Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp thuộc khu vực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam (Trang 107)

NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN

Thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh là một điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân hiện nay ở nước ta. Lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của các chủ sở hữu và nhà quản lý. Đối với hầu hết các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, kế hoạch nhiều khi chỉ là dự đoán trong đầu, không thể hiện ra thành báo cáo, dự án; kế hoạch chỉ là mục tiêu tổng quát như sản xuất, tiêu thụ, lợi nhuận có thể được bao nhiêu, và nếu đạt được thì thoả mãn với những gì đã có. Khi thị trường biến động, kế hoạch dự tính không thành, họ lúng túng, bị động, không biết rõ phải làm gì, ở khâu nào, bộ phận nào để đối phó với tình hình. Do kế hoạch chỉ là ước tính, tổng quát nên không có đánh giá hoặc không thể đánh giá được những điểm mạnh, yếu, không biết rõ chỗ nào, công việc nào đang hoạt động kém hiệu quả, hoặc có thể làm tốt hơn, nên không chủ động, nỗ lực cải tiến quản lý, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần:

- Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và có tầm nhìn rộng về triển vọng phát triển trong những năm sắp tới.

Trong đó, các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân cần quan tâm đến một số chiến lược kinh doanh chủ yếu như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá bán, chiến lược phân phối sản phẩm, chiến lược tăng trưởng, chiến lược tài chính, chiến lược tổ chức - nhân sự, chiến lược đối ngoại và dự báo thị trường. Hàng loạt chiến lược này sẽ giúp các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, tự tin và mạnh dạn trong đầu tư sản xuất, kinh doanh.

- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân cần xây dựng và tổ chức thực hiện tốt ba chiến lược tiếp thị (chiến lược hướng tới khách hàng, chiến lược cạnh tranh, chiến lược thích nghi thông qua tiến bộ khoa học kỹ thuật). Trong đó, chiến lược hướng tới khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược. Bởi vì, nếu doanh nghiệp không còn nắm bắt được một cách khách quan nhu cầu đích thực của khách hàng và không có khả năng phối hợp các nguồn lực của mình để thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ không còn lý do để tồn tại. Các phương thức chủ yếu để doanh nghiệp có khả năng thâm nhập thị trường bao gồm phương thức tự thâm nhập, thâm nhập trung gian, thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp…nhằm lôi kéo khách hàng, tạo nên một thị trường khách hàng ổn định.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của từng doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho từng doanh nghiệp có một bộ máy năng động, hiệu quả, phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp, cần xử lý nhạy bén các tình huống xảy ra trong sản xuất, kinh doanh. Do đó, giải pháp hữu hiệu là bản thân mỗi doanh nghiệp cần hoàn thiện phương thức quản lý và cơ cấu tổ chức. Việc chuyển đổi nhân sự, nhập, tách, lập mới hay giải tán các bộ phận đều phải xuất phát từ bài toán tối tưu kinh tế, có tính đến khả năng, trình độ của từng người. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân, viên chức của mình về các kiến thức cơ bản như quản trị kinh doanh, bồi dưỡng tay nghề, trình độ kỹ thuật…

Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh trước hết là việc riêng của mỗi doanh nhân. Tuy nhiên, chỉ mỗi nỗ lực cá nhân của họ thì sẽ khó thành công. Do vậy, Nhà nước cần giúp họ về những mặt sau:

- Định hướng tổ chức bộ máy quản lý của từng doanh nghiệp. Sự giúp đỡ này sẽ tạo điều kiện cho từng doanh nghiệp sớm có một bộ máy năng động, hiệu quả, tránh sự mò mẫm. Giải pháp hữu hiệu để thực hiện sự trợ giúp này là yêu cầu các doanh nghiệp phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo mô hình do nhà nước ban hành. Bên cạnh đó, nhà nước cần giúp các doanh nghiệp đào tạo nhân sự có trình độ quản lý tương ứng với bộ máy đã được định hình.

- Bảo hiểm cho doanh nghiệp trước các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân thường gặp rủi ro, phần lớn là các rủi ro đầu vào, rủi ro từ thị trường tiêu thụ, rủi ro do thiên tai, rủi ro do cơ chế, chính sách của nhà nước (chính sách được ban hành sớm hay muộn cũng ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp)…Để giảm thiểu các loại rủi ro này, các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân cần sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ như từng bước thâm nhập vào thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, ngành kinh doanh để hỗ trợ lẫn nhau, thực hiện liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác, tham gia hiệp hội chuyên ngành để trao đổi kinh nghiệm, thực hiện mua bán bảo hiểm, hình thành các nguồn dự trữ nguồn lực (trang thiết bị máy móc, tiền vốn, lao động…), cần thiết thành lập hệ thống thông tin, cơ chế truyền tin, các công cụ và phương pháp xử lý thông tin nhằm phát hiện kịp thời các cơ hội và rủi ro có thể phát sinh, để từ đó đưa ra những quyết định sản xuất, kinh doanh tối ưu.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam (Trang 107)