Ảnh hưởng của thời gian giã đến chất lượng cảm quan và độ bền đông kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm quy trình sản xuất sản phẩm mô phỏng chả lụa từ surimi cá mè hoa (Trang 66)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.5 Ảnh hưởng của thời gian giã đến chất lượng cảm quan và độ bền đông kết

đông kết của sản phẩm chả lụa mô phỏng

Giã trộn phụ gia là khâu quyết định nhiều đến khả năng tạo gel protein và độ bền đông kết của sản phẩm mô phỏng. Bởi tại công đoạn này thịt cá được tác dụng một lực cơ học làm biến tính mạch protein làm phá vỡ cấu

trúc bậc cao, các mạch polypeptid bị duỗi ra gần nhau, tiếp xúc với nhau làm cho nội lực ma sát tăng, xuất hiện các liên kết giữa các liên kết các protein tạo thành mạng lưới không gian 3 chiều.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian giã đến chất lượng cảm quan

của sản phẩm chả lụa mô phỏng được trình bày trên đồ thị hình 3.9

e d c b a 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 5 10 15 20 25

Thời gian giã (phút)

Đ iể m c m q u a n c h u n g

Hình 3.9. Biểu diễn ảnh hưởng của thời gian giã đến chất lượng cảm quan của sản phẩm chả lụa mô phỏng

Từ kết quả đồ thị 3.9 và bảng 3.8 (phụ lục 11) chất lượng cảm quan thay đổi đáng kể khi thay đổi thời gian giã đối với sản phẩm chả lụa mô

phỏng, khi tăng thời gian giã từ 5 phút lên 15 phút thì điểm cảm quan tăng lên từ 13,72 lên 16,88 điểm trong khi đó khi tăng thời gian lên hơn 15 phút thì điểm cảm quan giảm xuống còn 15,06 điểm. Xét về mặt thống kê thì tất

cả các mẫu ở các thời gian 5, 10, 15, 20, 25 phút chất lượng cảm quan của

sản phẩm đều có sự khác biệt nhau đáng kể (p < 0,05).

Nguyên nhân là do khi tác dụng lực cơ học trong thời gian hợp lý thì làm biến tính mạch protein làm phá vỡ cấu trúc bậc cao, các mạch

polypeptid bị duỗi ra gần nhau, tiếp xúc với nhau, để trong một khoảng thời

gian thì các liên kết sẽ liên kết chặt chẽ với nhau làm cấu trúc protein bền

vững, nên trạng thái của sản phẩm chắc. Khi tác dụng một lực để giã trong thời gian khá dài lớn hơn 15 phút thì sẽ làm biến tính protein với nhau, làm cho cấu trúc của sản phẩm bị lỏng lẻo, độ bền đông kết giảm phá vỡ cấu

trúc bậc cao, các mạch polipeptid duỗi ra và mất khả năng liên kết lại.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian giã đến độ bền đông kết

của sản phẩm chả lụa mô phỏng được trình bày trên đồ thị hình 3.9

e d c b a 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 5 10 15 20 25

Thời gian giã (phút)

Đ b n đ ô n g k ế t (g .c m )

Hình 3.10. Biểu diễn ảnh hưởng của thời gian giã đến độ bền đông kết của sản phẩm chả lụa mô phỏng

Từ kết quả đồ thị 3.9 và bảng 3.8 (phụ lục 11) độ bền đông kết thay đổi đáng kể khi thay đổi thời gian giã đối với sản phẩm chả lụa mô phỏng,

khi giã ở thời gian 5÷15 phút thì độ bền đông kết tăng lên, độ bền đông kết đạt cao nhất ở 15 phút đạt 806,06 (g.cm), nhưng khi tăng thời gian giã lên thì độ bền liên kết giảm 772,18 (g.cm) trong thời gian 20 phút, còn giã ở

thời gian 25 phút thì độ bền đông kết giảm xuống còn 621,9 (g.cm). Xét về

mặt thống kê thì tất cả các mẫu ở tan 5, 10, 15, 20, 25 phút độ bền đông kết

của sản phẩm đều có sự khác biệt đáng kể (p <0,05).

Nguyên nhân độ bền đông kết tăng khi tăng thời gian lên là do trong sản phẩm xuất hiện các liên kết giữa cá protein với nhau, liên kết giữa các

protein với các phụ gia, khi tác dụng lực cơ học trong thời gian hợp lý thì làm biến tính mạch protein làm phá vỡ cấu trúc bậc cao, các mạch

polypeptid bị duỗi ra gần nhau, tiếp xúc với nhau, để trong một khoảng thời

gian thì các liên kết sẽ liên kết chặt chẽ với nhau làm cấu trúc protein bền

vững và vì vậy làm tăng độ bền đông kết của sản phẩm.

Khi tác dụng một lực để giã trong thời gian khá dài thì sẽ làm biến tính

protein với nhau, làm cho cấu trúc của sản phẩm bị lỏng lẻo, độ bền đông kết giảm phá vỡ cấu trúc bậc cao, các mạch polipeptid duỗi ra và mất khả năng liên kết lại.

