuyển đổi vào những ngành, những sản phẩm mang nhiều giá trị.

- Phát triển các tổ chức thực hiện dịch vụ hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp

Điều này hoàn toàn phù hợp với phương châm của Việt Nam là nhà nước và nhân dân cùng làm, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động kinh tế. Các doanh nghiệp chỉ hoạt động tốt khi có sự hỗ trợ của dịch vụ (tư vấn, hành chính công, thông tin, nghiên cứu phát triển công nghệ, năng lực quản lý, nghiên cứu thị trường, cho thuê tài chính, bảo hiểm…); và dịch vụ, với bản chất của nó là giảm chi phí cơ hội cho người sử dụng và cho toàn xã hội, cần phải được tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp hoá, gắn chặt với các nhu cầu của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh mà họ đã lựa chọn.

Những tổ chức trung gian hoặc cung cấp dịch vụ như thế được tập trung lại và có sự tham gia của các tổ chức thuộc nhà nước (trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu của các bộ, ngành, các quỹ kinh tế - xã hội), trong đó nhà nước có thể điều tiết, định hướng cho việc tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp mà nếu thực hiện với hình thức trực tiếp khác là không thể. Các hình thức, tổ chức tài chính, dịch vụ như thế thực ra lại là sự linh hoạt hóa toàn xã hội, kích thích sự phát triển, tính chuyên nghiệp hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TƢ NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam (Trang 41)