Miễn trách nhiệm do một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Pháp luật điều chỉnh về chế định miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng thương mại và thực tiến áp dụng tại công ty Cổ Phần Giao Thông Công Chính Thạch Thành (Trang 37)

quản lý nhà nước có thẩm quyền

Sau khi đã giao kết hợp đồng, khi thực hiện các nghĩa vụ liên quan, nếu do phải thực hiện một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khiến cho một bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng thì bên vi phạm đó được miễn trách nhiệm theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp: “Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”. Ví dụ, việc bên bán không thể thực hiện

việc giao hàng do nhà xưởng bị thu hồi nhằm mục đích an ninh quốc phòng. Vấn đề này được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam nhưng lại không được thừa nhận là căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo CISG. Quy định này nhằm tạo điều kiện hơn nữa trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Thương mại 2005, không phải trường hợp nào các bên cũng có thể viện dẫn quy định này, mà bên vi phạm chỉ được miễn trách nhiệm khi các bên không thể chờ đợi một cách hợp lý sẽ biết trước được quyết định đó của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giao kết hợp đồng cũng như ảnh hưởng của nó đối với việc thực hiện hợp đồng. Đó như một trường hợp bất khả kháng mà các bên không thể tránh được, không còn lựa chọn nào khác mà phải vi phạm hợp đồng thì mới được miễn trách nhiệm theo trường hợp này. Ví dụ: Công ty A chuyên sản xuất và cung cấp trứng gà cho công ty B làm nguyên liệu để sản xuất bánh ngọt. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất của công ty A bị tuyên bố thuộc vùng dịch bệnh. Theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, công ty A phải hủy toàn bộ cơ sở sản xuất để tránh lây lan dịch bệnh. Thực hiện quyết định này khiến cho công ty A không thể cung cấp trứng gà cho công ty B theo hợp đồng đã giao kết. Trong trường hợp này công ty A được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng của mình.

Rõ ràng, quy định này là đáng ghi nhận bởi nó tạo ra được một sự đảm bảo về mặt pháp lý cho các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng với đối tác Việt Nam tránh được rủi ro khi có sự can thiệp của nhà nước. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng: “quy định trên là chưa thực sự rõ ràng. Thể hiện ở chỗ: thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền là cơ quan cấp nào; thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định đó nhằm mục đích gì? Việc pháp luật không quy đinh rõ ràng cũng không có văn bản hướng dẫn cụ thể những vấn đề nói trên chắc chắn sẽ gây ra khó khăn trong việc xác định quyết định của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền có phải là trường hợp miễn trách nhiệm hay không” [4]. Bởi trên thực tế, trong nhiều trường hợp, sự tồn tại của một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bên vi phạm nhưng không dẫn đến việc vi phạm hợp đồng thì cũng không được coi là căn cứ miễn trách. Do đó, đây là một trường hợp không đơn giản nhưng pháp luật Việt Nam lại ghi nhận quá chung chung.

Khi thuộc vào trường hợp miễn trách nhiệm này, bên vi phạm có nghĩa vụ thông báo cho bên bị vi phạm về việc tồn tại một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc thực hiện quyết định đó đã ảnh hưởng thế nào đến việc thực hiện hợp đồng. Bên vi phạm cũng phải thông báo nếu quyết định đó bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ khi

Một phần của tài liệu Pháp luật điều chỉnh về chế định miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng thương mại và thực tiến áp dụng tại công ty Cổ Phần Giao Thông Công Chính Thạch Thành (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w