Kết luận:Từ kết quả trên cho thấy thời gian giã để tạo ra sản phẩm

chả lụa mô phỏng có chất lượng cảm quan và độ bền đông kết cao nhất

3.6 Quy trình sản xuất thử sản phẩm và đánh giá chất lượng sản phẩm theo quy trình hoàn thiện

3.6.1 Quy trình sản xuất thử sản phẩm chả lụa mô phỏng

Hình 3.11. Sơ đồ quy trình sản xuất thử sản phẩm và đánh giá chất lượng sản phẩm theo quy trình hoàn thiện

Surimi đông lạnh Rã đông Định hình (30 phút) Giã (15 phút) Hấp (40 phút, t =100OC) Để nguội Cân

Phối trôn, xay nhuyễn

Bao gói Cấpđông, bảo quản Thịt heo nạc, mỡ Rửa Cân Sơ chế Xay nhỏ Phụ gia, gia vị Surimi 60% Mỡ 10% Thịt nạc 40% Túi pE

Cách tiến hành:

Nguyên liệu:

- Khi tiến hành thí nghiệm nguyên liệu surimi cá mè được lấy từ tủ

bảo quản mỗi túi pE 500g rồi mang đi rã đông dưới vòi nước chảy ở nhiệt độ thường. Sau đó mẫu được chia nhỏ ra mỗi mẫu 60g cho vào túi pE để

làm thí nghiệm. Chất lượng surimi càng tốt thì độ bền đông kết, độ dẻo,

màu sắc, mùi vị của sản phẩm mô phỏng tạo ra càng tốt.

- Nguyên liệu bổ sung vào có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản

phẩm chả lụa mô phỏng. Thịt heo nạc và mỡ mang đi rửa để loai bỏ vi sinh

vật bám trên bề mặt và đảm bảo chất lượng vệ sinh cho sản phẩm.

Sau khi rửa sạch mang thịt heo nạc và mỡ đi cân với các tỷ lệ thích

hợp để bổ sung vào sản phẩm, sau đó mang đi xay nhỏ.

Xay nhuyễn:

Cân Surimi 60%, thịt nạc 40% và mỡ (10%) sau đó mang phối trộn

với các phụ gia, gia vị và xay nhuyễn trong thời gian 15 phút, tỷ lệ các phụ

gia, gia vị phối trộn là: - Nước mắm: 1,5% - Tiêu: 0,7% - Tỏi 3% - Hành: 2% - Bột ngọt: 0,6% - Muối: 1% - Tinh bột: 5% - Gelatin: 0,35% - Carrageenan: 0,3%

Chú ý: Gelatin và caragennan phải được hòa tan ra bằng nước sôi sau đó để nguội rồi mới bổ sung vào chả lụa.

Giã

Bán thành phẩm sau khi xay nhuyễn ta mang đi giã trong thời gian 15 phút trong điều kiện nhiệt độ phòng.

Khâu nghiền trộn phụ gia là khâu có tính chất quyết định đến sự tạo gel

của sản phẩm mô phỏng. Trong khâu này bổ sung thêm các phụ gia có tác

dụng tăng cường khả năng vững chắc của gel.

Quá trình nghiền trộn tác dụng một lực cơ học liên tục. Do tác dụng lực cơ

học cùng với vai trò của nước, protein bị biến tính, dãn mạch và xuất hiện

các liên kết tạo gel trong sản phẩm mô phỏng, làm cho sản phẩm có độ dẻo dai, độ bền chắc.

Tạo hình và gia nhiệt:

Hình 3.12. Bao gói chả lụa

Chả lụa được bao gói trong lá chuối tươi cột chặt lại để tạo hình, sau

khi định hình để yên trong 30 phút ở nhiệt độ phòng, đây là thời gian để

các liên kết giữa các protein và phụ gia, protein và protein được liên kết với

nhau, thời gian để các protein phục hồi lại cấu trúc ban đầu để tăng độ đàn hồi, độ dẻo dai cho sản phẩm. Sau khi định hình song mang sản phẩm đi

hấp trong thời gian 40 phút, mang sản phẩm đi hấp có tác dụng làm chín sản phẩm và tiêu diệt một phần lớn vi sinh vật có trong quá trình chế biến.

Bao gói và bảo quản:

Sau khi luộc xong chả lụa được làm nguội và mang đi bao gói hút

chất không, yêu cầu vật liệu dùng làm bao bì cho chả lụa mô phỏng phải

có tính chất chống oxi hóa, chống mất nước, chống mất hương vị, không làm thay đổi màu thực phẩm, có khả năng làm giảm thiểu vi sinh vật có

trên bề mặt thực phẩm, có tác dụng tăng thời gian bảo quản, bên cạnh đó

bao bì phải đẹp để hấp dẫn người tiêu dùng. Sau khi bao gói sẽ được mang đi bảo quản ở nhiệt độ 5 ÷ 10oC. Bao gói và bảo quản ở nhiệt độ thấp giúp

sản phẩm ức chế được sự phát triển của vi sinh vật, vì thế mà sản phẩm bảo

quản được lâu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm quy trình sản xuất sản phẩm mô phỏng chả lụa từ surimi cá mè hoa (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)